Giáo án Địa lí 8 Bài 10 (Cánh diều 2024): Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Với Giáo án Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Địa lí 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Địa lí 8 Bài 10.

1 657 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 8 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 8 Bài 10 (Cánh diều): Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

1.1. Năng lực đặc thù môn Địa lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật Việt Nam.

+ Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

+ Nêu được một số giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Phát hiện nội dung kiến thức về đa dạng sinh học và suy giảm đa dạng sinh học từ các bài báo, video GV cung cấp

+ Sơ đồ hóa kiến thức, triển lãm ảnh về sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.

+ Sử dụng bản đồ phân bố phân bố sinh vật Việt Nam, xã định được các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các thảm thực vật…

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm và thu thập các thông tin về một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam hoặc một vườn quốc gia/khu dự trữ sinh quyển để viết báo cáo.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao

+ Biết tìm kiếm các kiến thức về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học qua SGK, tranh ảnh, bản đồ, các bài báo, thông tin trên mạng Intenet.

+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Phát hiện ra được vấn đề liên quan đến bài học qua trò chơi khởi động.

+ Trình bày nội dung bài học sáng tạo: đóng kịch, triển lãm, phóng sự…

+ Giải quyết được các nhiệm vụ học tập GV giao

+ Tìm kiếm và thu thập các thông tin về một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam hoặc một vườn quốc gia/khu dự trữ sinh quyển để viết báo cáo.

2. Về phẩm chất

Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:

+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.

+ Trách nhiệm: Hiểu được ý nghĩa của đa dạng sinh học và tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Từ đó, HS có ý thức trong việc góp phần bảo vệ môi trường nói chung và tài nguyên sinh vật nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK Lịch sử và Địa lí 8 (Bộ Cánh diều)

- Phiếu ghi bài

- Bản đồ phân bố sinh vật Việt Nam

- Tranh ảnh về các loài sinh vật đặc hữu, một số Vườn quốc gia.

- Bài báo: Đa dạng sinh học ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

(https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-/2018/824300/da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-cac-giai-phap.aspx)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu/ khởi động

a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”

c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS

d. Tổ chức thực hiện.

- Bước 1: GV phổ biến luật chơi, mời 2 HS làm quan sát viên

=> GV phát cho các tổ bảng nhóm và bút dạ

=> Nhiệm vụ: Kể tên các loài động vật hoang dã mà em biết.

=> Thời gian: 1 phút. Đội nào kể tên được nhiều loài đúng nhất sẽ chiến thắng.

- Bước 2: HS tham gia trò chơi , ghi đáp án vào bảng nhóm.

- Bước 3: Hết giờ, GV yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm lên bảng và mời đại diện 4 nhóm lên chấm chéo kết quả cho nhau, tổng hợp số lượng cho các tổ.

GV mời 2-3 HS chia sẻ hiểu biết về một số loài động vật hoang dã.

- Bước 4: GV tổng hợp ý kiến và kết nối vào bài học: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, do đó nước ta được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học cao. Vậy sự đa dạng sinh học của Việt Nam được thể hiện như thế nào? Đa dạng sinh học đang phải đối mặt với vấn đề gì? => Bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:

- Chứng minh được sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam

- Đọc hình 10.1, kể tên được một số vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển tương ứng với các hệ sinh thái tự nhiên

- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

- Nêu được một số giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam và liên hệ thực tiễn với trách nhiệm của HS.

b. Nội dung: HS thực hiện dự án học tập.

c. Sản phẩm:

I. Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 Bài 10 (Cánh diều 2023): Đặc điểm chung của sinh vật  và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (ảnh 1)

II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Giáo án Địa lí 8 Bài 10 (Cánh diều 2023): Đặc điểm chung của sinh vật  và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (ảnh 1)

d. Tổ chức thực hiện.

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa.

SINH HOẠT NGOẠI KHÓA

“ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

GV nêu tình huống học tập: Hưởng ứng ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), để tuyên truyền và nâng cao ý thức về bảo vệ đa dạng sinh học đối với học sinh, nhà trường sẽ tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa: “Đa dạng sinh học ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.

Nội dung buổi sinh hoạt:

v Triển lãm sự đa dạng sinh vật của Việt Nam

v Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

o Tại sao cần bảo vệ đa dạng sinh học?

o Giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

+ GV chia nhóm HS: 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 HS.

+ Nguyên tắc chia nhóm: chia theo sở thích. (HS lựa chọn nhóm theo sở thích của mình, GV có phương án chia HS cùng 1 sở thích thành nhiều nhóm nếu thành viên của các nhóm quá chênh lệch). Yêu cầu HS trong 1p di chuyển về nhóm theo sở thích của mình (hội họa, kịch, phóng viên).

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Địa lí 8 Bài 10 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Địa lí 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Giáo án Bài 11: Phạm vi biển Đông. Các vùng biển của việt nam ở biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Giáo án Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Giáo án Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Giáo án Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

1 657 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: