Giải Tin học 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Tin học với nghề nghiệp

Với giải bài tập Tin học 8 Bài 16: Tin học với nghề nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 8 Bài 16.

1 1,067 11/10/2024


Giải Tin học 8 Bài 16: Tin học với nghề nghiệp

Khởi động trang 91 Tin học 8: An, Minh, Khoa sôi nổi trò chuyện về chủ đề mà ba bạn đang tìm hiểu. Những nghề nghiệp mà ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả công việc rõ ràng nhất.

An: Tớ được nghe mẹ kể nhiều về nghề kế toán của mẹ: Ứng dụng tin học giúp mẹ làm việc hiệu quả hơn nhiều, như việc theo dõi các giao dịch tài chính tạo ra các báo cáo tổng hợp phức tạp.

Khoa: Tớ nghĩ chắc chắn ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả công việc cho nghề giáp viên. Thầy cô có thể dạy học trực tuyến và nhất là tớ thấy những tiết học trên lớp có ứng dụng tin học thì lôi cuốn và dễ hiểu hơn nhiều.

Minh: Tớ thì tìm hiểu về nghề hoạ sĩ. Bây giờ các bức tranh không chỉ được tạo ra bằng bút lông và màu nước nữa mà còn được tạo ra trên máy tính. Sau này tớ muốn trở thành nhà thiết kế đồ hoạ máy tính.

Còn ý kiến của em thì sao?

Trả lời:

Tớ tìm hiểu nghề Chế tạo robot. Các kỹ sư chế tạo robot đều biết các kiến thức cơ bản quan trọng đối với robot. Họ là cầu nối giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, khoa học máy tính và thậm chí cả tâm lý học. Để trở thành một kỹ sư chế tạo robot, tớ phải có đầy đủ các kỹ năng và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

1. Tin học giúp nâng cao hiệu quả công việc

Câu hỏi trang 93 Tin học 8:

1. Hãy ghép mỗi ứng dụng ở cột B với một nghề phù hợp nhất ở cột A để chứng minh cho việc ứng dụng của tin học có thể tăng hiệu quả công việc.

1 Hãy ghép mỗi ứng dụng ở cột B với một nghề phù hợp nhất ở cột A

2. Em hãy kể ra những ứng dụng tin học mà các thầy cô giáo đã sử dụng để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập.

Trả lời:

1. Ghép mỗi ứng dụng ở cột B với một nghề phù hợp nhất ở cột A: 1d, 2e, 3a, 4c, 5b

2. Những ứng dụng tin học mà các thầy cô giáo đã sử dụng để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập: Tạo bài giảng điện tử, bài giảng elearning, khoá học trực tuyến, video bài giảng, thí nghiệm ảo, các phần mềm học tập như: Quizizz, Kahoot…

2. Bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học

Hoạt động 2 trang 93 Tin học 8: Bình đẳng giới trong lĩnh vực tin học

Câu 1 trang 93 Tin học 8: Nếu có bạn nào đó nói với em “Nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học chỉ dành cho nam giới”, em sẽ trả lời bạn như thế nào? Tại sao?

Trả lời:

Tin học đang thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành nghề, phụ nữ đủ sức khoẻ, trí tuệ, phẫm chất vẫn phù hợp trong những lĩnh vực này.

Câu 2 trang 93 Tin học 8: Em biết những ngành nghề nào thuộc lĩnh vực tin học đang có nhiều phụ nữ làm việc?

Trả lời:

Những ngành nghề nào thuộc lĩnh vực tin học đang có nhiều phụ nữ làm việc: DigiGirlZ, Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ thông tin.

Câu hỏi trang 94 Tin học 8: Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về việc sử dụng máy tính và ứng dụng tin học?

A. Giúp việc thông tin liên lạc giữa mọi người hiệu quả hơn.

B. Mọi người được tham gia vào môi trường học tập tốt hơn.

C. Phụ nữ và trẻ em giá không cần đến máy tính vì không giúp ích nhiều cho họ.

D. Mọi người dều có cơ hội học hỏi kiến thức để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 94 Tin học 8: Em hãy phỏng vấn một vài người (có thể là bố mẹ, người quen của bố mẹ, thầy cô,…) để tìm hiểu về những ứng dụng tin học giúp họ nâng cao hiệu quả công việc.

Trả lời:

Những ứng dụng tin học giúp họ nâng cao hiệu quả công việc như: Tính lương nhân viên, tính tiền cho khách ở cửa hàng, chấm công nhân viên, tính các khoản thu chi trong gia đình, tính điểm trung bình, lưu trữ và soạn thảo văn bản, gửi mail, …

Luyện tập 2 trang 94 Tin học 8: Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.

Bất bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học có thể dẫn tới hậu quả gì?

A. Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

B. Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.

C. Phụ nữ và trẻ em gái không theo kịp sự phát triển của xã hội.

D. Cả ba hậu quả trên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 94 Tin học 8: Em hãy đề xuất với thầy cô giáo và các bạn tổ chức một cuộc thi thuyết trình về ứng dụng tin học trong các nghề nghiệp tại Việt Nam. Em hãy tìm hiểu và tạo ra bài thuyết trình của mình nhé. Hãy chia sẻ với bạn bè về bài thuyết trình của em.

Trả lời:

Em hãy đề xuất với thầy cô giáo và các bạn tổ chức một cuộc thi

Vận dụng 2 trang 94 Tin học 8: Trong vai trò một học sinh lớp 8, em có thể làm gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở lứa tuổi của em, ở khía cạnh sử dụng máy tính và ứng dụng tin học trong học tập?

Trả lời:

Trong vai trò một học sinh lớp 8, để thúc đẩy bình đẳng giới ở lứa tuổi của em, ở khía cạnh sử dụng máy tính và ứng dụng tin học trong học tập:

Bản thân em tích cực ứng dụng tin học trong học tập, tích cực tạo ra sản phẫm số và dùng những sản phẫm số này để truyền cảm hứng cho các bạn nữ trong trường cùng phát triển khả năng ứng dụng tin học trong học tập và hướng nghiệp.

Lý thuyết Tin học với nghề nghiệp

1. Tin học giúp nâng cao hiệu quả công việc

- Công nghệ đã liên tục thay đổi cách người lao động thực hiện công việc để tăng năng suất.

- Tin học được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin.

- Việc ứng dụng tin học sẽ mang lại lợi ích cho hầu hết ngành nghề nhờ tăng hiệu quả công việc.

- Điều này được chuyên gia đánh giá cao và tin rằng sẽ giúp nâng cao sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Có được kết quả đó là nhờ vào một số điểm sau:

+ Tăng tốc độ xử lí và tiết kiệm thời gian của người lao động bằng cách ứng dụng tin học. Ví dụ, các phần mềm ứng dụng cho nghề kế toán giúp tính toán thủ công trong vài phút, các khoản thanh toán, giao dịch, chuyển tiền được thực hiện ngay lập tức qua mạng.

+ Liên lạc và trao đổi thông tin dễ dàng nhờ ứng dụng tin học. Tài liệu cần trao đổi và tin nhắn công việc được gửi ngay lập tức đến đồng nghiệp hoặc khách hàng trên toàn thế giới.

+ Hỗ trợ làm việc nhóm và mở rộng phạm vi làm việc bằng cách ứng dụng tin học. Ví dụ, các công cụ giao tiếp trực tuyến giúp các lập trình viên làm việc xuyên biên giới và trao đổi với đồng nghiệp ở các nước khác nhau.

+ Nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức và hỗ trợ thông tin cho người lao động bằng cách ứng dụng tin học. Ví dụ, các ứng dụng đặt xe, bản đồ và thông báo tình trạng giao thông giúp lái xe taxi dễ dàng nhận khách, tìm đường và tránh các cung đường bị tắc để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.

- Tin học phát triển hỗ trợ nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, tăng chất lượng công việc và tạo ra nhiều nghề mới như phát triển phần mềm, lập trình ứng dụng, quản trị mạng, thiết kế website,...

- Các nghề liên quan đến ứng dụng tin học cũng rất phát triển như bán hàng Online, streamer và vlogger trên các mạng xã hội.

- Hình 16.1 cho thấy những ví dụ cụ thể về việc ứng dụng tin học trong một số nghề nghiệp đã giúp tăng chất lượng, hiệu quả công việc.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Tin học với nghề nghiệp (ảnh 1)

2. Bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học

- Tin học đẩy mạnh phát triển mọi ngành nghề, nhưng tỉ lệ nữ làm việc trong ngành còn thấp.

- Môi trường công việc phù hợp với phụ nữ, nhưng cần thúc đẩy đưa nhiều phụ nữ và trẻ em gái tham gia.

- Nhiều tổ chức quốc tế đang tổ chức các hoạt động khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái vào ngành tin học.

+ Ngày Quốc tế trẻ em gái với công nghệ thông tin (International Girls in ICT Day) do ICU tổ chức hàng năm, nhằm tuyên truyền và nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp công nghệ cho phụ nữ và trẻ em gái.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Tin học với nghề nghiệp (ảnh 1)

+ Chiến dịch DigiGirlZ của Microsoft truyền cảm hứng cho học sinh nữ theo đuổi các ngành nghề khoa học-công nghệ, trong đó có tin học.

+ Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là Bà Ada Lovelace, một phụ nữ Anh, sinh năm 1815.

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11b: Thực hành tổng hợp

Bài 12: Từ thuật toán đến chương trình

Bài 13: Biểu diễn dữ liệu

Bài 14: Cấu trúc điều khiển

Bài 15: Gỡ lỗi

1 1,067 11/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: