Giải Tin học 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Biểu diễn dữ liệu

Với giải bài tập Tin học 8 Bài 13: Biểu diễn dữ liệu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 8 Bài 13.

1 1,772 11/10/2024


Giải Tin học 8 Bài 13: Biểu diễn dữ liệu

Khởi động trang 76 Tin học 8: Trong chương trình Tin học lớp 7, em đã được học về các kiểu dữ liệu trong phần mềm bảng tính. Em hãy cho biết đó là những kiểu dữ liệu nào.

Trả lời:

Trong chương trình Tin học lớp 7, em đã được học về các kiểu dữ liệu trong phần mềm bảng tính là: kiểu văn bản, số, ngày tháng và công thức.

1. Kiểu dữ liệu

Hoạt động 1 trang 76 Tin học 8: Kiểu dữ liệu

Câu 1 trang 76 Tin học 8: Em hãy ghép mỗi dòng ở cột Dữ liệu với một dòng phù hợp ở cột Kiểu dữ liệu trong Hình 13.1

Trả lời:

Ghép mỗi dòng ở cột Dữ liệu với một dòng phù hợp ở cột Kiểu dữ liệu trong Hình 13.1:

Hoạt động 1 trang 76 Tin học 8 Kết nối tri thức

Câu 2 trang 76 Tin học 8: Em hãy nhập dữ liệu và công thức theo mẫu trong Hình 13.2 vào phần mềm bảng tính và cho biết kết quả được hiển thị ở các ô tính C1, C2, C3.

Trả lời:

Kết quả được hiển thị ở các ô tính C1, C2, C3:

- Ô C1 cho kết quả là số 8.

- Ô C2 cho kết quả là xâu kí tự 35.

- Ô C3 cho kết quả TRUE.

Câu hỏi trang 77 Tin học 8: Em hãy ghép mỗi phép toán với một kiểu dữ liệu kết quả cho phù hợp

Trả lời:

Em hãy ghép mỗi phép toán với một kiểu dữ liệu kết quả cho phù hợp

2. Hằng, biến, biểu thức

Câu hỏi trang 78 Tin học 8: Em hãy chỉ ra hằng, biến, biểu thức và kiểu dữ liệu tương ứng được sử dụng trong chương trình ở Hình 13.4

Trả lời:

Hằng: Hãy nhập số cạnh, đường đi là hình có, cạnh bằng nhau; Kiểu: xâu kí tự:

Biến: n, số bước, góc quay; Kiểu dữ liệu: kiểu số.

Biểu thức: Số bước = 900/n; góc quay = 360/n

3. Thực hành: sử dụng hằng, biến, biểu thức trong chương trình

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 79 Tin học 8: Giả sử r là biến lưu giá trị của bán kính hình tròn. Em hãy cho biết giá trị trả lại của các biểu thức sau và kiểu dữ liệu của chúng trong ngôn ngữ lập trình Scratch với trường hợp r = 5.

Giả sử r là biến lưu giá trị của bán kính hình tròn

Trả lời:

a) Giá trị trả lại là: true

b) Giá trị trả lại là: 31.4

c) Giá trị trả lại là: Chu vi đường tròn là 31.4

Luyện tập 2 trang 79 Tin học 8: Em hãy sử dụng ngôn ngữ lập trình trực quan để viết chương trình tính chu vi đường tròn, diện tích hình tròn với giá trị của bán kính được nhập vào từ bàn phím, thông báo kết quả ra màn hình.

Trả lời:

1.a) Giá trị trả lại là: true

1.b) Giá trị trả lại là: 31.4

1.c) Giá trị trả lại là: Chu vi đường tròn là 31.4

Vận dụng

Vận dụng trang 79 Tin học 8: Em hãy viết chương trình Scratch của riêng mình để giải quyết một bài toán cụ thể trong một môn học như Khoa học tự nhiên, Toán học,… trong đó có sử dụng hằng, biến và biểu thức để thực hiện thuật toán.

Trả lời:

Bài toán: Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc là 12km/h. Hỏi quảng đường người đó đi được là bao nhiêu km?

Chương trình Scratch:

Em hãy viết chương trình Scratch của riêng mình để giải quyết

Lý thuyết Biểu diễn dữ liệu

1. Kiểu dữ liệu

- Trong Hình 13.1, Tin học là dữ liệu thuộc kiểu văn bản, 3.1415192 là dữ liệu thuộc kiểu số.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Biểu diễn dữ liệu (ảnh 1)

- Các công thức ở các ô tính C1, C2 và C3 trong Hình 13.2 trả lại kết quả như Hình 13.3.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Biểu diễn dữ liệu (ảnh 1)

+ ô C1 thực hiện phép cộng số 3 và số 5, cho kết quả 8 là một giá trị số.

+ ô C2 thực hiện phép ghép kí tự 3 và kí tự 5, cho kết quả là xâu kí tự 35.

+ ô C3 kiểm tra xem số 3 có nhò hơn số 5 hay không, cho kết quả TRUE (đúng) là giá trị thuộc kiểu lôgic.

- Dữ liệu trong lập trình được phân loại thành nhiều kiểu để lưu trữ và áp dụng phép toán phù hợp. Ví dụ: số nguyên, số thực, kí tự, xâu kí tự, lôgic...

- Mỗi kiểu dữ liệu có một tập giá trị và phép toán trên giá trị đó. Scratch có 3 kiểu dữ liệu: số, xâu kí tự và lôgic, được miêu tả trong bảng 13.1.

- Mỗi phép toán trả về kết quả là giá trị thuộc kiểu dữ liệu nhất định. Các phép toán cơ bản trên 3 kiểu dữ liệu này được miêu tả trong bảng 13.2.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Biểu diễn dữ liệu (ảnh 1)

2. Hằng, biến, biểu thức

- Biến dùng để lưu trữ giá trị thay đổi, được nhận biết qua tên của nó.

- Hằng là giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình, mỗi hằng thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.

- Biểu thức là kết hợp của biến, hằng, dấu ngoặc, phép toán và các hàm để trả lại giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11b: Thực hành tổng hợp

Bài 12: Từ thuật toán đến chương trình

Bài 14: Cấu trúc điều khiển

Bài 15: Gỡ lỗi

Bài 16: Tin học với nghề nghiệp

1 1,772 11/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: