Giải Tin học 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Mạng xã hội
Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 5: Mạng xã hội sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tin học 7 Bài 5
Giải bài tập Tin học 7 Bài 5: Mạng xã hội
Video giải bài tập Tin học 7 Bài 5: Mạng xã hội
Trả lời:
- Những dịch vụ trên Internet để trao đổi thông tin: Zalo, Messenger, Instagram, thư điện tử, …
- Những dạng thông tin có thể trao đổi thông qua dịch vụ đó: âm thanh, liên kết, file, văn bản, video, …
1. Mạng xã hội
Trả lời:
- Mạng xã hội: Zalo, Messenger, Instagram, Youtube, …
- Em có thể kết nối người dùng, trò chuyện, chia sẻ, trao đổi, tìm kiếm, lưu trữ thông tin, …
Khám phá 1 trang 23 Tin học 7: Nêu những chức năng của mạng xã hội mà em biết.
Trả lời:
Chức năng của mạng xã hội mà em biết: kết nối người dùng, trò chuyện, chia sẻ, trao đổi, tìm kiếm, lưu trữ thông tin, chia sẻ âm nhạc, video, …
Trả lời:
- Tên, địa chỉ website của một số mạng xã hội:
Tên mạng xã hội |
Địa chỉ website |
Biểu tượng |
Youtube |
youtube.com |
|
|
facebook.com |
|
Zalo |
chat.zalo.me |
|
|
instagram.com |
|
- Em biết website đó là mạng xã hội vì đây là các kênh trao đổi thông tin trên Internet, người dùng đều có tài khoản và hồ sơ riêng. Muốn tham gia cần phải đăng kí tài khoản.
2. Sử dụng mạng xã hội facebook
Khám phá trang 26 Tin học 7: Facebook có những chức năng nào sau đây?
A. Tạo, đăng tải bài viết mới.
B. Bình luận, chia sẻ bài viết đã có.
C. Tìm kiếm, kết nối bạn bè.
D. Trò chuyện với bạn bè.
E. Theo dõi hoạt động trên facebook của người đã kết bạn.
G. Chỉnh sửa hình ảnh, video.
Trả lời:
Đáp án: A, B, C, D, E.
Facebook có những chức năng cơ bản sau:
- Tạo, đặng tải bài viết mới.
- Bình luận, chia sẻ bài viết đã có.
- Tìm kiếm, kết nối bạn bè.
- Trò chuyện với bạn bè
- Theo dõi hoạt động trên facebook của người đã kết bạn.
3. Tính hai mặt của mạng xã hội
Khám phá 1 trang 27 Tin học 7: Đặc điểm nào sau đây là hạn chế của mạng xã hội?
A. Thông tin đa dạng, phong phú.
B. Có thể nhận được tin nhắn rác, lừa đảo, doạ nạt.
C. Có nguy cơ tiếp xúc với thông tin giả, sai sự thật, không phù hợp với lứa tuổi.
D. Học hỏi được từ những người có kinh nghiệm, hiểu biết.
Trả lời:
Đáp án: B, C
Khi dùng mạng xã hội có thể nhận được tin nhắn rác, lừa đảo, dọa nạt và có nguy cơ tiếp xúc với thông tin giả, sai sự thật, không phù hợp với lứa tuổi.
Khám phá 2 trang 27 Tin học 7: Em hãy nêu những hậu quả xảy ra khi:
a) Sử dụng mạng xã hội để nhắn tin quấy rối, đe doạ, xúc phạm người khác.
b) Thực hiện hành vi cắt, ghép hình ảnh, thông tin để đăng tải trên mạng xã hội nhằm mục đích gây hiểu lầm, bôi nhọ, nói xấu người khác.
Trả lời:
Những việc làm trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nạn nhân về danh dự, sức khỏe tinh thần tình, …
Luyện tập (trang 27)
Luyện tập 1 trang 27 Tin học 7: Những đặc điểm nào sau đây cho biết một website là mạng xã hội?
A. Có chức năng tìm kiếm người dùng, kết bạn và giao lưu.
B. Cho phép người dùng đăng tải, chia sẻ với cộng đồng trực tuyến những thông tin như văn bản, hình ảnh, video, …
C. Cung cấp công cụ cho người dùng tạo nhóm để trao đổi, chia sẻ thông tin.
D. Cho phép người dùng xem thông tin trên website.
Trả lời:
Đáp án: A, B, C
Một website là mạng xã hội:
- Có chức năng tìm kiếm người dùng, kết bạn và giao lưu.
- Cho phép người dùng đăng tải, chia sẻ với cộng đồng trực tuyến những thông tin như văn bản, hình ảnh, video, ….
- Cung cấp công cụ cho người dùng tạo nhóm để trao đổi, chia sẻ thông tin.
Luyện tập 2 trang 27 Tin học 7: Nêu ví dụ về việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái dẫn đến hậu quả cho người khác và cho chính người thực hiện.
Trả lời:
Ví dụ về việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái dẫn đến hậu quả cho người khác và cho chính người thực hiện: đưa thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh COVID – 19 gây hoang mang cho cộng đồng và người đưa thông tin sai sự thật phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Thực hành (trang 27)
Thực hành trang 27 Tin học 7: Theo hướng dẫn ở mục 2 (Sử dụng mạng xã hội facebook), thực hành trên máy tính có kết nối Internet để:
1. Tạo tài khoản; cập nhật thông tin cá nhân nếu em muốn.
2. Tìm kiếm và thực hiện kết bạn với một số bạn trong lớp của em. Thực hiện trò chuyện với bạn em qua tin nhắn.
3. Tạo một bài viết có chữ, hình ảnh và chia sẻ bài viết với bạn bè.
4. Bình luận, chia sẻ bài viết của bạn bè.
5. Thoát khỏi mạng xã hội.
Lưu ý: Em có thể sử dụng mạng xã hội khác để thực hành.
Trả lời:
1. Tạo tài khoản; cập nhật thông tin cá nhân nếu em muốn: mỗi tài khoản có 1 email, Sđt và mật khẩu riêng, vào phần cài đặt để cập nhật thông tin về ảnh bìa, sở thích, ảnh đại diện,…
2. Tìm kiếm và thực hiện kết bạn với một số bạn trong lớp của em qua việc gửi lời kết bạn. Thực hiện trò chuyện với bạn em qua tin nhắn messenger.
3. Tạo một bài viết có chữ, hình ảnh và chia sẻ bài viết với bạn bè.
4. Bình luận, chia sẻ bài viết của bạn bè. Mỗi bài viết đều có các biểu tượng :
- Thích (Like) : để bày tỏ cảm xúc của mình về bài viết.
- Bình luận (Comment) : để bình luận, đánh giá, nhận xét hoặc phản hồi về bài viết.
- Chia sẻ (Share) : giúp chúng ta chia sẻ bài viết cho nhiều người, bạn bè thấy bài viết.
5. Đăng xuất để thoát khỏi mạng xã hội
Lưu ý: Em có thể sử dụng mạng xã hội khác để thực hành như Zalo, Youtube,…
Vận dụng (trang 27)
Trả lời:
Các em tham khảo: Tạo nhóm trên mạng xã hội Zalo
- Ấn vào biểu tượng để tạo nhóm
- Thêm bạn bè của mình vào nhóm và đặt tên nhóm
Lý thuyết Tin Học 7 Bài 5: Mạng xã hội
1. Mạng xã hội
a) Một số kênh trao đổi thông tin trên Internet
- Một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet: thư điện tử, nhắn tin, gọi điện, diễn đàn, mạng xã hội.
- Các dạng thông tin có thể trao đổi trên Internet như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, …
b) Mạng xã hội
- Mạng xã hội thường được tổ chức ở dạng website. Mỗi mạng xã hội hướng tới một số chức năng và loại thông tin nhất định như: trò chuyện, thảo luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh, video, …
- Một số mạng xã hội thường dùng: Facebook, Youtube, Instagram, …
2. Sử dụng mạng xã hội facebook
- Một số chức năng cơ bản của facebook: tạo, cập nhập hồ sơ cá nhân, tạo, đăng tải bài viết mới, bình luận, chia sẻ bài viết đã có, tìm kiếm, kết bạn và trò chuyện.
a) Tạo tài khoản facebook
Bước 1. Truy cập website facebook.com.
Bước 2. Lựa chọn ngôn ngữ.
Bước 3. Chọn tạo tài khoản.
Bước 4. Cửa sổ Đăng kí mở ra. Nhập đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, rồi chọn nút Đăng kí để hoàn tất.
b) Đăng nhập, cập nhật thông tin cá nhân
Bước 1. Truy cập website facebook.com.
Bước 2. Nhập thông tin tài khoản rồi chọn nút Đăng nhập.
Bước 3. Nháy chuột vào tên tài khoản. Trang cá nhân sẽ mở ra.
c) Tạo và đăng tải bài viết
Bước 1. Nháy chuột vào dòng trạng thái. Cửa sổ tạo bài viết mở ra.
Bước 2. Thực hiện tạo bài viết: Gõ nội dung, thêm hình ảnh, video, …vào bài viết.
Bước 3. Nháy chuột vào nút Đăng để đăng tải bài viết lên Facebook.
Hình 4. Tạo, đăng tải bài viết
d) Bình luận, chia sẻ bài viết
Bước 1. Chọn bài viết cần bình luận, chia sẻ.
Bước 2. Viết bình luận hoặc cảm nghỉ khi chia sẻ.
Hình 5. Bình luận, thể hiện cảm xúc, thái độ, chia sẻ bài viết
e) Kết bạn và trò chuyện
Bước 1. Gõ tên tài khoản hoặc địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, rồi nhấn Enter.
Bước 2. Với người dùng đã kết bạn nhấp vào biểu tượng Messenger để trò chuyện.
Bước 3. Nháy chuột vào nút Thêm bạn bè để gửi lời mời kết bạn đến người dùng chưa kết bạn với em.
3. Tính hai mặt của mạng xã hội
- Về mặt tích cực: Mạng xã hội giúp người dùng nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, phong phú, cập nhật và mở rộng duy trì mối quan hệ.
- Về mặt hạn chế: Sử dụng mạng xã hội tìm ẩn nguy cơ như không chính xác, không lành mạnh, không phù hợp lứa tuổi, …
Một số hình vi sai trái khi dùng mạng xã hội:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật.
b) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, làm hạ uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
c) Nhắn tin quấy rối, đe doạ, bắt nạt người khác.
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội.
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hoá, dịch vụ bị cấm.
⇒ Việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái, chia sẻ thông tin sai trái, thông tin từ nguồn không tin cậy có thể gây hậu quả cho người khác và chính bản thân.
Vì vậy, cần tuân thủ các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số
Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức
Bài 9: Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột
Bài 10: Sử dụng hàm để tính toán
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo