Giải Tin học 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Thiết bị vào và thiết bị ra
Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tin học 7 Bài 1.
Giải bài tập Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
Video giải bài tập Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
Khởi động trang 5 Bài 1 Tin học 7: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.
Trả lời:
Chuột: Tiếp nhận thông tin qua nút ấn, nút cuộn.
Bộ xử lí trung tâm: xử lí dữ liệu vào ra
Ổ đĩa cứng: nơi lưu trữ dữ liệu
Bàn phím: Tiếp nhận thông tin vào thông qua phím gõ, …
Màn hình: Đưa thông tin ra ngoài qua việc hiển thị trên thiết bị
Loa: Đưa âm thanh ra bên ngoài
1. Thiết bị vào và thiết bị ra
Trả lời:
1 – e: Bàn phím tiếp nhận thông tin vào thông qua phím gõ (chữ cái, chữ số, …).
2 – c: Chuột tiếp nhận thông tin vào thông qua các nút nhấn, nút cuộn.
3 – a: Màn hình cảm ứng tiếp nhận thông tin vào thông qua tiếp xúc của ngón tay, bút cảm ứng.
4 – b: Micro tiếp nhận thông tin vào ở dạng âm thanh.
5 – d: Máy quét tiếp nhận thông tin vào ở dạng hình ảnh.
Khám phá 2 trang 6 Tin học 7: Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải
Trả lời:
1 - c: Màn hình đưa thông tin ra thông qua việc hiển thị trên thiết bị.
2 - d: Loa, tai nghe đưa thông tin ra ở dạng âm thanh
3 - a: Máy in đưa thông tin ra thông qua việc in ra giấy.
4 - b: Máy chiếu đưa thông tin ra thông qua việc chiếu lên màn chiếu.
3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn
Trả lời:
Các cổng kết nối mà em biết: USB, HDMI, VGA, …
Cổng thông dụng hiện nay: USB, HDMI.
A. Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp.
B. Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa chỉnh cho vừa khớp.
C. Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.
D. Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.
E. Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm.
G. Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.
H. Chạm tay vào phần kim loại của máy tính khi chưa ngắt nguồn điện.
1. Không cắm được đầu nối vào cổng kết nối. 2. Cong, gãy, hỏng chân cắm của cổng kết nối, đầu nối. 3. Hỏng thiết bị. 4. Có thể bị điện giật. 5. Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định. 6. Có thể làm trượt, rơi gây đổ, vỡ thiết bị. |
Trả lời:
A. Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp: Không cắm được đầu nối vào cổng kết nối.
B. Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa chỉnh cho vừa khớp: Cong, gãy, hỏng chân cắm của cổng kết nối, đầu nối.
C. Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối: Có thể làm trượt, rơi gây đổ, vỡ thiết bị.
D. Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối: Có thể làm trượt, rơi gây đổ, vỡ thiết bị.
E. Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm: Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.
G. Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối: Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định.
H. Chạm tay vào phần kim loại của máy tính khi chưa ngắt nguồn điện: Có thể bị điện giật.
Khám phá trang 11 Tin học 7: Theo em, nên hay không nên làm những việc nào dưới đây?
A. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.
B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.
C. Di chuyển chuột ở bề mặt gồ ghề hoặc mặt phẳng trơn bóng (ví dụ như mặt kính).
D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi tắt máy tính bằng chức năng Shut down.
E. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện cấp cho máy tính hoặc nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy.
G. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.
Trả lời:
- Việc nên làm:
A. Giữ tay khô, sạch khi thao tác với máy tính.
B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát.
D. Đóng các chương trình ứng dụng rồi tắt máy tính bằng chức năng Shut down.
- Việc không nên làm:
C. Di chuyển chuột ở bề mặt gồ ghề hoặc mặt phẳng trơn bóng (ví dụ như mặt kính).
E. Tắt máy tính bằng cách ngắt nguồn điện cấp cho máy tính hoặc nhấn giữ nút nguồn điện trên thân máy.
G. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.
Luyện tập (trang 11)
Trả lời:
Các thiết bị vào - ra của máy tính là: bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, …
Có nhiều thiết bị vào ra để việc tiếp nhận thông tin và đưa thông tin ra bên ngoài được thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng.
Trả lời:
Các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng, thuận tiện khi di chuyển, sử dụng.
Ví dụ: màn hình máy tính gắn với thân máy có thể mở ra, gập lại thuận tiên cho việc di chuyển, đem theo.
Trả lời:
Một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng: Chạm tay vào dây kim loại khi chưa ngắt nguồn điện, cắm USB không đúng cổng, kích thước không tương thích, ...
Thực hành (trang 11)
Trả lời:
Trên máy tính em đang sử dụng cổng USB-A, USB-B, HDMI-A, HDMI-C, …
Trả lời:
Các thao tác:
- Chuẩn bị cáp nối, thiết bị cần được kết nối
- Lựa chọn cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước vừa khớp với đầu nối.
- Cắm đầu nối và cổng kết nối cho phù hợp.
- Khởi động máy tính và dùng thử để kiểm tra hoạt động của các thiết bị vừa được kết nối.
Trả lời:
- Các thiết bị vào – ra trên máy tính xách tay: màn hình, bàn phím, loa, chuột, …
- Mở phần mềm MS Paint và vẽ một hình tùy thích.
Trả lời:
Quan sát và chỉ ra loa, camera trên điện thoại thông minh.
Các em tham khảo iPhone 5S:
- Mở ứng dụng nhắn tin trên điện thoại thông minh như messenger, zalo, …
- Nhập một tin nhắn bằng cách sử dụng bàn phím ảo.
Vận dụng (trang 11)
Trả lời:
Biết những bộ phận của máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng.: cổng kết nối bị lỏng chân, bàn phím bị liệt, …
Do sử dụng các thiết bị chưa đúng cách: các cổng và các thiết bị cắm sai lệch, không đúng kích thước, ấn nút trên phím mạnh, đổ nước vào bàn phím, …
Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
1. Thiết bị vào và thiết bị ra
- Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, ... để tiếp nhận thông tin vào ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.
- Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, loa, máy in, máy chiếu, ... để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc chung của máy tính
2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
a) Máy tính xách tay
- Màn hình (có thể mở ra gập lại).
- Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn ở mặt trên thân máy.
- Camera được gắn vào cạnh trên màn hình, micro, loa được tính hợp ở cạnh hoặc ở dưới thân máy.
Hình 2: Thiết bị vào ra của máy tính xách tay
b) Máy tính bảng, điện thoại thông minh
- Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy.
- Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng (hoặc có thẻ dùng bút cảm ứng).
- Điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng.
- Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy.
Hình 3: Bàn phím ảo trên máy tính bảng, điện thoại thông minh
Hình 4: Điều khiển bằng cách chạm ngón tay vào màn hình
c) Một số thiết bị số
- Một số thiết bị số khác như: Loa thông tinh, máy ghi hình kĩ thuật số, …
Hình 5. Một số thiết bị số
⇒ Các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn
a) Lắp ráp một số thiết bị máy tính thông dụng
Chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối
- USB (Universal Serial Bus): dùng kết nối chuột, bàn phím, loa, màn hình, … Có 3 loại phổ biến là USB-A, USB-B và USB-C.
- HDMI (High-Definition Multimedia Interface): dùng kết nối hình ảnh, âm thanh có chất lượng cao (như kết nối với tivi, máy chiếu, …). Có 3 loại phổ biết: HDMI-A, HDMI-C, HDMI-D.
- VGA (Video Graphics Array) thường có trên máy tính để bàn, dùng kết nối màn hình với máy tính.
Lắp ráp máy tính đúng cách
Khi lắp ráp thiết bị vào máy tính, ta thực hiện lần lượt như sau:
- Chuẩn bị cáp nối, thiết bị cần được kết nối.
- Lựa chọn cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước vừa khớp với đầu nối.
- Đưa đầu nối sát vào cổng chỉnh vừa khớp, sau đó ấn nhẹ nhàng đầu nối khớp với cổng kết nối.
b) Sử dụng thiết bị an toàn
Một số ví dụ có thể dẫn đến lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách gây ra:
- Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng.
- Không tắt máy bằng cách nhấn nút nguồn trên thân máy hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính thì sẽ làm mất dữ liệu và có thể sẽ gây lỗi cho hệ thống máy tính.
- Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị.
- Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nút vỡ màn hình.
- Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
⇒ Kết luận:
- Láp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây ra lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
- Cần phải đọc kĩ và làm theo hướng dẫn khi lắp ráp, sử dụng thiết bị.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng
Bài 3: Thực hành thao tác với tệp và thư mục
Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính
Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo