Giải Sinh học 12 Bài 34 (Kết nối tri thức): Phát triển bền vững

Với giải bài tập Sinh học 12 Bài 34: Phát triển bền vững sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 12 Bài 34.

1 148 22/07/2024


Giải Sinh học 12 Bài 34: Phát triển bền vững

Mở đầu trang 180 Sinh học 12: Hình dưới đây minh hoạ các mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc phát động cho giai đoạn 2015 – 2030. Em hiểu gì về các mục tiêu phát triển bền vững đó?

Hình dưới đây minh hoạ các mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc

Lời giải:

17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 – 2030:

(1) Xoá nghèo;

(2) Không còn nạn đói;

(3) Sức khoẻ và có cuộc sống tốt;

(4) Giáo dục có chất lượng;

(5) Bình đẳng giới;

(6) Nước sạch và vệ sinh;

(7) Năng lượng sạch với giá thành hợp lí;

(8) Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế;

(9) Công nghiệp hoá, sáng tạo và phát triển hạ tầng;

(10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội;

(11) Các thành phố và cộng đồng bền vững;

(12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững;

(13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai;

(14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững;

(15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh vật, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hoa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất;

(16) Hòa bình, công lí và các thể chế mạnh mẽ;

(17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bên vững.

→ Mục tiêu chung của phát triển bền vững là đảm bảo cho mọi người dân được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu về kinh tế, văn hóa, xã hội và được sống trong môi trường an toàn.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 181)

Câu hỏi 1 trang 181 Sinh học 12: Trình bày ngắn gọn 17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 – 2030

Lời giải:

17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 – 2030:

(1) Xoá nghèo;

(2) Không còn nạn đói;

(3) Sức khoẻ và có cuộc sống tốt;

(4) Giáo dục có chất lượng;

(5) Bình đẳng giới;

(6) Nước sạch và vệ sinh;

(7) Năng lượng sạch với giá thành hợp lí;

(8) Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế;

(9) Công nghiệp hoá, sáng tạo và phát triển hạ tầng;

(10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội;

(11) Các thành phố và cộng đồng bền vững;

(12) Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững;

(13) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai;

(14) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững;

(15) Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh vật, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hoa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất;

(16) Hòa bình, công lí và các thể chế mạnh mẽ;

(17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bên vững.

Câu hỏi 2 trang 181 Sinh học 12: Phân tích mối tương tác giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển.

Lời giải:

Giữa ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường luôn có sự tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển:

- Khi kinh tế phát triển sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho con người, tạo ra nguồn lực để phát triển xã hội và kinh phí để bảo vệ môi trường.

- Khi xã hội phát triển (giáo dục, y tế, văn hoá,...) sẽ tạo ra lao động có chất lượng và một xã hội ổn định cho kinh tế phát triển. Khi kinh tế, xã hội phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục ý thức và chính sách bảo vệ môi trường.

- Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 186)

Câu hỏi 1 trang 186 Sinh học 12: Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò gì đối với kinh tế, xã hội và môi trường?

Lời giải:

Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội và môi trường:

- Đối với kinh tế: đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm và thu nhập; đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa mĩ phẩm,..; nâng cao giá trị của nông sản và hàng hóa xuất khẩu; nâng cao thu nhập quốc gia một cách bền vững.

- Đối với xã hội: thể hiện vai trò của nông dân cho sự phát triển của xã hội; đảm bảo sự công bằng trong phát triển, nâng cao thu nhập cho nông dân; đảm bảo sức khỏe cho con người, cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói nghèo,...; đảm bảo gia đình phát triển; giảm khoảng cách giàu nghèo.

- Đối với môi trường: Bảo vệ môi trường sống của con người và sinh vật; khai thác hợp lí các tải nguyên; bảo tồn đa dạng sinh vật, phục hồi các hệ sinh thái; bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao chất lượng dân số.

Câu hỏi 2 trang 186 Sinh học 12: Trình bày các nhóm biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và vai trò của chúng đối với phát triển bền vững.

Lời giải:

- Có thể chia các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường thành 3 nhóm:

+ Giáo dục và khuyến khích: Đây là nhóm biện pháp không bắt buộc, tập trung thúc đẩy, khuyến khích, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

+ Ngăn ngừa: Nhóm biện pháp này thường sử dụng Luật và các quy định (của quốc tế, quốc gia, tổ chức, cộng đồng,...) để ngăn ngừa tác động xấu lên môi trường.

+ Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng: Bao gồm các biện pháp giảm nhẹ tác hại và nâng cao khả năng chịu đựng của môi trường. Ngoài ra, cần xây dựng các hệ sinh thái mạnh khoẻ, đa dạng và bền vững để chúng đủ khả năng thanh lọc chất thải, hấp thụ và phân giải chất thải, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm và các sự cố môi trường.

- Vai trò của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đối với phát triển bền vững: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giúp môi trường phát triển bền vững. Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.

Câu hỏi 3 trang 186 Sinh học 12: Phân loại các nhóm tài nguyên và trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí từng loại tài nguyên đó.

Lời giải:

- Có 3 nhóm tài nguyên thiên nhiên là:

+ Nhóm tài nguyên có khả năng tái tạo: Đây là các tài nguyên có khả năng tái tạo nếu được sử dụng hợp lí. Ví dụ: sinh vật, nguồn nước, đất đai,…

+ Nhóm tài nguyên không có khả năng tái tạo: Đây là các tài không có khả năng tái tạo sau khi sử dụng. Ví dụ: các loại khoáng sản,…

+ Nhóm tài nguyên khí hậu: Đây là các tài nguyên có khả năng tái tạo gần như “vô tận”. Ví dụ: gió, thủy triều, ánh sáng Mặt Trời,…

- Biện pháp sử dụng hợp lí các loại tài nguyên:

+ Đối với nhóm tài nguyên có khả năng tái tạo: cần đánh giá được trữ lượng và khả năng tái tạo của chúng để đưa ra các biện pháp khai thác phù hợp với tốc độ tái tạo. Đối với các loài quý, hiếm, đặc hữu cần có chính sách bảo tồn tiến tới gây trồng và phát triển.

+ Đối với nhóm tài nguyên không tái tạo: cần nghiên cứu đánh giá trữ lượng; khả năng và chi phí khai thác; lập kế hoạch khai thác có chiến lược, tiết kiệm và lâu dài; nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại nguyên liệu tái tạo thay thế;…

+ Đối với nhóm tài nguyên khí hậu: Nhóm tài nguyên này khó khai thác, cần nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Câu hỏi 4 trang 186 Sinh học 12: Trình bày một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh.

Lời giải:

Một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh:

- Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động dạy học và hoạt động khác của nhà trường.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, truyền thông, các sự kiện, các cuộc vận động như sự kiện tắt đèn nhân Ngày Trái Đất, Ngày Chủ nhật xanh,... để giáo dục ý thức và nâng cao hiểu biết của học sinh về bảo vệ môi trường.

- Định hướng trở thành các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về môi trường

Luyện tập và vận dụng (trang 187)

Câu hỏi 1 trang 187 Sinh học 12: Trình bày những hiểu biết của em về nông nghiệp bền vững ở nước ta.

Lời giải:

Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là định hướng cơ bản, trụ cột để đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp vào hội nhập quốc tế, tạo đà xuất khẩu, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.

- Việt Nam đang hướng về tăng trưởng xanh, phát triển nông nghiệp sinh thái. Giảm phát thải carbon không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành chỉ tiêu, định mức, đưa vào để án phát triển. Tháng 3 năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đến năm 2030 với mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững mà Việt Nam đã cam kết tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực, thực phẩm năm 2021.

- Trong nỗ lực tăng trưởng xanh, năm nay là năm đầu tiên Việt Nam triển khai giai đoạn 1 (2024 - 2025) Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

- Để phát triển bên vững ngành nông nghiêp, chuyển đổi số được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số trong quản lí, sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm mang lại tính minh bạch, chính xác trong xuất xứ thực phẩm, thúc đầy sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm và tạo cơ hội phát triển nông nghiệp bên vững.

Câu hỏi 2 trang 187 Sinh học 12: Tìm hiểu về các chương trình hành động bảo vệ môi trường hoặc phát triển bền vững của học sinh và thanh niên đang có ở nước ta. Hãy giới thiệu về các chương trình đó cho các bạn trong nhóm/lớp cùng được biết.

Lời giải:

Một số chương trình hành động bảo vệ môi trường hoặc phát triển bền vững của học sinh và thanh niên:

- Chương trình "Vì một Việt Nam xanh" do Trung ương Đoàn phát động.

- Chiến dịch "Hãy làm sạch biển".

- Chiến dịch "Hành trình thứ hai của chai nhựa".

- Ngày hội "Thanh niên hành động chống rác thải nhựa".

Câu hỏi 3 trang 187 Sinh học 12: Phân tích vai trò của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình trong phát triển bền vững ở nước ta.

Lời giải:

Vai trò của chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình trong phát triển bền vững ở nước ta: giúp ổn định dân số, tạo nên một nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế, đồng thời chủ động được kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự cộng đồng, duy trì nên kinh tế cân bằng và phát triển.

1 148 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: