Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 79 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 79 trong Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 79.

1 172 lượt xem


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 79 Chân trời sáng tạo

Bài 32.1 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.

C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Bài 32.2 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.

B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.

C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.

D. Cây nắp ấm bắt mồi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

“Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường để giúp cây tồn tại và phát triển mà là tác động của môi trường làm tổn hại đến cây → “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là cảm ứng ở thực vật.

Bài 32.3 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Tính hướng đất dương của rễ, hướng sáng dương của thân.

B. Tính hướng tiếp xúc.

C. Tính hướng hoá.

D. Tính hướng nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Quan sát hình ảnh ta thấy, dù đặt cây ở tư thế nào thì rễ cây vẫn hướng về phía dưới và ngọn cây luôn hướng lên phía trên → Rễ có tính hướng đất dương còn chồi cây có tính hướng sáng dương.

Bài 32.4 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

A. Cây ngô.

B. Cây lúa.

C. Cây mướp.

D. Cây lạc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là các loại cây thân leo như mướp, bí, bầu,…

- Cây ngô, cây lúa, cây lạc không có tính hướng tiếp xúc nên không được sử dụng làm mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật.

Bài 32.5 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

A. tính hướng tiếp xúc.

B. tính hướng sáng.

C. tính hướng hoá.

D. tính hướng nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa dương còn hiện tượng cây phát triển tránh xa nguồn chất hóa học có hại gọi là tính hướng hóa âm.

Bài 32.6 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy kể tên một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Xác định tác nhân làm xuất hiện các hiện tượng cảm ứng đó và cho biết ý nghĩa của chúng đối với thực vật bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Hiện tượng cảm ứng ở thực vật

Tác nhân

Ý nghĩa đối với thực vật

Cây me khép lá về sáng sớm và chiều tối

Nhiệt độ

ánh sáng

Giảm sự thoát hơi nước để cây thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng.

Cây nắp ấm bắt mồi

Con mồi

Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây.

Cây mướp hình thành tua cuốn leo trên giàn

Giá thể

Giúp cây có nhiều không gian sống, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng để quang hợp.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 80

1 172 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: