Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 26 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 26 trong Bài 8: Tốc độ chuyển động Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 26.

1 345 lượt xem


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 26 Chân trời sáng tạo

Bài 8.1 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Gọi s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó, v là tốc độ chuyển động. Công thức nào sau đây dùng để tính tốc độ chuyển động?

A.v=s×t.

B.v=st.

C.s=vt.

D.t=vs.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Công thức tính tốc độ chuyển động:

Bài 8.2 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một đoàn tàu hỏa đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của đoàn tàu là

A. 60 km/h.

B. 40 km/h.

C. 50 km/h.

D. 55 km/h.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đổi 45 phút =34h

Tốc độ của đoàn tàu là v=st=3034=40km/h .

Bài 8.3 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. 18 km.

B. 30 km.

C. 48 km.

D. 110 km.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đổi 20 phút =13h; 30 phút =12h

- Quãng đường xe đi được trong 20 phút đầu là

s1 = v1.t1 = 54.13= 18 km

- Quãng đường xe đi được trong 30 phút sau

s2 = v2.t2 = 60.12= 30 km

- Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là

s = s1 + s2 = 18 + 30 = 48 km

Bài 8.4 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bảng dưới đây cho biết tốc độ mà một số động vật trên cạn có thể đạt tới. Hãy đổi tốc độ của các động vật trong bảng ra đơn vị m/s.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Cách đổi tốc độ từ km/h sang m/s: 1 km/h =10003600=13,6m/s. Ta được bảng như sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

Bài 8.5 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tính tốc độ theo đơn vị m/s trong các trường hợp sau:

a) Một vận động viên thực hiện cuộc thi chạy cự li 100 m trong 10,5 giây.

b) Một con dế mèn chuyển động trên đoạn đường 10 m trong 1 phút 30 giây.

c) Một con ốc sên bò dọc theo bờ tường dài 50 cm trong 30 phút.

Lời giải:

a) Tốc độ của vận động viên:

v=st=10010,59,52m/s.

b) Tốc độ của con dế mèn:

v=st=10900,11m/s.

c) Tốc độ của con ốc sên:

v=st=0,530.600,00028m/s.

Bài 8.6 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sắp xếp các tốc độ dưới đây theo thứ tự tăng dần.

- Một vận động viên bơi cự li ngắn với tốc độ 5,2 m/s.

- Một xe đạp đang chuyển động với tốc độ 18 km/h.

- Một xe buýt đang vào bến với tốc độ 250 m/min.

Lời giải:

Đổi 18 km/h =183,6=5m/s.

Đổi 250 m/min =250604,2m/s.

Ta có: 4,2 m/s < 5 m/s < 5,2 m/s.

 Thứ tự tốc độ tăng dần: xe buýt đang vào bến, xe đạp, vận động viên bơi.

Bài 8.7 trang 26 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một chú rùa chuyển động với tốc độ không đổi 2,51 cm/s, trong lúc chú thỏ đang dừng lại và thong thả gặm cà rốt.

a) Tính từ vị trí thỏ đang dừng lại, xác định khoảng cách giữa rùa và thỏ sau 50 s.

b) Kể từ lúc thỏ dừng lại, cần thời gian bao lâu để rùa có thể đi xa thỏ 140 cm?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

a) Khoảng cách giữa rùa và thỏ sau 50 s:

s = v.t = 2,51.50 = 125,5 cm.

b) Thời gian để rùa đi xa thỏ 140 cm:

t=sv=140cm2,51cm/s55,8s.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 27

1 345 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: