Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 24 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 24 trong Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 24.

1 232 lượt xem


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 24 Chân trời sáng tạo

Bài 7.12 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hóa trị VI và oxygen.

Lời giải:

S có hóa trị VI và O có hóa trị II.

Công thức hóa học chung: SxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có: x . VI = y. II

Chuyển về tỉ lệ: xy=IIVI=13

Chọn x =  1; y = 3. Vậy công thức hóa học của hợp chất là SO3.

Bài 7.13 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định công thức hóa học của hợp chất calcium phosphate có cấu tạo từ Ca và nhóm (PO4). Tính khối lượng phân tử của hợp chất calcium phosphate.

Lời giải:

Ca có hóa trị II, nhóm (PO4) có hóa trị III.

Công thức hóa học chung của hợp chất: Cax(PO4)y

Theo quy tắc hóa trị, ta có: x . II = y . III

Chuyển về tỉ lệ: xy=IIIII=32

Chọn x = 3; y = 2. Vậy công thức hóa học của hợp chất là Ca3(PO4)2.

Khối lượng phân tử của hợp chất là: 40 . 3 + (31 + 16 . 4). 3 = 310 amu.

Bài 7.14 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong khí thải nhà máy (hình bên) có các oxide của carbon và sulfur (cùng hóa trị).

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Hãy các định công thức hóa học của các hợp chất này và tính khối lượng phân tử của chúng.

b) Trong phân tử của các hợp chất trên có chứa loại liên kết hóa học gì?

Lời giải:

a) Ta có hóa trị của C và S trong hợp chất cần xác định là IV.

Công thức hóa học chung: MxOy (với M là nguyên tố đại diện cho C, S và O có hóa trị II).

Theo quy tắc hóa trị ta có: x . IV = y . II

Chuyển về tỉ lệ: xy=IIIV=12

Chọn x = 1, y = 2. Vậy công thức hóa học của các hợp chất này là CO2; SO2.

Khối lượng phân tử CO2 bằng: 12 + 16 . 2 = 44 (amu).

Khối lượng phân tử SO2 bằng: 32 + 16 . 2 = 64 (amu).

b) Liên kết trong các phân tử CO2, SO2 là liên kết cộng hóa trị do các hợp chất này đều ở thể khí và đều được cấu tạo từ các nguyên tố phi kim.

Bài 7.15 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hóa trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất E.

Lời giải:

M có hóa trị VI; O có hóa trị II.

Gọi công thức hóa học chung của E là: MxOy.

Theo quy tắc hóa trị ta có: x . VI = y. II

Chuyển về tỉ lệ: xy=IIVI=13

Chọn x =  1; y = 3. Vậy công thức hóa học của hợp chất E là MO3.

Lại có: KLPT (MO3) = KLNT(M) + 16 . 3 = 80 amu

KLNT (M) = 32 amn. Vậy M là S.

Công thức hóa học của hợp chất E là SO3.

Bài 7.16 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ammonium carbonate là hợp chất được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, … Nó còn được gọi là ammonia của thợ làm bánh và là tiền thân của các chất hiện đại hơn như baking soda và bột nở.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Hãy các định công thức hóa học của hợp chất ammonium carbonnate.

b) Tính phần trăm (%) của nguyên tố N trong hợp chất trên.

Lời giải:

a) Công thức hóa học chung: (NH4)xI(CO3)yII

Theo quy tắc hóa trị, ta có: I . x = II . y

Chuyển về tỉ lệ: xy=III=21

Chọn x = 2; y = 1. Vậy công thức hóa học của hợp chất là (NH4)2CO3.

b) Trong (NH4)2CO3 có:

%N=KLNT(N)×2KLPT((NH4)2CO3)×100%=14×2(14+1×4)×2+12+16×3×100%=29,2%

Bài 7.17 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng như: Tạo hình trong những công trình kiến trúc, làm vật liệu xây dựng, vữa trát tường, đúc tượng, làm khuôn đúc chịu nhiệt, … Trong y tế, nó còn được dùng làm khung xương, bó bột, khuôn mẫu trong nha khoa, …

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (G) gồm calcium và gốc sulfate.

a) Xác định công thức hóa học của hợp chất (G).

b) Hãy cho biết trong phân tử hợp chất (G), nguyên tố nào có phần trăm (%) lớn nhất.

Lời giải:

a) Công thức hóa học chung của hợp chất G: CaxII(SO4)yII

Theo quy tắc hóa trị, ta có: II . x = II . y

Chuyển về tỉ lệ: xy=IIII=11

Chọn x = 1; y = 1. Vậy công thức hóa học của hợp chất là CaSO4.

b) Trong CaSO4 có:

%Ca=KLNT(Ca)×1KLPT(CaSO4)×100%=40×140+32+16×4×100%=29,41%

%S=KLNT(S)×1KLPT(CaSO4)×100%=32×140+32+16×4×100%=23,53%

%O = 100% - %Ca - %S = 100% - 29,41% - 23,53% = 47,06%.

Vậy trong CaSO4, nguyên tố O có phần trăm lớn nhất.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 22

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 23

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 25

1 232 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: