Giải SBT Giáo dục công dân 6 Bài 4 (Kết nối tri thức): Tôn trọng sự thật
Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập GDCD 6.
Giải SBT GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật
Bài 1 trang 14 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Trong cuộc tranh luận với tất cả các bạn, em sẽ
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
Trả lời:
A. bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
B. ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
C. không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
. lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
=> Trong cuộc tranh luận với tất cả các bạn, em sẽ lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
Bài 2 trang 14 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
Trả lời:
- Em tán thành với ý kiến này. Vì khi nói ra sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
B. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.
Trả lời:
- Em không tán thành với ý kiến này. Vì có thể trước mắt sẽ chịu thiệt thòi, nhưng sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho bản thân và người khác, người tôn trọng sự thật sẽ được mọi người luôn tin tưởng, …
C. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
Trả lời:
- Em tán thành với ý kiến này. Vì:
+ Nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn.
+ Khi ai đó thật thà mọi người sẽ luôn tin tưởng, gắn bó với người đó, không hề phải nghi ngờ hay phải đề phòng…
D. Việc tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ xấu đi.
Trả lời:
Em không tán thành với ý kiến này. Vì có thể xấu đi đối với những người không muốn tôn trọng sự thật, những sẽ tốt hơn trong mối quan hệ với những người tôn trọng sự thật…
Bài 3 trang 14 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Em hãy chọn cách xử lí nào trong các trường hợp dưới đây?
a) Em thấy bạn trang điểm phấn son đi học em sẽ
Trả lời:
. khuyên bạn không nên trang điểm vì không phù hợp với lứa tuổi.
B. không quan tâm vì đó là sở thích của mỗi người.
C. khen bạn đẹp để bạn vui và quí mình hơn.
D. nói với cô giáo việc này.
=> Em thấy bạn trang điểm phấn son đi học em sẽ khuyên bạn không nên trang điểm vì không phù hợp với lứa tuổi.
Em còn có cách xử lí nào khác?
Trả lời:
Em thấy bạn trang điểm phấn son đi học, em sẽ khuyên bạn không nên trang điểm vì:
+ Sẽ không phù hợp với môi trường học đường, vì học đường là môi trường để rèn luyện...
+ Nếu dành quá nhiều thời trang cho việc để ý đến hình thức thì sẽ sao nhãng việc học tập
+ Nếu quá lạm dụng, mua những loại mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình…
+….
b) Em thấy mấy bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, em sẽ
Trả lời:
. mách thầy, cô giáo.
B. khuyên bạn không nên làm như vậy.
C. bảo bạn cho xem cùng.
D. kệ bạn vì đó không phải là việc của mình.
=> Em thấy mấy bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, em sẽ mách thầy, cô giáo để thầy cô có cách xử lí phù hợp với qui chế thi. Để các bạn lần sau, có ý thức học tốt hơn...
Em còn có cách xử lí nào khác?
Trả lời:
Em thấy mấy bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy vì:
+ Kiểm tra là để giúp mình nhìn nhận, đánh giá mức độ học tập của bản thân mình để, từ đó để rút ra kinh nghiệm, có sự điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp hơn.
+ Còn ngược lại nếu bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra sẽ không thấy được năng lực thực sự của mình, đồng thời sẽ không công bằng đối với các bạn khác trong lớp….
Bài 4 trang 15 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
1/ Bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội.
Trả lời:
- Khi bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy vì:
+ Đây là nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa.
+ Đặc biệt nếu bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội, với những thông tin thất thiệt, có thể gây hoang mang, lo sợ, thậm chí còn có những hành động tiêu cực,…có thể bạn còn vi phạm pháp luật nữa.
+…
2/ Bạn nhờ em làm chứng một điều không đúng sự thật.
Trả lời:
- Khi bạn nhờ em làm chứng một điều không đúng sự thật em sẽ từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy vì:
+ Như vậy sẽ gây mất đoàn kết trong lớp
+ Nói dối, đặc biệt là đặt điều, nói xấu người khác là việc làm vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
+ Nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn, cho bạn là kẻ xấu và sẽ xa lánh bạn.
+…
3/ Bạn nhờ em làm chứng một điều đúng sự thật nhưng người khác lại dọa em không được làm như vậy.
Trả lời:
- Khi bạn nhờ em làm chứng một điều đúng sự thật nhưng người khác lại dọa em không được làm như vậy trong tình huống đó em sẽ:
+ Vẫn đứng ra làm chứng và nói đúng sự thật cho mọi người biết
+ Đồng thời nói chuyện mình bị người kia đe dọa cho thầy cô hay bố mẹ,.. để họ biết và có cách ứng xử phù hợp.
+….
Bài 5 trang 16 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Em hãy viết về việc tôn trọng sự thật của bản thân theo gợi ý: Em đã làm gì để tôn trọng sự thât? Có khi nào em chưa tôn trọng sự thật? Em suy nghĩ gì về điều đó?
Trả lời:
Nhà em có một bình hoa sứ rất đẹp, một hôm em giúp mẹ dọn nhà không may làm vỡ bình hoa. Em rất lo lắng, sợ bị mẹ mắng, nên em đã đỗ lỗi tại con mèo nó lùa bắt chuột, đụng vào bình hoa nên bị vỡ. Mẹ chỉ cười, không nói gì. Nhưng sau khi đỗ lỗi cho chú mèo, dù không bị mắng nhưng trong lòng em cảm thấy không vui…Thế là em đã xin lỗi mẹ vì mình đã nói dối, chẳng những mẹ không mắng em mà còn xoa đầu em và bảo: “Không sao, con đã làm việc tốt là giúp mẹ dọn nhà, còn việc bình hoa bị vỡ là không may thôi con à, và điều quan trọng là con đã biết lỗi và xin lỗi mẹ!”. Em cảm thấy thanh thản, nhẹ nhỏm khi nói ra sự thật và được mẹ tha lỗi. Em hứa với mẹ lần sau sẽ cẩn thận hơn.
Bài 6 trang 16 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Sưu tầm các câu chuyện về những tấm gương tôn trọng sự thật và rút ra bài học từ những tấm gương đó.
Trả lời:
* Em đã sưu tầm được câu chuyện cổ tích “Chú bé thành thật”
Ngày xưa, ở một nước nọ có một ông vua rất đỗi hiền từ và thương dân. Ngày đêm nhà vua chăm lo việc nước nên đất nước phồn vinh, muôn dân sung sướng. Được người dân kính mến nhưng vua luôn mang một nỗi buồn trong lòng vì ông đã cao tuổi mà vẫn không một mụn con.
Một hôm, nhà vua nghĩ ra được một kế hay. Sau đó vài ngày, ông bèn triệu tập các quan đến và truyền phán rằng:
- Các ngươi hãy đem những hạt giống mà ta đã lựa chọn, phân phát cho tất cả nam nữ thanh niên trong nước. Nếu ai trồng được những bông hoa đẹp, ta sẽ chọn người đó làm con.
- Nhiều người nô nức đi lĩnh hạt giống vua ban, ai cũng hi vọng mình sẽ trở thành người nối nghiệp đức vua kính mến.
- Sau khi lĩnh hạt giống về, cậu bé Su-in đem ươm vào một chiếc chậu hoa đẹp nhất của nhà mình. Ước mơ của Su-in là mong mỏi ở chậu hoa kia những mầm xanh sẽ nhú lên, tiếp đến là cây hoa xanh rờn sẽ cho ra những bông hoa diễm lệ nhất. Su-in chăm chỉ theo dõi những hạt giống của mình. Nhưng ngày lại ngày vùn vụt trôi qua mà chậu hoa của Su-in vẫn chỉ là chậu đất không. Su-in buồn rầu hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Sao hạt giống con ươm không nẩy mầm hở mẹ?
- Con thử đem gieo ra vườn xem sao – Mẹ trả lời.
- Nghe theo lời mẹ, Su-in bới những hạt giống trong chậu đem gieo ngoài vườn nhưng kết quả vẫn không như ý muốn của Su-in mong chờ. Một chuỗi ngày trôi đi, Su-in lại đem hạt giống ở vườn ươm vào chậu.
- Ngày đức vua đi chọn hoa đã đến.
- Từ bốn hướng, mười phương, biết bao trai gái cùng với những chậu hoa muôn màu muôn sắc trẩy về kinh.
- Ai là người sẽ được nhà vua chọn làm con?
- Bàn dân thiên hạ mong chờ tin vui. Suốt ruột nhất là những công tử, những tiểu thư con quan hoặc con nhà giàu. Bọn họ cho rằng chỉ những chậu hoa mà họ đưa đến kinh đô mới xứng đáng được lựa chọn.
- Đức vua đi chọn hoa và buồn rầu đi giữa rừng hoa trăm hồng nghìn tía với biết bao chậu hoa tươi đẹp rực rỡ. Lạ thay đức vua chỉ lướt rất nhanh hầu như không để mắt tới bất cứ một chậu hoa nào. Đến một góc phố, bỗng nghe nổi lên những tiếng xì xào như chế giễu, chen lẫn với những tiếng quát tháo của quân lính. Đức vua cho hỏi xem có chuyện gì xảy ra. Lính hầu cận cho biết có một cậu bé bê một chậu hoa không có hoa và đứng khóc.
Đức vua truyền cho gọi cậu bé đến, rồi vui vẻ hỏi:
- Cậu bé tên là gì? Tại sao lại bê chiếc chậu hoa không mà khóc?
Su-in trả lời:
-Thưa đức vua, con tên là Su-in. Con buồn vì không trồng được chậu hoa đẹp nên con khóc. Cũng những hạt giống vua ban và con đã chăm chỉ ươm trồng nhưng tại sao không nẩy mầm? Có lẽ trời đã phạt con vì có lần con đã lấy một quả táo ở một vườn nọ mà chưa xin phép chủ vườn.
Đức vua tươi cười ôm lấy Su-in thân mật nói:
- Con rất xứng đáng là con của ta.
- Mọi người không khỏi kinh ngạc về quyết định bất ngờ của vua. Một quan cận thần đã mạnh dạn tâu:
- Trình đức vua, trước khi ban phát hạt giống, Người đã hứa sẽ chọn người nào trồng được hoa đẹp nhất làm con, nay đức vua chọn Su-in, tránh sao khỏi sự chê trách.
Đức vua ôn tồn trả lời:
- Các người chưa rõ đầu đuôi sự việc đó thôi. Trước khi ta ban phát hạt giống, ta đã cho đem rang tất cả số hạt giống đó lên, tất nhiên hạt giống đã chín không thể nẩy mầm được thành cây được. Su-in là một chú bé thành thật rất đáng quý nên ta chọn Su-in làm con, thực không còn ai xứng đáng hơn!
* Rút ra bài học từ những tấm gương đó:
+ Chú bé thành thật là câu chuyện ca ngợi đức tính thật thà của một chú bé nhà nghèo đã khiến cho nhà vua cảm phục, nhận làm con để nối ngôi.
+ Khi sống thật thà giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Làm cho tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người.
+…..
Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 6 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Toán lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 6 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success