Giải SBT Giáo dục công dân 6 Bài 10 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập GDCD 6.
Giải SBT GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 1 trang 35 sách bài tập GDCD 6 – KNTT:Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
Trả lời:
. Người có quốc tịch Việt Nam.
B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.
C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.
D. Người nước ngoại đang sống và làm việc tại Việt Nam.
=> Người có quốc tịch Việt Nam được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam
Bài 2 trang 35 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Em hãy cho biết ý kiến dưới đây là đúng hay sai?
Trả lời:
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân |
X |
|
B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ của công dân |
|
X |
C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ của công dân |
|
X |
D. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ của công dân |
|
X |
E. Chỉ những người là công dân Việ Nam mới có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam |
|
X |
G. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ có quyền và phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của công dân Việt Nam |
|
X |
H. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác |
X |
|
Bài 3 trang 36 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Trong buổi hội thảo về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau:
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến thứ ba, vì theo pháp luật của Việt Nam học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân.
Bài 4 trang 36 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Những việc làm dưới đây, thực hiện tốt hay chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
Trả lời:
Việc làm |
Thực hiện tốt |
Chưa thực hiện tốt |
A. Đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện với nhau |
|
X |
B. Tự giác tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư |
X |
|
C. Thành lập công ty nhưng không đóng thuế theo qui định của pháp luật |
|
X |
D. Luôn đòi hỏi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân |
|
X |
E. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi qui định |
X |
|
G. Ngăn cấm con tham gia hoạt động tập thể của trường, của lớp |
|
X |
H. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em |
X |
|
I. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người xung quanh |
X |
|
Bài 5 trang 37 sách bài tập GDCD 6 – KNTT:Hà là một học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, bạn thường tự học và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ
Câu hỏi: Hà đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân?
Trả lời:
- Hà đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, bổn phận của trẻ em đối với gia đình.
Bài 6 trang 37 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Tùng là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có. Do mãi chơi nên Tùng học kém, 12 tuổi mới hoàn thành chương trình tiểu học. Không muốn tiếp tục học, Tùng ở nhà rong chơi. Bạn bè hỏi: “Sao bạn không đi học?”. Tùng trả lời: “Học để làm gì! Tài sản của bố mẹ đủ để tớ sống thoải mái cả đời”.
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Tùng?
Trả lời:
- Em không đồng tình với suy nghĩ của Tùng vì bạn ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ và chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2/ Theo em, Tùng cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?
Trả lời:
- Theo em, để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh Tùng cần làm:
+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt.
+ Thực hiện tốt trách nhiệm là người con trong gia đình, là học sinh trong trường.
+ Thay đổi suy nghĩ sống, phải biết vươn lên, nổ lực cố gắng, không ỷ lại vào bố mẹ, bởi bố mẹ dần già yếu không thể chăm lo được cả đời cho chúng ta…
+….
Bài 7 trang 38 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy, anh hàng xóm góp ý: “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ”. Trung và các bạn nhao nhao phản đối: “Vỉa hè là nơi công cộng, chúng em có quyền đá bóng ở đây, pháp luật đã qui định trẻ em có quyền vui chơi, giải trí”.
1/ Em có đồng tình với quan điểm của Trung và các bạn không? Vì sao?
Trả lời:
- Em không đồng tình với quan điểm của Trung và các bạn. Vì theo qui định của Luật giao thông thì hành vi đá bóng trên vỉa hè là vi phạm pháp luật. Khi chúng ta thực hiên quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác…
2/ Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy vì: khi bóng lăn xuống lòng đường, theo quán tính thì người chơi sẽ chạy theo giữ bóng mà không để ý đến xung quanh, và vô tình gây ra tai nạn cho chính mình và cho cả những người vô tội đang tham gia giao thông trên đường…
Bài 8 trang 38 sách bài tập GDCD 6 – KNTT: Anna có bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Anna mang quốc tịch Nga như mẹ. Sinh nhật 20 tuổi, Anna cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Những ngày này, quê nội Anna đang nhôn nhịp chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bác tổ trưởng dân phố đến nhà ông bà nội Anna lập danh sách cử tri, nhìn thấy Anna bác nói: “Thế nào? Cháu gái muốn tham gia bầu cử cùng mọi người không để bác ghi tên vào danh sách cử tri”.
Câu hỏi: Theo em, Anna có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, Anna không có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội (tức Việt Nam). Vì quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền của công dân Việt Nam, trong khi Anna mang quốc tịch Nga.
Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 6 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Toán lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 6 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success