Giải Lịch sử 6 Bài 17 (Kết nối tri thức): Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 17: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6. 

1 1,026 03/10/2024


Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 17: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Video giải Lịch sử 6 Bài 17: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 82 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên.

Trả lời:

- Những phong tục của người Việt được đề cập đến trong đoạn tư liệu:

+ Tục xăm mình.

+ Dùng trầu cau để tiếp khách.

Câu hỏi trang 82 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy cho biết một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc.

Trả lời:

- Một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc là: búi tóc, xăm mình; nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy; thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc...

Câu hỏi trang 83 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

Trả lời:

- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như:

+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh,...

+ Tiếp thu một số ltết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Ví dụ: tết Trung Thu của người Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên; khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung Thu là tết thiếu nhi...

+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...

+ Đón nhận mộtt số dòng Phật giáo; xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 83 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc?

Trả lời:

- Để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng nhìn năm Bắc thuộc, người Việt đã:

+ Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:

  • Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
  • Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...

+ Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc.

Câu 2 trang 83 SGK Lịch sử 6 - KNTT: "Bị đô hộ hàng mười thế kỷ mà sau mấy nghìn năm – Ta vẫn là ta - hẳn không phải vì mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cứng hơn mà chủ yếu là nhờ văn hoá, nhờ đạo lí, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình." (Trần Văn Giàu). Dựa vào nhận định trên và kiến thức đã học, em hãy cho biết yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.

Trả lời:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết; ý chí bất khuất của nhân dân và sức sống bền bỉ của nền văn hóa bản địa là những yếu tố quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.

Câu 3 trang 83 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy ra chỉ ra những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay.

Trả lời:

- Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay:

+ Tục ăn trầu.

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc.

Bài giảng Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

1. Sức sống của nền văn hóa bản địa

- Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.

+ Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì.

+ Các phong tục: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen… vẫn được duy trì.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

- Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

- Tiếp thu một số lễ tết của Trung Quốc nhưng có sự vận dụng cho phù hợp.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

- Đạo giáo, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam và hoà nhập với tín ngưỡng dân gian

- Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa của người Trung Quốc.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Bài 18: Bước ngoạt Lịch sử đầu thế kỉ X

Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Bài 20: Vương quốc Phù Nam

1 1,026 03/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: