Giải KTPL 11 trang 73 Kết nối tri thức
Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 73 trong Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 73.
Giải KTPL 11 trang 73 Kết nối tri thức
Lời giải:
Để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước thì các dân tộc cần phải: tôn trọng sự khác biệt của mỗi dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc đoàn kết, cùng phát triển, cùng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, cùng thực hiện mục tiêu chung của đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Lời giải:
- Nhờ những chính sách đúng đắn về dân tộc, đặc biệt là quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà các dân tộc đều có điều kiện phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội.
- Nếu các dân tộc trong đất nước không bình đẳng thì sẽ dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc, làm cho một số dân tộc không có các điều kiện để phát triển như những dân tộc khác. Điều đó có thể dẫn đến những hành vi kì thị, chia rẽ, mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, làm cả xã hội phát triển chậm, không ổn định. Trong những điều kiện như vậy, các thế lực thù địch có thể lợi dụng để chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết giữa các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Luyện tập
a. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
b. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
c. Việc thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ làm cho họ không cố gắng, vươn lên trong học tập.
d. Việc ki thị, phân biệt đối xử về thành phần dân tộc sẽ dẫn đến mất đoàn kết, chia rẽ giữa các dân tộc.
Lời giải:
- Ý kiến a. Đồng tình, vì theo quy định của pháp luật Việt Nam thì: Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo... Do vậy, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
- Ý kiến b.Đồng tình, vì theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, song các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.
- Ý kiến c. Không đồng tình, vì việc Nhà nước quy định và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với HS, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS, sinh viên là người dân tộc thiểu số vượt qua những khó khăn vươn lên học tốt vì lợi ích của bản thân, dân tộc mình và cả đất nước.
- Ý kiến d. Đồng tình, vì việc kì thị, phân biệt đối xử về thành phần dân tộc sẽ dẫn đến mất đoàn kết, không bình đẳng, không tôn trọng sự khác biệt về dân tộc, chia rẽ dân tộc, không giúp nhau phát triển, thậm chí còn làm cho xã hội chậm phát triển.
Trường hợp a. Bố A là người dân tộc Kinh, mẹ A là người dân tộc thiểu số, khi khai sinh A mang dân tộc của bố. Hiện nay gia đình A sinh sống và làm việc tại bản của mẹ A. Để hoà nhập với người dân nơi đây, A đã yêu cầu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi dân tộc của mình từ dân tộc của bố sang dân tộc của mẹ.
Trường hợp b. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q thấy mình đều đủ cả nên đã đăng kí dự tuyển nhưng không được Công ty X chấp nhận vào làm việc vì lí do anh Q là người dân tộc thiểu số.
Trường hợp c. Nhận thấy các lễ hội truyền thống văn hoá tốt đẹp của bản dần bị lãng quên, anh H sau khi trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã Y đã lên kế hoạch và đề ra các biện pháp phục hồi, bảo tồn, phát triển các điệu múa, trò chơi dân gian.
Lời giải:
- Trường hợp a. Các hành vi, việc làm của A và cơ quan có thẩm quyền đều đúng. Pháp luật Việt Nam quy định: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình (trích Điều 42 Hiến pháp năm 2013).
- Trường hợp b. Việc làm của Công ty X không nhận anh Q vào làm việc với lí do anh là người dân tộc thiểu số là sai. Công ty đã phân biệt đối xử và vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Trường hợp c. Việc làm của anh H là đúng, vì theo Hiến pháp Việt Nam quy định: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình (khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013).
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 68 KTPL 11: Em hãy chỉ ra quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin sau:
Luyện tập 3 trang 74 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức