Giải KHTN 9 trang 99 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 trang 99 trong Bài 22: Alkene sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 9 trang 99.

1 82 18/06/2024


Giải KHTN 9 trang 99 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi củng cố trang 99 KHTN 9: Cho các hợp chất hữu cơ sau: CH3-CH3,CH2=CH-CH3, CH2=CHCl, CH3-CH2-CH3. Trong các chất trên, chất nào có phản ứng trùng hợp tạo polymer và chất nào có khả năng làm mất màu nước bromine? Giải thích.

Trả lời:

Chất tham gia phản ứng trùng hợp là: CH2=CH-CH3, CH2=CHCl.

Chất có khả năng làm mất màu nước bromine là: CH2=CH-CH3, CH2=CHCl.

Giải thích: Các hợp chất hữu cơ có liên kết C=C sẽ có khả năng làm mất màu nước bromine và tham gia phản ứng trùng hợp.

Phương trình hóa học:

Cho các hợp chất hữu cơ sau: CH3-CH3, CH2=CH-CH3, CH2=CHCl, CH3-CH2-CH3

CH2 = CH – CH3 + Br2 → BrCH2 – CH(Br) – CH3

CH2 = CH – Cl + Br2 → BrCH2 – CH(Br) – Cl

Vận dụng trang 99 KHTN 9: PE được tạo ra từ ethylene, có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm màng bọc thực phẩm, các loại bao đựng, .... Hãy cho biết thêm một số ứng dụng của polyethylene.

Trả lời:

Một số ứng dụng của polyethylene như: làm vỏ bọc dây điện, chai lọ, ống dẫn nước, sản xuất đồ chơi, đồ gia dụng, …

3. Một số ứng dụng của ethylene

Vận dụng trang 99 KHTN 9: Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của ethylene trong đời sống.

Trả lời:

Một số ứng dụng của ethylene trong đời sống như:

- Trong công nghiệp, ethylene được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất bao bì, dệt may, điện tử; là nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ; …

- Trong nông nghiệp, ethylene giúp cho trái cây chín nhanh và đều.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 9 trang 97

Giải KHTN 9 trang 98

1 82 18/06/2024