Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 9 Bài 3.

1 1,758 08/04/2024


Giải KHTN 9 Bài 3: Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần

Giải KHTN 9 trang 19

Mở đầu trang 19 KHTN 9: Quan sát chiếc đũa được nhúng trong một hộp đựng nước ở hình 3.1, ta thấy chiếc đũa như bị gãy tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?

Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (ảnh 1)

Hình 3.1. Chiếc đũa nhúng trong hộp đựng nước

Lời giải:

Ánh sáng truyền trong không khí theo đường thẳng. Ánh sáng truyền trong môi trường nước theo đường thẳng.

Tròng hình 3.1, ánh sáng đi từ không khí vào nước (không tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng) vì vậy, tia sáng đã bị gãy tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Đó chính là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khi đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).

Câu hỏi 1 trang 19 KHTN 9: Nêu một số cách để quan sát đường đi tia sáng trong các môi trường trong suốt mà em biết.

Lời giải:

- Chiếu tia ánh sáng đi qua (tia sáng laser) một lăng kính hoặc thấu kính, từ đó quan sát tia sáng qua một lăng kính hoặc thấu kính là một đường thẳng.

- Chiếu tia ánh sáng đi qua (tia sáng laser) gương, sau đó ánh sáng phản xạ lại theo một đường thẳng.

- Sử dụng mô hình mô phỏng như các mô hình vật thể trong suốt và nguồn sáng để hiểu cách ánh sáng di chuyển qua chúng.

Thí nghiệm trang 19 KHTN 9: Quan sát và mô tả bằng hình vẽ đường truyền của tia sáng khi đi từ không khí vào bản bán trụ. Rút ra nhận xét.

Lời giải:

Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (ảnh 1)

Khi đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu)

Giải KHTN 9 trang 20

Câu hỏi 2 trang 20 KHTN 9: Mô tả và giải thích đường đi của tia sáng trong hình 3.3.

Lời giải:

- Bắt đầu từ không khí: Tia sáng bắt đầu từ không khí theo đường thẳng.

- Chuyển sang khối thủy tinh: Khi tia sáng chạm vào bề mặt của khối thủy tinh, nó gãy khúc tại bề mặt phân cách giữa không khí và khối thủy tinh.

- Truyền qua khối thủy tinh: Tia sáng truyền qua khối thủy tinh theo đường thẳng với một hướng chệch so với hướng ban đầu.

- Chuyển ra khỏi khối thủy tinh: Khi tia sáng đến bề mặt phía bên kia của khối thủy tinh, nó tiếp tục bị gãy khúc tại bề mặt phân cách giữa khối thủy tinh và không khí.

- Tiếp tục truyền ra không khí: Tia sáng rời khối thủy tinh và tiếp tục di chuyển trong không khí theo đường thẳng.

Vì vậy, khi đi từ không khí khối thủy tinh và khối thủy tinh sang không khí, tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường do tính chất 2 môi trường khác nhau, và ánh sáng chỉ truyền thẳng trong một môi trường đồng tính, trong suốt.

Câu hỏi 3 trang 20 KHTN 9: Nêu thêm một số hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống.

Lời giải:

- Khi ta nhìn bóng cây cối trên bờ hồ có cảm giác như bóng cây đó "lùn" hơn bình thường.

- Trong đánh bắt, khi người đánh cá dùng lao phóng cá dưới nước thì họ sẽ không phóng trực tiếp vào con cá mà lại nhắm vào chỗ hơi xa hơn.

- Khi cắm một ống hút thẳng (hoặc một cây bút chì, thước, …) vào một cốc thủy tinh trong suốt đựng nước ta thấy ở mặt tiếp xúc giữa 2 môi trường nước và không khí ống hút (cây bút chì, thước, …) dường như bị gãy khúc.

Câu hỏi 4 trang 20 KHTN 9: Trong bảng 3.1, tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường nào là nhỏ nhất? Từ đó, cho biết chiết suất môi trường nào là lớn nhất.

Lời giải:

- Tốc độ: Không khí > Nước > Thủy tinh crown > Thủy tình flint > Kim cương

=> Tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường kim cương là nhỏ nhất.

- Chiết suất môi trường: Không khí < Nước < Thủy tinh crown < Thủy tình flint < Kim cương

=> Chiết suất môi trường kim cương là lớn nhất.

Câu hỏi 5 trang 20 KHTN 9: Tính chiết suất của môi trường không khí ở 0 °C và 1 atm?

Lời giải:

- Chiết suất của môi trường không khí ở 0 °C và 1 atm là: Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (ảnh 1)

Câu hỏi 6 trang 20 KHTN 9: Tính chiết suất của mỗi loại thuỷ tinh.

Lời giải:

- Chiết suất của môi trường thủy tinh crown là: n=cv=3.1081971872241,52

- Chiết suất của môi trường thủy tinh flint là: n=cv=3.1081805569761,66

Giải KHTN 9 trang 21

Câu hỏi 7 trang 21 KHTN 9: Ở hình 3.5, em hãy chỉ ra:

• Môi trường chứa tia tới.

• Môi trường chứa tia khúc xạ.

• Điểm tới và pháp tuyến của mặt phân cách tại điểm tới đó.

Lời giải:

• Môi trường chứa tia tới: không khí

• Môi trường chứa tia khúc xạ: bản bán trụ bằng thủy tinh

• Điểm tới: vị trí góc 30° ở góc phần tư thứ 2 (bên trái của hình)

• Pháp tuyến của mặt phân cách tại điểm tới đó: đường thẳng nối 2 vị trí góc 0° (phía trên và phía dưới của bản trụ)

Luyện tập 1 trang 21 KHTN 9: Chùm sáng từ Mặt Trời chiếu đến mặt nước với góc tới i = 30°, tỉnh góc khúc xạ r. Vẽ hình mô tả hiện tượng xảy ra.

Lời giải:

- Chiết suất của môi trường không khí là: n1=cv=3.1082996367861,0

- Chiết suất của môi trường nước là: n2=cvnuoc=3.1082248496471,33

- Định luật khúc xạ ánh sáng: sinisinr=n2n1=>sinr=sini.n1n2

Thay số: sinr=sin30.11,330,376=>r=arcsin(0,376)22o

Giải KHTN 9 trang 22

Luyện tập 2 trang 22 KHTN 9: Lắp đặt các dụng cụ như hình 3.5, chiếu tia sáng đi từ không khí vào bản bán trụ, tăng dần góc tới từ 0° đến 90°. Hãy cho biết có xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần hay không?

Lời giải:

Trong thí nghiệm trên, ban đầu ta quan sát thấy cả tia phản xạ và tia khúc xạ. Khi tăng dần góc tới từ 0° đến 90°, tia khúc xạ mờ dần, tia phản xạ sáng dần. Khi góc tới lớn hơn một giá trị nào đó thì ta chỉ thấy tia phản xạ. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần.

Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (ảnh 1)

Luyện tập 3 trang 22 KHTN 9: Tính góc tới hạn khi chiếu tia sáng đi từ nước ra không khí. Biết chiết suất của nước là n = 1,33. Với góc tới hạn tính được, em hãy thực hiện thí nghiệm kiểm tra điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần với hai môi trường nước và không khí.

Lời giải:

Truyền từ nước ra không khí => n1 = n = 1,33; n2 = 1

- Góc giới hạnsinith=n2n1=11,330,75=>ith=arcsin(0,75)4835

- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần với hai môi trường nước và không khí:

+ Truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí

+ Góc tới bằng hoặc lớn hơn góc 4835

Giải KHTN 9 trang 23

Luyện tập 4 trang 23 KHTN 9: Khi ta quan sát một vật ở dưới đáy bể nước (hình 3.8), ta có cảm giác vật và đáy bể ở gần mặt nước hơn so với thực tế. Em hãy giải thích hiện tượng này.

Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (ảnh 1)

Lời giải:

Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng vì ánh sánh truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước và ngược lại nên ánh sáng bị gãy khúc ở hai môi trường khác nhau. Nên khi nhìn xuống vật và đáy bể nước, ta có cảm giác vật và đáy bể ở gần mặt nước hơn so với thực tế

Vận dụng trang 23 KHTN 9: Khi người thợ lặn dưới nước nhìn lên trên chỉ thấy có một vùng hình tròn sáng ở mặt nước, phía ngoài vùng đó bị tối đen mặc dù bên trên không có vật che sáng (hình 3.9) Em hãy giải thích hiện tượng này.

Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (ảnh 1)

Lời giải:

Trong trường hợp người thợ lặn nhìn lên mặt nước, vùng mà họ nhìn thấy sẽ là vùng nơi ánh sáng đã khúc xạ và đi vào nước. Còn phía ngoài vùng này, ánh sáng không đi vào nước mà tiếp tục di chuyển trong không khí. Do sự khúc xạ, chỉ những phần ánh sáng có góc nghiêng đủ nhỏ so với đối tượng nhìn mới có thể đi vào nước và tới đôi mắt của người thợ lặn. Những phần ánh sáng khác sẽ bị phản xạ hoặc tiếp tục đi vào không khí, tạo nên vùng bên ngoài vùng sáng mà người thợ lặn nhìn thấy, làm cho nó trở nên tối đen so với vùng ánh sáng chính.

Tìm hiểu thêm trang 23 KHTN 9: Sợi quang được ứng dụng trong nội soi, trang trí, truyền thông tin,... Sợi quang có thể cho ánh sáng đi từ đầu này đến đầu bên kia mà hầu như không giảm cường độ sáng. Tính chất này có được là do khi tia sáng truyền trong sợi quang nếu gặp lớp vỏ sẽ bị phản xạ toàn phần (hình 3.10). Nếu phần lõi sợi quang có chiết suất n1, và lớp vỏ có chiết suất n2 thì các chiết suất này phải có đặc điểm gì?

Giải KHTN 9 Bài 3 (Cánh diều): Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần (ảnh 1)

Lời giải:

- Phản xạ toàn phần xảy ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ làm cho ánh sáng truyền đi được theo sợi quang. Vì vậy, phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng

Bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính

Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp

Bài tập chủ đề 2 trang 39

Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở

1 1,758 08/04/2024