Giải KHTN 9 Bài 29 (Cánh diều): Polymer

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Polymer sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 9 Bài 29.

1 180 lượt xem


Giải KHTN 9 Bài 29: Polymer

Mở đầu trang 139 Bài 29 KHTN 9: Nêu đặc điểm chung của các phân tử polyethylene, tinh bột, cellulose và protein.

Các hợp chất trên được gọi là polymer. Vậy polymer là gì? Polymer có tính chất như thế nào và có ứng dụng gì?

Trả lời:

- Đặc điểm chung của các phân trử polyethylene, tinh bột, cellulose và protein là những chất có khối lượng phân tử rất lớn, được cấu tạo từ những nhóm nguyên tử liên kết với nhau và lặp đi lặp lại nhiều lần trong phân tử.

- Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau.

- Tính chất vật lí: Hầu hết polymer là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polymer hòa tan được trong dung môi hữu cơ.

- Ứng dụng: Một số loại vật liệu phổ biến và có nhiều ứng dụng được làm từ polymer như: chất dẻo, tơ, cao su, composite, …

Câu hỏi 1 trang 139 KHTN 9: Nêu đặc điểm chung về khối lượng phân tử của polymer.

Trả lời:

Đặc điểm chúng về khối lượng phân tử của polymer là rất lớn.

Câu hỏi 2 trang 140 KHTN 9: Chỉ ra mắt xích trong phân tử và monomer tương ứng của các polymer sau:

a) Polytetrafloroethylene

Chỉ ra mắt xích trong phân tử và monomer tương ứng của các polymer sau

b) Polystyrene (PS)

Chỉ ra mắt xích trong phân tử và monomer tương ứng của các polymer sau

Trả lời:

a) Mắt xích là – CF2 – CF2

Monomer là CF2 = CF2

b) Mắt xích là Chỉ ra mắt xích trong phân tử và monomer tương ứng của các polymer sau

Monomer là C6H5CH=CH2

Luyện tập 1 trang 140 KHTN 9: Polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp có đặc điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Polymer thiên nhiên

Polymer tổng hợp

Giống nhau

- Đều có khối lượng phân tử rất lớn

- Được cấu tạo từ những nhóm nguyên tử liên kết với nhau và lặp đi lặp lại nhiều lần trong phân tử.

Khác nhau

Có sẵn trong thiên nhiên.

Ví dụ: tinh bột, cellulose, protein, tơ tằm, …

Được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

Ví dụ: nhựa PE, nhựa PVC, nhựa PP, …

Luyện tập 2 trang 141 KHTN 9: Nêu ví dụ về:

a) Polymer không tan trong nước.

b) Polymer không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo ra dung dịch keo.

c) Polymer tan trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch keo.

Trả lời:

a) Polymer không tan trong nước: cellulose, nhựa PP, nhựa PE, …

b) Polymer không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng tạo ra dung dịch keo: tinh bột.

c) Polymer tan trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch keo: gelatin.

Luyện tập 3 trang 141 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp polymer từ monomer:

Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp polymer từ monomer

Trả lời:

Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp polymer từ monomer

Câu hỏi 3 trang 141 KHTN 9: Dựa vào những đặc điểm nào mà chất dẻo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống?

Trả lời:

Chất dẻo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống vì bền, đẹp, giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng.

Câu hỏi 4 trang 141 KHTN 9: Cần chú ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng bằng chất dẻo? Giải thích?

Trả lời:

Việc sử dụng các đồ dùng bằng chất dẻo cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không để các đồ dùng bằng chất dẻo ở gần bếp lửa hay nơi có nhiệt độ cao vì khi đó chất dẻo sẽ trở nên giòn, thay đổi tính chất và các đồ dùng có thể bị biến dạng. Chỉ đựng đồ ăn, uống vào dụng cụ làm bằng chất dẻo không độc để tránh gây hại cho sức khoẻ.

Câu hỏi 5 trang 142 KHTN 9: Nêu đặc điểm cấu tạo của các polymer tạo ra các loại tơ.

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo của polymer tạo ra các loại tơ: có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

Luyện tập 4 trang 142 KHTN 9: Nêu sự giống và khác nhau giữa hai loại sợi bông và sợi tơ tằm. Giải thích tại sao không nên dùng xà phòng có tính kiềm để giặt quần áo làm bằng sợi tơ tằm.

Trả lời:

* Giống nhau

- Đều thuộc loại tơ thiên nhiên

* Khác nhau

- Sợi bông có nguồn gốc từ thực vật.

- Sợi tơ tằm có nguồn gốc từ động vật, khi đốt có mùi khét như mùi tóc cháy.

* Tơ tằm được cấu tạo từ protein, khi giặt bằng xà phòng có tính kiềm cao sẽ làm quần áo mau hỏng. Do đó, không nên dùng xà phòng có tính kiềm để giặt quần áo bằng sợi tơ tằm.

Vận dụng trang 142 KHTN 9: Một lượng lớn cao su được sử dụng để sản xuất các loại lốp xe. Ứng dụng trên dựa vào đặc điểm nào của cao su?

Trả lời:

Một lượng lớn cao su được sử dụng để sản xuất các loại lốp xe là do cao su có tính đàn hồi tốt, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện, không thấm khí, ...

Câu hỏi 6 trang 143 KHTN 9: Vật liệu composite có đặc điểm gì về thành phần? Vì sao vật liệu composite ngày càng được sử dụng rộng rãi?

Trả lời:

- Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền.

- Vật liệu composite được sử dụng rộng rãi vì nó thường rất bền và có nhiều tính chất ưu việt như nhẹ, tuổi thọ cao, ...

Câu hỏi 7 trang 143 KHTN 9: Nêu một số ứng dụng của polyethylene. Túi nylon có ảnh hưởng như thế nào khi phát thải vào môi trường?

Trả lời:

- Một số ứng dụng của polyethylene như sản xuất bao bì, màng bọc, túi nylon, thùng nhựa, ...

- Túi nylon khi phát thải vào môi trường rất khó bị phân hủy và gây ô nhiễm cho đất, nước; gây nguy hại cho các loài động vật, ...

Tìm hiểu thêm trang 143 KHTN 9: Hạt vi nhựa có ảnh hưởng như thế nào đến người và động vật?

Trả lời:

Hạt vi nhựa là những mảnh nhỏ được hình thành từ quá trình phân hủy các sản phẩm nhựa như chai nhựa, túi nylon, đồ dùng bằng nhưa, ... thải ra môi trường. Loại hạt này có kích thước rất nhỏ, đường kính chỉ dưới 5mm.

Hạt vi nhựa có ảnh hưởng rất lớn đến người và động vật do nó không tan và khó phân hủy:

- Khi con người ăn phải chúng thì sẽ bị tích lũy hạt vi nhựa trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

- Các loại động vật tưởng nhầm là thức ăn và ăn phải chúng, từ đó gây độc cho động vật.

1 180 lượt xem