Giải GDCD 9 trang 29 Kết nối tri thức

Với giải bài tập GDCD lớp 9 trang 29 trong Bài 5: Bảo vệ hoà bình sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 9 trang 29.

1 105 16/05/2024


Giải GDCD 9 trang 29 Kết nối tri thức

Luyện tập 3 trang 29 GDCD 9: Em hãy kể tên một địa điểm trên thế giới đã từng xảy ra chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang gần đây và cho biết nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang đó.

Trả lời:

+ Sự kiện xảy ra: Ngày 11/9/2001, lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan bất ngờ tiến hành đồng loạt các cuộc tấn công bằng máy bay dân dụng vào các trung tâm quan trọng của nước Mỹ.

+ Địa điểm: Mỹ

+ Nguyên nhân: Vụ tấn công khủng bố xuất phát từ sự bất bình và tâm lí chống Mỹ của các lực lượng Hồi giáo. Chính sách bá quyền của Mỹ, đặc biệt là chính sách thiên vị, ủng hộ Ixraen, phân biệt đối xử với Palextin và các nước Arập ở Trung Đông đã làm gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ các phần tử Hồi giáo cực đoan,...

+ Hậu quả: Vụ tấn công khủng bố đã tác động trực tiếp và lâu dài đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Mỹ, khiến chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với nước Mỹ.

Luyện tập 3 trang 29 GDCD 9: Theo em, mỗi cá nhân, tổ chức cần làm gì để phòng chống chiến tranh, khủng bố và xung đột vũ trang?

Trả lời:

Để phòng chống chiến tranh, khủng bố và xung đột vũ trang, mỗi cá nhân, tổ chức cần:

+ Học điều hay, lẽ phải; học cách sống hài hoà, văn minh;

+ Biết giải quyết các mâu thuẫn bằng hoà giải; chủ động can ngăn các bất đồng;

+ Hưởng ứng các phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức;

+ Biết tôn trọng và không phân biệt kì thị văn hoá, dân tộc, sắc tộc;

+ Lên án chiến tranh phi nghĩa.

Luyện tập 4 trang 29 GDCD 9: Em hãy sưu tầm một số câu nói mang tính chất tuyên ngôn về hoà bình và bảo vệ hoà bình của một số nguyên thủ quốc gia và cho biết ý nghĩa của các câu nói đó.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

- Ý nghĩa của câu nói đó: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là sự thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là một chân lý, một chân lý bất hủ, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc. Đó cũng là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vĩ đại vì độc lập tự do, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Đồng thời tư tưởng đó cũng là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với nhân loại tiến bộ, đặc biệt đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, tự do, hạnh phúc.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 29 GDCD 9: Em hãy sưu tầm hình ảnh về hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của nhân dân Việt Nam và các nước trên thế giới và viết lời bình cho hoạt động đó.

Trả lời:

- Hình ảnh:

Em hãy sưu tầm hình ảnh về hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của nhân dân

- Lời bình: Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề an ninh, bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Vận dụng 2 trang 29 GDCD 9: Em hãy viết đoạn văn bày tỏ quan điểm về câu nói sau:

Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác.

(Victor Hugo)

Trả lời:

(*) Đoạn văn tham khảo:

Câu nói "Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác" là một tuyên bố đầy ý nghĩa và sâu sắc. Điều này thể hiện sự khao khát của con người trong việc tìm kiếm hòa bình và sự phê phán đối với sự tàn bạo và tàn khốc của chiến tranh.

Trong mọi tình huống, hoà bình luôn là một mục tiêu cao quý và đáng được tôn trọng. Đây không chỉ là sự thiết yếu để duy trì sự sống mà còn là một điều kiện cần để con người phát triển và tiến bộ. Hoà bình mang lại sự ổn định và an ninh cho cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá. Nó là nền tảng để xây dựng một thế giới công bằng và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Trong khi đó, chiến tranh là một bi kịch của nhân loại, mang theo hàng loạt hậu quả đau đớn và tàn phá không chỉ về mặt vật chất mà còn về tinh thần và đạo đức. Chiến tranh gây ra sự mất mát về sinh mạng, tài sản và tự do của con người. Nó là nguồn gốc của sự đau khổ, tàn bạo và thậm chí là diệt vong. Chiến tranh phá hủy những giá trị nhân văn và gây ra sự đau đớn không chỉ cho những bên tham gia mà còn cho những người vô tội bị ảnh hưởng.

Do đó, việc đề cao hoà bình và phê phán chiến tranh là hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Chúng ta cần phải làm mọi cố gắng để giải quyết mọi mâu thuẫn và xung đột bằng các phương tiện hòa bình và thương lượng. Chỉ khi chúng ta đặt hoà bình lên hàng đầu và từ chối sự bạo lực, chúng ta mới có thể xây dựng một thế giới mà mỗi người có thể sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải GDCD 9 trang 25

Giải GDCD 9 trang 27

Giải GDCD 9 trang 28

1 105 16/05/2024