Giải GDCD 9 Bài 3 (Kết nối tri thức): Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 9 Bài 3.
Giải GDCD 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Mở đầu
Trả lời:
- Tên của các hoạt động:
+ Tranh 1: chương trình thiện nguyện “Áo ấm mùa đông - trao gửi yêu thương”.
+ Tranh 2: hoạt động bảo vệ môi trường biển, đảo.
- Ý nghĩa:
+ Phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng, góp phần cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.
+ Tạo ra cơ hội cho bản thân được giao lưu, học hỏi, rèn luyện các kĩ năng, mở rộng hiểu biết về mọi mặt.
1. Hoạt động cộng đồng và sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng
Khám phá trang 15 GDCD 9: Em hãy kể tên những hoạt động cộng đồng trong thông tin trên
Hoạt động tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo thanh niên và người dân tham gia. Tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá ở nông thôn, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các sân chơi cho thiếu nhi, sửa chữa và làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn;... Trong nhiệm kì, Đoàn thanh niên cả nước đã tham gia thắp sáng hơn 5.800 km đường giao thông nông thôn, xây dựng hơn 4.100 tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, làm mới hơn 7.100 km đường giao thông nông thôn và hơn 2.300 cầu nông thôn; xây dựng hơn 400 nhà văn hoá; tổ chức đồng loạt 29.433 “Ngày Chủ nhật xanh” với sự tham gia của gần 8,75 triệu lượt đoàn viên, thanh niên.
Hoạt động tình nguyện đảm bảo an sinh xã hội với các việc làm như: tham gia phát triển cộng đồng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, thanh niên yếu thế, dễ bị tổn thương thông qua các chương trình: Nhà nhân ái; Trường đẹp cho em; Nhà bán trú cho em; Hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng; Mang âm nhạc đến bệnh viện; Cùng sống khoẻ; Tiếp sức người bệnh; Ngày Chủ nhật đỏ....
Thông qua những hoạt động cộng đồng này, phong trào đã cổ vũ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, tính xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam; là môi trường để thanh niên cống hiến, trưởng thành và phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng và xã hội, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và xây dựng quan điểm sống tích cực cho thanh niên.
Trả lời:
Những hoạt động cộng đồng trong thông tin trên:
- Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới;
- Tham gia xây dựng đô thị văn minh;
- Các hoạt động về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông; đảm bảo an sinh xã hội...
Khám phá trang 15 GDCD 9: Em hãy nêu mục đích, đối tượng tham gia và ý nghĩa của những hoạt động đó.
Hoạt động tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo thanh niên và người dân tham gia. Tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá ở nông thôn, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các sân chơi cho thiếu nhi, sửa chữa và làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn;... Trong nhiệm kì, Đoàn thanh niên cả nước đã tham gia thắp sáng hơn 5.800 km đường giao thông nông thôn, xây dựng hơn 4.100 tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, làm mới hơn 7.100 km đường giao thông nông thôn và hơn 2.300 cầu nông thôn; xây dựng hơn 400 nhà văn hoá; tổ chức đồng loạt 29.433 “Ngày Chủ nhật xanh” với sự tham gia của gần 8,75 triệu lượt đoàn viên, thanh niên.
Hoạt động tình nguyện đảm bảo an sinh xã hội với các việc làm như: tham gia phát triển cộng đồng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, thanh niên yếu thế, dễ bị tổn thương thông qua các chương trình: Nhà nhân ái; Trường đẹp cho em; Nhà bán trú cho em; Hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng; Mang âm nhạc đến bệnh viện; Cùng sống khoẻ; Tiếp sức người bệnh; Ngày Chủ nhật đỏ....
Thông qua những hoạt động cộng đồng này, phong trào đã cổ vũ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, tính xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam; là môi trường để thanh niên cống hiến, trưởng thành và phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng và xã hội, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và xây dựng quan điểm sống tích cực cho thanh niên.
Trả lời:
- Mục đích: mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, tập thể; đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đối tượng tham gia: Thanh niên, Đoàn viên thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người dân tại địa phương,…
- Ý nghĩa:
+ Cổ vũ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, tính xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam;
+ Các hoạt động tình nguyện này là môi trường để thanh niên cống hiến, trưởng thành và phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng và xã hội, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và xây dựng quan điểm sống tích cực cho thanh niên.
Trả lời:
- Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
- Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng.
+ Đối với cá nhân: giúp mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kĩ năng; có tinh thần trách nhiệm đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào công việc chung của tập thể, xã hội; nâng cao giá trị của bản thân và được mọi người yêu mến;...
+ Đối với cộng đồng: phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội; tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, lan toả những giá trị tích cực; góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.
2. Tham gia các hoạt động cộng đồng
Trả lời:
Những hoạt động đã được trường, lớp, địa phương em tổ chức:
- Phong trào “Kế hoạch nhỏ” - góp quỹ để giúp đỡ đồng bào miền Trung
- Ngày hội hiến máu nhân đạo.
- Hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm; phân loại rác thải sinh hoạt,…
- Hỗ trợ học tập cho các em nhỏ thuộc làng trẻ em SOS
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Trường hợp 1: Bạn B đã có tinh thần tích cực khi tham gia hoạt động cộng đồng.
+ Trường hợp 2: Bạn H và C đã thiếu tích cực, không tập trung khi tham gia hoạt động dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ.
- Lời khuyên: bạn H và C nên tích cực hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng.
Trả lời:
- Những hoạt động cộng đồng em đã tham gia:
+ Chương trình về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá;
+ Các hoạt động tình nguyện thường xuyên, như: các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,...
- Những điều em thấy hài lòng khi tham gia:
+ Bản thân được mở rộng tầm hiểu biết (ví dụ như: nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thương binh liệt sĩ; các kiến thức về biến đổi khí hậu,…), rèn luyện nhiều kĩ năng (ví dụ như: kĩ năng làm việc nhóm; các kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu,…)
+ Phát huy sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bạn cùng lớp, cùng trường; với người dân trong khu phố,…
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 17 GDCD 9: Em đồng tình không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Khi có nhiều cá nhân tham gia vào một hoạt động chung thì đó là hoạt động cộng đồng.
c) Chỉ những cá nhân có điều kiện kinh tế mới tham gia được hoạt động cộng đồng.
d) Học sinh không chỉ tích cực tham gia hoạt động cộng đồng mà còn cần động viên người thân, bạn bè cùng tham gia.
Trả lời:
- Ý kiến a) Không đồng tình, vì: Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: tham gia các hoạt động cộng đồng mang lại nhiều giá trị cho bản thân mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội.
- Ý kiến c) Không đồng tình, vì: các hoạt động cộng đồng khi được phát động, đều hướng tới số đông, mong muốn huy động sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức – những chủ thể có tấm lòng rộng mở, hướng tới lợi ích chung của tập thể, cộng đồng.
- Ý kiến d) Đồng tình. Học sinh cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng do nhà trường, địa phương tổ chức; tích cực vận động người thân, bạn bè cùng tham gia; phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.
d) Câu lạc bộ Bảo vệ hành tinh xanh thực hiện dự án thu gom pin đã qua sử dụng để mang tới nơi xử lí an toàn.
Trả lời:
- Trường hợp a) Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc; Giúp đỡ những người nghèo, người yếu thế ở địa phương có thể vượt qua khó khăn.
- Trường hợp b) Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc; Giúp đỡ bà con dân tộc thiểu số, người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn
- Trường hợp c) tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.
- Trường hợp d) tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
Luyện tập 3 trang 18 GDCD 9: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về thái độ của em gái T? Hãy đưa ra lời khuyên cho em gái T.
Trả lời:
- Nhận xét: Khi được mẹ mời tham gia vào hoạt động thiện nguyện do Hội chữ thập đỏ xã tổ chức, em gái T đã từ chối với lý do muốn nghỉ ngơi và vui chơi. Điều này cho thấy em gái T có thể chưa nhận ra giá trị và ý nghĩa của việc giúp đỡ người khác và thiếu trách nhiệm với cộng đồng.
- Đưa ra lời khuyên: “Em gái ơi, việc tham gia vào hoạt động từ thiện không chỉ là cơ hội để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn mà còn là cách tuyệt vời để làm phong phú thêm cuộc sống của chính mình. Khi tham gia các hoạt động cộng đồng, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và có cơ hội rèn luyện, phát triển những kỹ năng quan trọng như lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm và sự chia sẻ. Đồng thời, em cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ và kết bạn với nhiều người mới. Dù sau một tuần học tập căng thẳng, tham gia vào hoạt động thiện nguyện cũng là cách tốt nhất để giải tỏa stress và tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa, đáng nhớ. Hãy để cho bản thân mình có những trải nghiệm mới mẻ và ý nghĩa hơn bằng cách tham gia vào nhóm từ thiện cùng chúng ta. Chắc chắn em sẽ không hối tiếc về quyết định này đâu."
Trả lời:
(*) Tham khảo: kế hoạch thiện nguyện “Đồ cũ - yêu thương mới”
- Tên hoạt động: “Đồ cũ - yêu thương mới”
- Mục đích:
+ Giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao.
+ Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.
+ Góp phần giáo dục lòng nhân ái cho các bạn học sinh.
- Nội dung, hình thức: vận động giáo viên, học sinh, người dân quyên góp các sản phẩm như:
+ Quần áo cũ không dùng nhưng lành, sạch, vẫn sử dụng được, đặc biệt là quần áo ấm cho trẻ em.
+ Nhu yếu phẩm sinh hoạt hằng ngày.
+ Đồ dùng sinh hoạt hoặc đồ dùng học tập.
- Đối tượng tham gia:
+ Giáo viên, học sinh thuộc trường THCS ………
+ Người dân sinh sống trên địa bàn huyện ……………
- Thời gian, địa điểm:
* Thời gian:
+ Thời gian phát động: …/…../……
+ Thời gian nhận đồ quyên góp: từ …/…../…… đến …/…../……
+ Thời gian tổ chức hoạt động thiện nguyện (dự kiến): …/…../……
* Địa điểm:
+ Địa điểm nhận sản phẩm quyên góp: phòng công đoàn của trường THCS….
+ Địa điểm tổ chức trao quà thiện nguyện: ……………….
- Phân công nhiệm vụ:
STT |
Người phụ trách |
Nhiệm vụ |
1 |
Bí thư ban chấp hành đoàn trường |
- Phổ biến các thông tin về chương trình thiện nguyện cho bí thư các chi đoàn. - Tiếp nhận, thống kê và lập danh sách các sản phẩm quyên góp (từ các lớp gửi về) - Xây dựng kế hoạch chi tiết cho chuyến đi thiện nguyện (ví dụ: liên hệ chính quyền địa phương; thuê xe,….) |
2 |
Bí thư các chi đoàn |
- Phổ biến thông tin về chương trình thiện nguyện tới các đoàn viên trong lớp. - Tiếp nhận, thống kê và lập danh sách các sản phẩm quyên góp (từ các đoàn viên gửi về) |
3 |
Cá nhân mỗi giáo viên, học sinh |
- Tuyên truyền, phổ biến về chương trình thiện nguyện đến người thân, bạn bè. - Tích cực tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia chương trình thiện nguyện… |
…. |
|
|
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Trao được nhiều suất quà cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
+ HS được giáo dục, bồi dưỡng về tinh thần nhân ái.
Vận dụng
(*) Tham khảo: Một số hình ảnh trong chương trình thiện nguyện “Đồ cũ – yêu thương mới”
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng năng lượng hơn, vì vậy việc áp dụng giờ trái đất là việc cực kỳ quan trọng.
Giờ trái đất là ngày cả thế giới tắt tất cả các thiết bị điện để tiết kiệm năng lượng cho quốc gia, đây là ngày được cả thế giới áp dụng, nhất là trong việc sử dụng năng lượng điện. Giờ trái đất từ xưa đến nay luôn được tất cả mọi người coi trọng và áp dụng. Đây là một việc làm quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ nguồn năng lượng quốc gia. Giờ trái đất có vai trò gì trong cuộc sống hiện nay?
Giờ trái đất có vai trò giúp làm giảm nguồn năng lượng tiêu hao của quốc gia, giảm chi phí tiêu thụ năng lượng, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng năng lượng điện. Tiết kiệm nguồn năng lượng cho đất nước chính là phát triển nguồn năng lượng điện sản sinh, giúp bảo vệ môi trường sống. Tiết kiệm năng lượng bắt đầu từ những việc làm nhỏ, như: tắt các thiết bị khi không sử dụng, tiết kiệm và hạn chế mức độ sử dụng điện đến mức tối đa, tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất được tổ chức hàng năm... Hay những việc làm mang tính truyền thông như tuyên truyền về sự quan trọng của năng lượng điện và sự cần thiết phải tiết kiệm điện...
Giờ Trái Đất có vai trò giữ được nguồn năng lượng cho quốc gia, giảm nguy cơ quá tải nguồn điện. Con người cần phải tiết kiệm năng lượng điện cho quốc gia, đó là việc làm cần thiết của tất cả mọi người trong việc sử dụng nguồn năng lượng điện cho đất nước. Con người luôn phải có ý thức giữ gìn và tiết kiệm nguồn năng lượng của đất nước, đó là việc làm cần thiết mà chúng ta cần duy trì trong cuộc sống. Hơn nữa cần phải phê phán những thái độ xấu trong việc sử dụng nguồn điện, chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn năng lượng quốc gia.
Với tư cách là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em rất hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với việc tiết kiệm tài nguyên cho quốc gia và em hiểu mình cần phải làm gì để bảo vệ nó. Mỗi chúng ta cần phải ý thức hơn trong việc giữ gìn và hưởng ứng giờ trái đất, đó là việc làm cần thiết mà mỗi cá nhân cần phải làm để duy trì được nguồn năng lượng và giảm thiểu những tác hại của việc quá tải nguồn năng lượng điện.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Khách quan và công bằng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Global Success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức