Giải GDCD 9 Bài 9 (Kết nối tri thức): Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 9 Bài 9.
Giải GDCD 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm nhân là pháp lí
Mở đầu
Trả lời:
(*) Tình huống tham khảo:
- Hành vi vi phạm pháp luật: Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.
- Hậu quả: Ông M và ông N bị lập biên bản và nộp phạt hành chính 400.000 đồng.
1. Vi phạm pháp luật
Trả lời:
- Trường hợp 1.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: anh M không đội mũ bảo hiểm; điều kiển xe máy vượt đèn đỏ; lạng lách, đánh võng, tạt đầu phương tiện khác khi tham gia giao thông.
+ Phân loại: vi phạm hành chính
- Trường hợp 2.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Bà B vay ông A 500 triệu đồng, nhưng không hoàn trả số tiền trên theo đúng thỏa thuận.
+ Phân loại: vi phạm dân sự
- Trường hợp 3.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh P vi phạm nội quy công ty khi thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc được giao.
+ Phân loại: vi phạm kỉ luật
- Trường hợp 4.
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: anh T và Q vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy (số lượng ma túy lên tới 1kg).
+ Phân loại: vi phạm hình sự
Khám phá trang 44 GDCD 9: Theo em, vi phạm pháp luật là gì? Có những loại vi phạm pháp luật nào?
Trả lời:
- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Phân loại: Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại:
+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
+ Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.
2. Trách nhiệm pháp lí
Trả lời:
- Trường hợp 1. Anh M phải chịu trách nhiệm hành chính
- Trường hợp 2. Bà B phải chịu trách nhiệm dân sự
- Trường hợp 3. Anh P phải chịu trách nhiệm kỉ luật
- Trường hợp 4. Anh T và Q phải chịu trách nhiệm hình sự
Khám phá trang 46 GDCD 9: Theo em, trách nhiệm pháp lí là gì? Có những loại trách nhiệm pháp lí nào?
Trả lời:
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Có 4 loại trách nhiệm pháp lí:
+ Trách nhiệm hình sự
+ Trách nhiệm dân sự
+ Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm kỉ luật
Trả lời:
- Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:
+ Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.
+ Là sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
+ Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.
+ Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
- Ví dụ minh họa: Anh N (20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
+ Hành vi vi phạm: anh N điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc
+ Trách nhiệm pháp lí: anh N phải chịu trách nhiệm hành chính
+ Ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí trong trường hợp này là:
▪ Buộc anh N phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
▪ Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.
▪ Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng và tuân theo quy định của pháp luật
▪ Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.
▪ Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 47 GDCD 9: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Giải thích vì sao
d) Trách nhiệm pháp lí góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc sống.
Trả lời:
- Ý kiến a) Không đồng tình, vì:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
- Ý kiến c) Không đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực, như: buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật; Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm; Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật; Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
- Ý kiến d) Đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực, như: buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
c) Bạn T bị Ban Giám hiệu nhà trường khiển trách vì thường xuyên trốn học đi chơi.
d) Toà soạn báo G đăng tải bài viết sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của chị A nên bị Toà án buộc cải chính thông tin và xin lỗi chị A công khai.
e) Anh B bị chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt vì gây mất an ninh trật tự khi kinh doanh.
g) Chị O không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng lao động với công ty nên bị Giám đốc công ty ra quyết định buộc thôi việc.
Trả lời:
- Trường hợp a)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Ông P tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự địa phương
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình sự
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự
- Trường hợp b)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh N (20 tuổi) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính
- Trường hợp c)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: bạn T vi phạm nội quy trường học, khi thường xuyên trốn học đi chơi
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật
- Trường hợp d)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Toà soạn báo G đăng tải bài viết sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của chị A
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm dân sự
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự
- Trường hợp e)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh B có hành vi gây mất an ninh trật tự khi kinh doanh.
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính
- Trường hợp g)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Chị O không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng lao động với công ty
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật
b) Tan học, anh Q (16 tuổi) thấy một chiếc ví của ai đó rơi trên đường nên dừng xe kiểm tra và phát hiện trong ví có gần 6 triệu đồng cùng một số giấy tờ cá nhân. Quan sát xung quanh thấy vắng vẻ, anh Q quyết định giữ lại khoản tiền và chiếc ví để sử dụng, còn những giấy tờ cá nhân kia thì vứt xuống mương nước ven đường.
c) Khi li hôn, ông H đồng ý để bà N nuôi hai con nhỏ, còn mình sẽ có trách nhiệm chu cấp tiền nuôi con hằng tháng. Tuy nhiên, sau đó ông không chịu đóng góp chi phí cấp dưỡng cho con như đã thoả thuận khiến bà N và các con gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Không đồng tình với hành vi của ông H bà N đã làm đơn khởi kiện gửi Toà án đề nghị xem xét giải quyết.
d) Công ty chế biến thực phẩm A quy định tất cả các công nhân phải đeo găng tay, sử dụng mũ trùm đầu, đeo khẩu trang trong quá trình làm việc để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, chị P (công nhân của công ty) cho rằng đeo khẩu trang vướng víu, khó thở nên thường kéo khẩu trang xuống dưới cằm, không che miệng và mũi.
Trả lời:
- Tình huống a)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh V có hành vi lừa gạt và buôn bán người qua biên giới.
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình sự
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự
- Tình huống b)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: chiếm giữ tài sản do người khác bỏ quên/ làm rơi (tài sản trị giá 6 triệu đồng).
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính
- Tình huống c)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: ông H không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con như thỏa thuận
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm dân sự
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự
- Tình huống d)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: chị P vi phạm nội quy lao động của công ty A
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật
b) Bạn Y đang tưới nước cho cây cảnh ở trước cổng thì A (15 tuổi) - bạn cùng thôn đạp xe qua rủ đi giao hàng cùng. A lấy từ chiếc ba lô của mình một gói đồ được bọc kín trong túi bóng màu đen và vui mừng khoe với Y rằng mình sẽ được bà D trả 200.000 đồng tiền công nếu qua xã bên giao gói đồ này hộ bà. Y cảm thấy băn khoăn trong gói đồ đó chứa gì, nhưng A cũng không biết và chỉ muốn nhanh chóng giao xong đồ để được nhận tiền công.
Trả lời:
- Tình huống a) Theo quy định của pháp luật: Học sinh có hành vi gây gổ, đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng sẽ bị xử lý kỷ luật; có thể bị xử phạt hành chính; và, với mức độ nghiêm trọng học sinh đánh nhau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, bạn C không nên thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau.
- Tình huống b)
+ Bạn Y và A không nên thực hiện giao gói hàng giúp bà D khi không biết rõ bên trong gói hàng là gì, vì rất có thể, bên trong là hàng hóa bị nhà nước cấm buôn bán.
+ Hai bạn Y và A nên bí mật thông báo tới cơ quan công an, để lực lượng công an có biện pháp theo dõi, can thiệp kịp thời.
Vận dụng
Trả lời:
- Những việc em đã làm và dự định sẽ làm trong cuộc sống hằng ngày để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
+ Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Global Success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức