Giải Địa lí 8 trang 117 Kết nối tri thức

Với Giải Địa lí 8 trang 117 Bài 4: Khí hậu Việt Nam sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 8.

1 536 26/04/2023


Giải Địa lí 8 trang 117 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 117 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, hãy: Trình bày sự phân hoá khí hậu ở trạm khí tượng: Lào Cai, Sa Pa

Trình bày sự phân hoá khí hậu ở trạm khí tượng: Lào Cai, Sa Pa

Trả lời:

* Trạm Lào Cai

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.

* Trạm Sa Pa

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.

Câu hỏi 2 trang 117 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, hãy: Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.

Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam

Trả lời:

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:

- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.

+ Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;

+ Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

* Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.

* Khí hậu phân hóa theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 117 Địa Lí 8: Dựa vào bảng 4.1, nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất; biên độ nhiệt năm) giữa Lạng Sơn và Cà Mau.

Dựa vào bảng 4.1 nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt

Trả lời:

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giữa Lạng Sơn và Cà Mau có sự khác biệt lớn về nhiệt độ:

 

Lạng Sơn

Cà Mau

Nhiệt độ trung bình năm

21,50C

27,50C

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

27,20C (tháng 7)

28,80C (tháng 4)

Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất

13,40C (tháng 1)

26,20C (tháng 1)

Biên độ nhiệt năm

13,80C

2,60C

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc - Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam nóng quanh năm.

Vận dụng trang 117 Địa Lí 8: Tìm hiểu và cho biết đặc điểm khí hậu ở địa phương em.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Đặc điểm khí hậu ở Hà Nội

- Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.

- Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC).

- Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.

- Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

+ Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. 

+ Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC. 

+ Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10).

=> Có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 8 trang 114 Kết nối tri thức

1 536 26/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: