Giải Địa lí 8 Bài 12 (Kết nối tri thức): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam
Với giải bài tập Địa lí 8 Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 8 Bài 12.
Giải Địa lí 8 Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam
Trả lời:
- Một số tài nguyên biển:
+ Tài nguyên du lịch: vùng biển Việt Nam có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp,…
+ Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên,…
+ Tài nguyên sinh vật: vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.
1. Môi trường biển đảo Việt Nam
Trả lời:
- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.
- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.
Trả lời:
* Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam:
- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.
+ Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
+ Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chất lượng nước biển:
+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.
+ Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư.
+ Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.
- Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.
- Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:
+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo;
+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo;
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,...
* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:
- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.
- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.
- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
2. Tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam
Trả lời:
- Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao.
+ Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, trong đó nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...
+ Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.
+ Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.
- Tài nguyên du lịch:
+ Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng, là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển.
+ Một số địa điểm thu hút khách du lịch là: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),...
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa, như các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.
+ Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Trong đó, có giá trị nhất là ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,...
- Ngoài ra, vùng biển Việt Nam có thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
(*) Sơ đồ: tài nguyên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
Vận dụng trang 156 Địa Lí 8: Sưu tầm một số thông tin về môi trường biển đảo Việt Nam
Trả lời:
(*) Thông tin tham khảo về môi trường biển đảo Việt Nam
- Vùng biển, đảo Việt Nam có khoảng 11 nghìn loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 -1,6 triệu tấn/năm. Dọc ven biển Việt Nam có 370 nghìn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản...
- Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối, mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Ven bờ biển có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ… thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.
- Đặc biệt, đáy biển Việt Nam có khoảng 500 nghìn km2 có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ có thể đạt tới 3 - 4 tỷ thùng và khí là khoảng 50 -70 tỷ m3.
(*) Hình ảnh tham khảo về môi trường biển đảo Việt Nam
Lý thuyết Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam
1. Môi trường biển đảo Việt Nam
a) Đặc điểm môi trường biển đảo
Môi trường biển đảo bao gồm yếu tố tự nhiên và nhân tạo, bao gồm bờ biển, đáy biển, nước biển, đa dạng sinh học biển, các công trình xây dựng và cơ sở sản xuất ven biển, trên biển và các đảo.
- Môi trường biển đảo không chia cắt được, khi bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho bờ biển, nước biển và các đảo xung quanh.
- Môi trường đảo do sự biệt lập và diện tích nhỏ dễ bị suy thoái hơn đất liền.
b) Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
- Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.
- Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
- Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chất lượng nước biển ven bờ và các đảo ở nước ta đang có xu hướng giảm do tác động mạnh của các hoạt động kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép và chất lượng nước biển xa bờ đạt chuẩn cho phép, ổn định qua các năm.
- Các giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo bao gồm: cơ chế chính sách và luật pháp bảo vệ, sử dụng công nghệ để xử lý vấn đề môi trường, nâng cao nhận thức của người dân,…
- Các hành động mà học sinh có thể tham gia bao gồm:
+ Tham gia làm sạch bờ biển và giữ gìn môi trường sinh thái để giảm thiểu sự suy thoái và ô nhiễm môi trường biển.
+ Đấu tranh chống lại các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên biển đảo vi phạm pháp luật.
+ Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
2. Tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam
- Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao.
+ Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao, cùng nhiều loài động vật khác như tôm, mực, hải sâm,...
+ Năm 2019, vùng biển Việt Nam có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn, bao gồm cả các loài rong biển ven bờ được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.
- Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú và các địa điểm du lịch như vịnh Hạ Long, Nha Trang, Cát Bà, Phú Quốc,...
+ Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể trong vùng thềm lục địa như Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Trường Sa và Hoàng Sa.
+ Các khoáng sản bao gồm 35 loại, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển, bao gồm ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,... Băng cháy là loại khoáng sản có tiềm năng sử dụng lớn.
+ Thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Bài 11: Phạm vi biển đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức | VTH Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức