Giải Địa lí 8 Bài 11 (Cánh diều): Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Với giải bài tập Địa lí 8 Bài 11: Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 8 Bài 11.

1 1,030 07/10/2024


Giải Địa lí 8 Bài 11: Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Giải Địa lí 8 trang 136

Mở đầu trang 136 Bài 11 Địa Lí 8: Lãnh thổ Việt Nam, ngoài vùng đất và vùng trời, còn có một vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông. Biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia. Phạm vi Biển Đông được xác định như thế nào trên bản đồ? Vùng biển đảo nước ta có những đặc điểm tự nhiên gì và được xác định như thế nào?

Trả lời:

- Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 trên Biển Đông, bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo bao gồm các yếu tố về: địa hình, khí hậu, hải văn, sinh vật và khoáng sản.

I. Phạm vi Biển Đông

Câu hỏi trang 136 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1. hãy:

- Xác định phạm vi của Biển Đông.

Đọc thông tin và quan sát hình 11.1. hãy Xác định phạm vi của Biển Đông

Trả lời:

- Phạm vi của Biển Đông:

+ Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

+ Biển Đông là biển tương đối kín vì được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo.

Câu hỏi trang 136 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1. hãy:

- Xác định các nước có chung Biển Đông với Việt Nam.

Đọc thông tin và quan sát hình 11.1. hãy Xác định các nước có chung Biển Đông

Trả lời:

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin.

Câu hỏi trang 141 Địa Lí 8: Đọc thông tin và dựa vào hình 11.1, hãy xác định trên hình 11.3 các mốc xác định đường cơ sở.

Đọc thông tin và dựa vào hình 11.1, hãy xác định trên hình 11.3 các mốc xác định đường cơ sở

Trả lời:

- Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11. Cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

  • Câu hỏi trang 141 Địa Lí 8: Đọc thông tin và dựa vào hình 11.2, hãy xác định trên hình 11.4 các mốc xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.

    Đọc thông tin và dựa vào hình 11.2, hãy xác định trên hình 11.4 các mốc xác định đường phân định lãnh hải

    Trả lời:

    - Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

    - Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

  • Câu hỏi trang 141 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, trình bày khái niệm về vùng: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

    Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, trình bày khái niệm về vùng: nội thủy, lãnh hải

    Trả lời:

    - Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

    - Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

    - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

    - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

    - Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

    + Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

    + Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.

  • III. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

  • Giải Địa lí 8 trang 143
  • Câu hỏi trang 143 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 11.5, hãy trình bày về đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam.

    Đọc thông tin và quan sát hình 11.5, hãy trình bày về đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

    Trả lời:

    - Địa hình:

    + Địa hình ven biển: khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...

    + Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

    + Địa hình đảo: Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

    - Khí hậu: Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương.

    + Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C.

    + Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 mm/năm trở lên.

    + Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế; Các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế, riêng vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng đông nam.

    + Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc,...

    - Hải văn

    + Độ muối trung bình là khoảng 32 %0 - 33%0, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và theo độ sâu.

    + Chế độ thuỷ triều đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.

    + Trên vùng biển có các dòng biển hoạt động theo mùa: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; vào mùa hạ, dòng biển có hướng tây nam - đông bắc. Ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có những dòng biển riêng.

    - Sinh vật

    + Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

    + Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,...

    - Khoáng sản

    + Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí đốt.

    + Ngoài ra, vùng ven biển nước ta còn có một số loại khoáng sản khác như: ti-tan, ni-ken, cát,... Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy khá lớn.

  • Luyện tập 1 trang 143 Địa Lí 8: Chứng minh Biển Đông là biển tương đối kín và là biển ấm.

    Trả lời:

    - Biển Đông là vùng biển tương đối kín là do được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. Vùng biển này được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp.

    - Biển Đông là biển ấm do nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23°C.

  • Luyện tập 2 trang 143 Địa Lí 8: Dựa vào hình 11.3, hãy xác định vị trí các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Côn Sơn; các đảo: Phú Quý, Phú Quốc, Cồn Cỏ của Việt Nam.

    Dựa vào hình 11.3, hãy xác định vị trí các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Côn Sơn

    Trả lời:

    (*) Lưu ý: Học sinh tự xác định vị trí các đảo, quần đảo trên bản đồ.

  • Vận dụng 3 trang 143 Địa Lí 8: Tìm hiểu và giới thiệu về một trong số các đảo là mốc xác định của đường cơ sở Việt Nam.

    Trả lời:

    (*) Tham khảo: Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (mốc A10)

    - Cách đất liền 15 hải lý về hướng Đông Bắc, Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi - được biết đến với tàn tích núi lửa năm miệng có tuổi đời trên dưới 30 triệu năm. Không chỉ kiến tạo nên cảnh quan kỳ thú, những miệng núi lửa đã ngưng hoạt động còn đóng vai trò “thuỷ mạch” - ôm ấp nguồn nước ngầm quan trọng cho người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để sinh vật nhỏ sinh trưởng và nuôi dưỡng đất đai phía Nam đảo bằng đất bazan màu mỡ.

    - Sở hữu đặc tính thổ nhưỡng độc đáo cùng vị trí đắc địa, cảnh sắc thiên nhiên trên Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi nên thơ đến đến rung động lòng người. Được yêu thích nhất chính là: Hòn Mù Cù, Đảo Bé (hay Cù Lao Bờ Bãi) và Đảo Lớn (còn có tên Cù Lao Ré hoặc Đảo Lý Sơn)…

    - Ngoài ra, Đảo Lý Sơn còn là một địa điểm lí tưởng cho du khách với những món ăn biển hấp dẫn và phong cảnh đẹp, đa dạng.

  • Lý thuyết Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

    I. Phạm vi Biển Đông

    - Biển Đông là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, có diện tích khoảng 3,447 triệu km2.

    - Nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

    - Biển Đông được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo, là biển tương đối kín.

    - Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-lip-pin.

    II. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

    - Việt Nam dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012 để xác định các vùng biển.

    - Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

    Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (Cánh diều): Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam (ảnh 1)

    - Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường nối các điểm từ 0 đến A11.

    - Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

    - Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

    - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

    - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

    - Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

    - Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

    III. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

    * Địa hình

    - Địa hình ven biển Việt Nam đa dạng: tam giác châu, bãi cát, cồn cát, dầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn.

    - Địa hình thềm lục địa Việt Nam thu hẹp ở miền Trung, tiếp nối với đất liền, tạo sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

    - Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo ven bờ chủ yếu ở vùng phía bắc và phía nam. Độ cao các đảo không lớn, một số đảo thường bị ngập khi thuỷ triều lên.

    * Khí hậu

    - Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương, với nhiệt độ trung bình khoảng 23°C trên tầng mặt biển, tăng dần từ bắc vào nam.

    - Lượng mưa trung bình năm trên biển thường thấp hơn trên đất liền, khoảng 1100mm/năm trở lên.

    Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (Cánh diều): Phạm vi biển đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam (ảnh 1)

    - Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế, và các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế.

    - Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tại như áp thấp nhiệt đới, bão dông, lốc, với trung bình từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng biển đảo Việt Nam mỗi năm.

    * Hải văn

    - Độ muối trung bình của nước biển Biển Đông dao động từ 32% - 33% và thay đổi theo mùa, khu vực và độ sâu.

    - Thuỷ triều ở vùng biển ven bờ nước ta đa dạng, bao gồm nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều, với nhật triều đều phổ biến ở vùng từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, và bán nhật triều không đều phổ biến ở vùng từ Quảng Trị đến Đà Nẵng và Cà Mau.

    - Các dòng biển trên vùng biển nước ta hoạt động theo mùa, với hướng đông bắc - tây nam vào mùa đông và hướng tây nam - đông bắc vào mùa hạ. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có các dòng biển riêng.

    * Sinh vật

    - Sinh vật biển phong phú và đa dạng với nhiều loài như cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

    - Các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh và rừng ngập mặn.

    - Rừng ngập mặn có một số loài cây đặc trưng như sú, vẹt, đước, mắm,...

    * Khoáng sản

    - Thềm lục địa Việt Nam có chứa dầu mỏ và khí tự nhiên.

    - Vùng ven biển Việt Nam còn có các loại khoáng sản như titan, niken, cát,...

    - Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng chảy đáng kể.

  • Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
  • Bài 6: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

    Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

    Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

    Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

    Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

1 1,030 07/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: