Giải Địa lí 11 trang 128 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 11 trang 128 Bài 24: Kinh tế Nhật Bản sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 trang 128

1 244 28/07/2023


Giải Địa lí 11 trang 128 Kết nối tri thức

  • Câu hỏi trang 128 Địa Lí 11Dựa vào thông tin mục III, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.

    Lời giải:

    Vùng kinh tế đảo Hô-cai-đô:

    + Diện tích: 83,4 nghìn km2, đóng góp 3,4% GDP cả nước.

    + Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

    + Giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, khoai tây, rong biển, thịt bò,...

    + Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy.

    + Du lịch phát triển mạnh.

    + Các trung tâm kinh tế quan trọng là Xáp-pô-rô, Cu-si-rô.

    - Vùng kinh tế đảo Hôn-su:

    + Diện tích: 231,2 nghìn km2 (chiếm khoảng 60% diện tích Nhật Bản), số dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất và được chia thành 5 vùng nhỏ là Tô-hô-cư, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cư.

    + Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh; thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động núi lửa và động đất.

    + Nông nghiệp nổi tiếng với lúa gạo, hoa quả, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản,...

    + Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương.

    + Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản.

    + Các trung tâm kinh tế lớn là Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Ô-xa-ca, Cô-bê, Ky-ô-tô….

    - Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:

    + Diện tích: 18, nghìn km2 (chiếm khoảng 5% diện tích đất nước), đóng góp khoảng 3% GDP cả nước.

    + Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

    + Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu, công nghệ sinh học và công nghệ nano,... rất phát triển.

    + Các trung tâm kinh tế lớn là Cô-chi, Mát-xu-ya-ma.

    - Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:

    + Diện tích: 42,2 nghìn km2, đóng góp khoảng 10% GDP của Nhật Bản.

    + Các nông sản chủ yếu là lúa gạo, thuốc lá, cây ăn quả...

    + Các ngành công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế.

    + Hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển phát triển.

    + Các trung tâm kinh tế chính là Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki.

    Luyện tập 1 trang 128 Địa Lí 11: Dựa vào bản đồ phân bố nông nghiệp Nhật Bản, hãy nêu sự phân bố một số sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản.

     Dựa vào bản đồ phân bố nông nghiệp Nhật Bản nêu sự phân bố một số sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản

    Lời giải:

    - Lúa gạo: phân bố ở các đồng ven biển ở các đảo Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu

    - Lúa mì: được trồng chủ yếu ở đảo Hôn-su và số ít ở đảo Hô-cai-đô

    - Thuốc lá: trồng nhiều ở phía nam đảo Kiu-xiu

    - Tơ tằm: phát triển ở 2 đảo Hôn-su và Kiu-xiu

    - Chè: được trồng dọc bờ biển phía đông nam các đảo Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

    - Cây ăn quả: được trồng phổ biến ở khắp các vùng, chủ yếu là ven biển các đảo.

    - Rong biển: nuôi trồng chủ yếu ở vùng biển phía đông bắc đảo Hô-cai-đô

    - Chăn nuôi bò: tập trung chủ yếu ở vùng núi các đảo Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư.

    - Chăn nuôi lợn: chỉ phát triển ở 2 vùng đảo Hôn-su và Xi-cô-cư

    - Chăn nuôi gia cầm phát triển ở phía nam đảo Hôn-su và phía nam đảo Kiu-xiu.

    - Nuôi ngọc trai chỉ phát triển ở vùng biển đông nam đảo Xi-cô-cư.

    - Khai thác thủy sản phát triển ở vùng biển xung quanh lãnh thổ Nhật Bản.

    Luyện tập trang 128 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 24.1, hãy nhận xét sự thay đổi GDP và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961-2020.

    Lời giải:

    * Nhận xét:

    - Về GDP: giai đoạn 1961 - 2020 cho thấy sự tăng trưởng GDP của Nhật Bản tuy nhiên có sự biến động.

    + Từ 1961 đến 2010 GDp liên tục tăng, từ 53,5 tỉ USD lên đến 5759,1 tỉ USD.

    + Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2020, GDP lại có xu hướng giảm, giảm xuống chỉ còn 5040,1 tỉ USD năm 2020.

    - Về tốc độ tăng GDP: tốc độ tăng đầy biến động:

    + Giai đoạn từ 1961 đến 1980 tốc độ tăng GDP giảm mạnh, từ 12,0% năm 1961 xuống chỉ còn 2,8% năm 1980.

    + Năm 1990 tốc độ tăng GDP tăng lên được 4,9% nhưng lại giảm lại về tốc độ 2,8% năm 2000.

    + Năm 2010 tốc độ tăng GDP hồi phục đạt 4,1% nhưng từ đó đến 2020, tốc độ tăng GDP đã tụt dốc mạnh, xuống đến tăng trưởng âm -4,6% năm 2020.

    Vận dụng trang 128 Địa Lí 11: Tìm kiếm thông tin và viết bài giới thiệu ngắn về một vấn đề địa lí kinh tế Nhật Bản mà em quan tâm (một sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghiệp,…)

    Lời giải:

    (*) Tham khảo: Robot giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân công

    Robot đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại đây đưa robot vào sử dụng để tiết kiệm nhân công. Như tại các kho hàng, chỉ cần một nhân viên sắp xếp hàng hóa, sau đó ra lệnh trên máy tính thì robot có thể vận chuyển đúng theo mệnh lệnh. Công việc của nhân viên sau đó chỉ là theo dõi qua màn hình giám sát.

    Còn tại các nhà hàng, robot chế biến được đưa vào hỗ trợ để làm bếp. Từ nấu mì, trộn với dầu ăn, tất cả đều rất thuần thục vì đã được lập trình, robot này có thể hỗ trợ rất nhiều cho những nhân viên trong quán, giúp nhà hàng tiết kiệm được nhân công. Trước đó, thường thì mỗi khâu như vậy cần tới 1 nhân viên phụ trách.

    Robot sử dụng để phục vụ cho đời sống hàng ngày đã không còn xa lạ tại Nhật Bản, xu hướng này còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn COVID-19 vừa qua. Các nhà hàng sử dụng robot không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn mang lại sự thích thú cho khách hàng.

    Nhiều chuỗi nhà hàng đưa vào sử dụng hàng ngàn robot phục vụ, cho phép khách hàng có thể gọi món bằng điện thoại thông minh. Robot sau đó sẽ lựa chọn theo yêu cầu và mang đến tận bàn. Robot phục đang nở rộ tại Nhật Bản bởi chính sự hiệu quả và tiện lợi.

1 244 28/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: