Giải Công nghệ 10 Bài 1 (Cánh diều): Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Với giải bài tập Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Bài 1.

1 3,933 05/01/2023
Tải về


Giải Công nghệ lớp 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Mở đầu trang 6 Công nghệ 10: Em hãy mô tả các công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt ở Hình 1.1.

Giải Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Mô tả các công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt ở Hình 1.1:

- Công nghệ trồng cây không dùng đất trong nhà có mái che: mô hình trồng cây thủy canh.

- Công nghệ rôbôt: sử dụng rôbôt trong thu hoạch

- Công nghệ máy bay không người lái: sử dụng máy bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật.

- Công nghệ Internet kết nối vạn vật: sử dụng ứng dụng công nghệ điều khiển hoạt động trong vườn cây

1. Vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế - xã hội

Câu hỏi trang 6 Công nghệ 10: Quan sát Hình 1.2 và cho biết trồng trọt có những vai trò gì đối với đời sống, kinh tế - xã hội? Hãy phân tích các vai trò đó.

Giải Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Vai trò của trồng trọt đối với đời sống kinh tế, xã hội là:

- Cung cấp nguyên liệu chế biến

- Cung cấp thức ăn chăn nuôi

- Cung cấp lương thực, thực phẩm

- Cung cấp nông sản xuất khẩu

- Tạo việc làm cho người lao động

- Mang lại thu nhập cho người trồng trọt.

- Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp

Luyện tập trang 6 Công nghệ 10: Vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có gì khác biệt so với trồng trọt truyền thống?

Trả lời:

Sự khác biệt giữa vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trồng trọt truyền thống là:

- Trồng trọt truyền thống chỉ cung cấp nguyên liệu cho chế biến, cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo việc làm cho người lao động.

- Trồng trọt trong bối cảnh công nghệ 4.0: Ngoài những vai trò như trồng trọt truyền thống, còn có các vai trò khác như cung cấp nông sản cho xuất khẩu, mang lại thu nhập cho người trồng trọt, tạo cảnh quan xanh và sạch đẹp.

2. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt

Câu hỏi 1 trang 7 Công nghệ 10: Hãy nêu một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trồng trọt. Thành tựu nào là kết quả của ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá?

Trả lời:

* Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trồng trọt:

- Giống cây trồng chất lượng cao.

- Chế phẩm sinh học chất lượng cao

- Công nghệ canh tác

* Thành tựu của ứng dụng công nghệ sinh học là: chế phẩm sinh học chất lượng cao:

- Phân vi sinh

- Phân hữu cơ

- Thuốc bảo vệ thực vật sinh học

- Chất điều hòa sinh trưởng

* Thành tựu của ứng dụng công nghệ tự động hóa là: công nghệ canhh tác:

- Nhà trồng cây

- Hệ thống trồng cây không dùng đất

- Máy nông nghiệp

- Thiết bị không người lái

- Hệ thống Internet kết nối vạn vật.

Câu hỏi 2 trang 7 Công nghệ 10: Các giống cây trồng chất lượng cao trong Hình 1.3 có những ưu điểm nổi bật gì?

Giải Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Các giống cây trồng chất lượng cao trong Hình 1.3 có những ưu điểm nổi bật là:

- Giống đu đủ lùn: năng suất cao, ít hạt.

- Giống dưa chuột trung tử: năng suất cao, chất lượng tốt.

- Giống xoài tím: năng suất cao, mẫu mã đẹp

- Giống cà chua cherry: năng suất cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt.

Luyện tập trang 7 Công nghệ 10: Em hãy phân tích tác dụng của các thành tựu nổi bật trong trồng trọt ứng dụng công nghệ cao.

Trả lời:

Tác dụng của các thành tựu nổi bật trong trồng trọt ứng dụng công nghệ cao:

- Nhà trồng cây: sử dụng các trang thiết bị và hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động để kiểm soát yếu tố môi trường trồng trọt.

- Hệ thống trồng cây không dùng đất: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không phụ thuộc chất lượng vùng đất.

- Máy nông nghiệp, thiết bị không người lái: giảm thiểu sức lao động của con người, năng suất cao

- Hệ thống Internet vạn vật: giảm thiểu sức lao độngc ủa con người, công nngheej hiện đại, năng suất cao.

3. Triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Câu hỏi trang 8 Công nghệ 10: Em mong muốn sản phẩm trồng trọt sẽ như thế nào? Nêu ví dụ.

Trả lời:

Sự mong muốn của bản thân em đối với sản phẩm trồng trọt:

+ Năng suất, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. Ví dụ: Sản lượng lúa thu hoạch đạt 3 tạ/sào Bắc bộ.

+ Ứng dụng công nghệ trong trồng trọt ngày càng được mở rộng: ứng dụng trồng cây trong nhà kính, trồng cây thủy canh, khí canh.

+ Chất lượng nhân lực trong trồng trọt ngày một nâng cao: người lao động có trình độ ngày càng nhiều, đáp ứng yêu cầu trồng trọt.

Luyện tập trang 8 Công nghệ 10: Theo em, ngành trồng trọt ở nước ta sẽ phát triển như thế nào?

Trả lời:

Theo em, ngành trồng trọt nước ta:

- Năng suất, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm trồng trọt không ngừng tăng cao.

- Giá trị sản phẩm trồng trọt trên thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.

- Mặt hàng sản phẩm trồng trọt chất lượng cao đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Hạn chế thất thoát sau thu hoạch sản phẩm

- Ứng dụng công nghệ được chú trọng

- Ứng dụng đồng bộ công nghệ tự động hóa và công nghệ thông tin trong trồng trọt.

- Chất lượng nguồn nhân lực ngày được nâng cao.

Vận dụng trang 8 Công nghệ 10: Trồng trọt ở địa phương em thường gặp khó khăn gì? Những khó khăn đó sẽ được khắc phục như thế nào nhờ thành tựu của công nghệ cao?

Trả lời:

* Những khó khăn thường gặp phải trong trồng trọt ở địa phương em là:

- Thiếu nguồn vốn đầu tư

- Thiếu kinh nghiệm, nguồn nhân lực chất lượng cao

- Chưa mạnh dạn trong áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt.

* Khắc phục:

- Người dân cần mạnh dạn hơn trong việc kêu gọi đầu tư.

- Tăng cường nghiên cứu, học tập kinh nghiệm thực tế từ các cơ sở trồng trọt trên cả nước cũng như thông qua internet.

- Mạnh dạn áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

4. Yêu cầu cơ bản đối với người lao đồng của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt

Câu hỏi trang 8 Công nghệ 10: Người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trồng trọt cần có các yêu cầu cơ bản gì? Vì sao?

Trả lời:

* Một số yêu cầu cơ bản:

- Có sức khỏe tốt

- Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt

- Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành các thiết bị, dụng cụ sản xuất trong trồng trọt

- Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc

- Tuân thủ các quy định của pháp luật

- Có ý thức trong bảo vệ môi trường

* Giải thích:

- Có sức khỏe tốt: để đáp ứng làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nặng nhọc.

- Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt: để áp dụng các công nghệ cao trong trồng trọt.

- Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành các thiết bị, dụng cụ sản xuất trong trồng trọt: tận dụng nhân lực hiện có, giảm thiểu thuê nhân công.

- Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc: để đạt hiệu quả trong công việc.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật: không vi phạm quy định cấm

- Có ý thức trong bảo vệ môi trường: để phát triển bền vững trong trồng trọt

Luyện tập trang 8 Công nghệ 10: Người lao động cần làm thế nào để đáp ứng yêu cầu cơ bản của các ngành nghề phổ biến trong trồng trọt?

Trả lời:

Để đáp ứng yêu cầu cơ bản của các ngành nghề phổ biến trong trồng trọt, người lao động cần:

- Rèn luyện để có sức khỏe tốt

- Chịu khó tìm tòi, học hỏi để có kiến thức và kĩ năng trồng trọt

- Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc

- Tuân thủ các quy định của pháp luật

- Rèn luyện ý thức trong bảo vệ môi trường

Vận dụng trang 8 Công nghệ 10: Bản thân em có khả năng đáp ứng được yêu cầu cơ bản nào về nhân lực trồng trọt?

Trả lời:

Bản thân em đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản trong trồng trọt như:

- Có sức khỏe tốt

- Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt

- Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc

- Tuân thủ các quy định của pháp luật

- Có ý thức trong bảo vệ môi trường

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Phân loại cây trồng

Bài 3: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt

Ôn tập chủ đề 1: Giới thiệu chung về trồng trọt

Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng

Xem thêm tài liệu Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1 3,933 05/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: