Em hãy viết một bài tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường

Trả lời Vận dụng 2 trang 50 GDCD 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 7

1 405 lượt xem


Giải Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Vận dụng 2 trang 50 GDCD 7Em hãy viết một bài tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường (liên hệ với bản thân em).

Trả lời:

- Tình trạng bạo lực học đường liên tục xảy ra là nỗi bức xúc của xã hội và chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng.

- Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp THCS, đây là lứa tuổi mà cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thương rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu nhau qua diễn đàn, “chát” hay một số vụ việc là do học sinh có quan hệ khác giới, yêu đương sớm, ghen tuông nên ẩu đả, đánh nhau để trả thù.

- Theo tìm hiểu có một số các vụ việc HS gây gổ, đánh nhau, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Video với cảnh đấm đá, túm tóc của các nữ sinh khiến người xem không khỏi bàng hoàng về cuộc sống ngoài cổng trường của học sinh hiện nay. Vụ đánh nhau cũng thêm một lần nữa cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nhiều. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.

- Hãy chung tay để đẩy lùi, bài trừ bạo lực học đường. Vì đây không chỉ là trách nhiệm của tôi, của bạn, của trường học, của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Câu hỏi trang 44 GDCD 7: Em hãy chia sẻ một số tình huống bạo lực học đường mà em đã chứng kiến... 

Câu hỏi trang 46 GDCD 7: Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường... 

Câu hỏi trang 46 GDCD 7: Em hãy quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn và xác định... 

Câu hỏi trang 48 GDCD 7: Các bạn học sinh trong những hình ảnh trên đang gặp những tình huống nguy hiểm nào... 

Câu hỏi trang 48 GDCD 7: Em hãy cho biết bạn T đã làm gì để ứng phó với hành vi trêu chọc quá mức của các bạn... 

Câu hỏi trang 49 GDCD 7: Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó như thế nào với bạo lực trực tuyến... 

Luyện tập 1 trang 49 GDCD 7: Em hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định... 

Luyện tập 2 trang 49 GDCD 7: Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực học đường trong các tình huống... 

Luyện tập 3 trang 50 GDCD 7: T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị... 

Luyện tập 4 trang 50 GDCD 7: Em hãy thảo luận với các bạn và cho biết, vì sao khi ứng phó với bạo lực... 

Vận dụng 1 trang 50 GDCD 7: Cùng các bạn trong lớp xây dựng một hòm thư mang tên Điều em muốn nói... 

Vận dụng 2 trang 50 GDCD 7: Em hãy viết một bài tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường... 

1 405 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: