GDCD 7 Bài 4 (Cánh diều): Học tập tự giác, tích cực
Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 4.
Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
I. Mở đầu
Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
Trả lời:
- Suy nghĩ của em:
+ Có học chúng ta mới mở mang được tri thức trong cuộc sống bởi những gì ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ trên cả một đại dương mênh mông rộng lớn mà thôi vì vậy chúng ta cần phải không ngừng học hỏi.
+ Chúng ta cần phải coi trọng việc học, học tập mới có thể giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội được, rèn luyện bản thân và bồi dưỡng tri thực là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi học sinh chúng ta.
II. Khám phá
1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
Câu hỏi trang 20 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Hình 1: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách cố gắng hoàn thiện hết số lượng bài tập được giao, dù mệt cũng không bỏ dở.
- Hình 2: Các bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách chủ động phân chia công việc khi làm việc nhóm với nhau.
- Hình 3:
+ Bạn nữ đã thể hiện biểu hiện học tập tự giác, tích cực bằng cách khi gặp bài khó đã không nản chí, nghiêm túc suy nghĩ, cố gắng tìm ra cách giải bằng được.
+ Trong khi bạn nam chưa có biểu hiện học tập tự giác, tích cực bởi vì khi gặp bài khó, bạn đã nhanh chóng nản chí, từ bỏ không suy nghĩ cách giải.
- Hình 4: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách lập ra kế hoạch học tập phù hợp với bản thân và nghiêm túc, quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
- Hình 5: Bạn học sinh chưa tự giác, tích cực học tập. Bố mẹ nhắc nhở việc học bài nhưng bạn không nghe lời, vẫn ham chơi.
- Hình 6:
+ Bạn nữ đã học tập tự giác, tích cực khi chủ động làm hết bài tập được giao và còn nhắc nhở bạn nam cùng bàn về việc làm bài tập.
+ Trong khi bạn nam không hề học tập tự giác, tích cực vì không chủ động làm bài tập mà lại chờ để chép bài của bạn.
Yêu cầu b)
- Biểu hiện thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập:
+ Có mục tiêu học tập rõ ràng;
+ Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra;
+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở;
+ Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập;
+ Có phương pháp học tập chủ động;
+ Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
a) Theo em, vì sao Minh và Nga đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?
b) Em hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
|
|
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Trường hợp 1: Minh đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nhờ tinh thần học tập tự giác, tích cực; lên kế hoạch học tập hợp lí, chủ động tìm tòi và học hỏi kiến thức mới, không nản chí khi gặp bài khó mà quyết tâm tìm ra cách giải sáng tạo.
- Trường hợp 2: Nga đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nhờ tinh thần học tập tự giác, tích cực; quyết tâm theo đuổi đam mê tiếng Anh, xác định mục tiêu rõ ràng, lên kế hoạch học tập hợp lí; dù hoàn cảnh khó khăn cũng không nản chí, quyết vươn lên trong học tập.
Yêu cầu b)
- Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:
+ Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;
+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;
+ Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
III. Luyện tập
Trả lời:
- Mục tiêu phấn đấu trong năm học:
+ Hoàn thành mọi nhiệm vụ trong học tập mà thầy cô giao.
+ Đạt điểm cao trong các kì thi.
+ Đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.
- Để đạt được mục tiêu đó, em cần:
+ Lên kế hoạch học tập phù hợp.
+ Thực hiện học tập theo đúng kế hoạch, hoàn thành mọi bài tập được giao.
+ Tự tìm tòi làm các bài tập khó, nghĩ ra nhiều cách giải khác nhau.
+ Học hỏi thêm từ bạn bè, người thân và các trang học tập trên internet.
Trả lời:
- Việc làm thể hiện không tự giác, tích cực trong học tập:
+ Đến giờ học nhưng nếu đang xem dở bộ phim hoặc chơi dở một trò chơi thì xem hết, chơi hết mới đi học.
+ Học vội vàng, qua loa cho xong để đi chơi.
+ Khi gần kiểm tra mới ôn tập lại kiến thức
+ Khi gặp bài khó nghĩ không ra sẽ lên mạng chép lời giải hoặc chép bài của bạn.
- Cách khắc phục:
+ Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân.
+ Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt được mục tiêu.
+ Nhờ người thân hỗ trợ, nhắc nhở để dần dần rèn luyện sự tự giác, tích cực học tập.
+ Xem các chương trình, tấm gương tự giác, tích cực học tập.
Luyện tập 3 trang 23 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước của bản thân.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.
Trả lời:
A. Đồng tình. Vì mọi việc trên đời nếu muốn thành công đều cần đến kiến thức. Kiến thức càng nhiều thì làm mọi việc càng thành công và thuận lợi. Mà muốn trau dồi được nhiều kiến thức bổ ích thì cần phải chủ động học tập tự giác, tích cực.
B. Không đồng tình. Vì mỗi môn học đều đem lại những kiến thức khác nhau, có ích cho cuộc sống và tương lai. Chúng ta cần phải học tập đầy đủ tất cả các môn để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
C. Không đồng tình. Vì trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện xảy ra đột xuất, làm thay đổi hoàn cảnh của con người. Vì vậy tùy thuộc vào mỗi tình huống khác nhau mà cần phải điều chỉnh mục tiêu đã đề ra trở nên phù hợp với năng lực và hoàn cảnh hiện tại. Nếu mục tiêu không phù hợp với khả năng của bản thân thì sẽ khó đem lại kết quả như mong muốn.
D. Đồng tình. Vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
a) Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A?
b) Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- H là người biết học tập chủ động, tích cực; chịu khó làm thêm bài tập nâng cao để rèn luyện tư duy. Vì vậy, chắc chắn kết quả học của H sẽ được nâng cao.
- A không chủ động học tập tự giác, tích cực; chỉ làm các bài tập dễ cô giao mà bỏ qua các bài tập khó; không những vậy còn thuyết phục H đi chơi đừng làm bài tập.
Yêu cầu b) Nếu em là H, em sẽ khuyên A rằng nếu muốn nâng cao thành tích học tập thì chỉ làm những bài tập dễ cô giao thôi là không đủ. Khi làm thêm những bài tập nâng cao không những giúp ôn luyện lại kiến thức đã học, giúp hiểu sâu và nắm vững kiến thức, mà còn giúp rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo và tính kiên trì.
IV. Vận dụng
- Xác định mục tiêu của kế hoạch (mục tiêu học tập dài hạn có định hướng nghề nghiệp tương lai).
- Lập kế hoạch thực hiện và liệt kê những việc làm cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Trả lời:
- Mục tiêu của kế hoạch: Học tập tốt các kiến thức bậc học phổ thông để có kiến thức nền tảng, thi đỗ đại học, học chuyên ngành thiết kế đồ họa.
- Kế hoạch thực hiện
+ Học thật kĩ phần lí thuyết liên quan của bài tập, sau đó luyện tập thêm các bài tập cơ bản để nắm vững và hiểu kĩ lí thuyết hơn.
+ Khi đã nắm vững kiến thức rồi, em sẽ liên hệ nó với bài tập khó, phân tích đề bài thật kĩ và thử nhiều cách giải khác nhau cho đến khi tìm ra đáp án.
+ Chuẩn bị thật tốt kiến thức cho các kì thi.
+ Tìm hiểu các kiến thức về ngành thiết kế trên ineternet.
+ Tham gia khóa học làm quen với thiết kế đồ họa.
Trả lời:
- Phương pháp tổng hợp thông tin: Tổng hợp thông tin thông minh là khi từ một bài báo, một đoạn văn hay bài nghiên cứu của một học giả nào đó, đọc lướt và tìm ra cốt lõi của vấn đề, các luận điểm, luận cứ chứng minh chúng. Tìm ra các từ khóa, tóm tắt bài viết theo ngôn ngữ của chính mình ra giấy, vẽ sơ đồ tư duy hoặc đánh dấu những đoạn ngắn bằng bút nhớ.
- Làm việc nhóm: Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau. Học nhóm sẽ sinh ra sự trao đổi, có thể nhìn ra sự thiếu sót của bản thân mình và học hỏi thói quen tốt từ đối phương. Ngoài ra, học nhóm cũng là giải pháp tốt để ghi nhớ kiến thức qua mỗi lần tranh luận qua lại giữa các thành viên trong nhóm hoặc nhiều lần giảng bài cho người khác.
- Học qua website học trực tuyến: Hiện nay có rất nhiều trang website học trực tuyến ra đời.
- Phương pháp sử dụng và ghi nhớ “Sơ đồ tư duy”: Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một phương thức sử dụng hình ảnh và các nhánh để thể hiện diễn đạt một vấn đề, giúp não bộ con người có thể ghi nhớ một cách nhanh chóng qua các ý được phân cấp và có mối liên hệ với nhau. Phương pháp này khai thác được khả năng ghi nhớ và sự liên hệ giữa các thuộc tính dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc và các nhánh.
- Phương pháp Testing effect (Hiệu ứng kiểm tra): Hiệu ứng kiểm tra là phương pháp đưa ra các bài kiểm tra sau một khoảng thời gian học tập. Việc kiểm tra thường xuyên các kiến thức đã học sẽ giúp bạn hồi phục các dữ liệu từ trí nhớ.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Xem thêm tài liệu Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều