GDCD 7 Bài 6 (Cánh diều): Quản lí tiền
Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 6.
Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền
I. Mở đầu
- Cách quản lí chi tiêu là nên có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, hợp lí; chia nhỏ số tiền ra các khoản tương ứng với nhu cầu cuộc sống, tránh chi tiêu lãng phí.
II. Khám phá
1. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả
Câu hỏi trang 28 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
b) Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?
Trả lời:
Yêu cầu a)
Hình 1: Nhờ quản lí tiền hiệu quả, biết cách tiết kiệm tiền, bạn học sinh đã tích được đủ tiền để mua xe đạp mới.
Hình 2: Vì không biết cách quản lí tiền hiệu quả, bạn nam đã tiêu hết sạch tiền vào việc mua đồ chơi, nên khi xe đạp bị hỏng, bạn nam đã không có tiền để sửa xe mà phải dắt bộ về.
Hình 3: Nhờ quản lí tiền hiệu quả, nên người mẹ đã có sẵn một khoản tiền dự phòng để chi trả khi con phải nằm viện.
Hình 4: Nhờ quản lí tiền hiệu quả, hai chị em đã có riêng một khoản tiền tiết kiệm, vì vậy mà hai chị em có thể đóng góp vào quỹ vắc xin phòng Covid 19 Việt Nam.
Yêu cầu b)
- Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.
- Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
2. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả
Câu hỏi trang 29 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu nào?
b) Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu từ:
+ Tiền lì xì
+ Tiền thưởng/tiền học bổng
+ Tiền tiêu vặt từ bố mẹ cho hoặc tiền thưởng do bố mẹ thưởng
Yêu cầu b) Em có các khoản thu là tiền tiêu vặt bố mẹ cho, tiền lì xì, tiền bán thiệp sinh nhật. Các khoản thu chủ yếu đến từ việc học tập, từ bố mẹ cho, từ việc bán những thứ đồ do bản thân tự làm.
Câu hỏi trang 30 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
b) Em hãy xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Sử dụng tiền bằng cách chỉ tiêu vào những thứ thiết yếu và ưu tiên việc tiết kiệm tiền trước là những cách sử dụng tiền hợp lí.
- Còn việc có bao nhiêu liền chi tiêu hết vào những thứ mình thích là cách sử dụng tiền không hợp lí. Vì nếu không có một khoản tiền tiết kiệm mà cứ tiêu hết vào mọi thứ, thì đến khi có việc đột xuất, bất trắc xảy ra cần dùng đến tiền sẽ không đủ khả năng chi trả.
Yêu cầu b)
- Các khoản chi thiết yếu: Thực phẩm; Tiền điện, nước; Tiền xăng dầu, vé xe buýt; Quần áo, giày dép, đồ dùng cá nhân; Tiền học phí; Dụng cụ học tập
- Các khoản chi không thiết yếu: Tiền mua đồ chơi; Tiền mua quà vặt…
Câu hỏi trang 30 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chi tiêu cụ thể như thế nào?
b) Theo em, để quản lí tiền hiệu quả mỗi người cần thực hiện các nguyên tắc nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã chia tiền vào các mục đích chi tiêu cụ thể:
- Chi tiêu cho những thứ thiết yếu (35%)
- Chi tiêu cho mục đích học tập (30%)
- Chi tiêu vào mục đích giải trí (10%)
- Tiết kiệm (20%)
- Góp quỹ, ủng hộ người khác (5%)
Yêu cầu b) Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.
- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.
- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
3. Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân
Câu hỏi trang 30 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
a) Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách nào?
b) Em còn biết những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi?
Trả lời:
Yêu cầu a)
Hình 1: Bạn học sinh kiếm tiền bằng cách chăm sóc đàn gà để bán kiếm tiền.
Hình 2: Hai bạn kiếm tiền bằng cách tự làm đồ thủ công để bán lấy tiền.
Hình 3: Các bạn học sinh cùng thu gom giấy vụn để bán lấy tiền.
Yêu cầu b) Một số cách kiếm thêm thu nhập:
- Tự làm bánh, làm thiệp, làm đồ tái chế để bán
- Phụ giúp bố mẹ việc nhà để được thưởng
- Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi để được nhận thưởng.
III. Luyện tập
Luyện tập 1 trang 31 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.
Trả lời:
A. Không đồng tình. Vì học sinh cũng đã có những chi tiêu cần sử dụng đến tiền, nếu không biết quản lí tiền sẽ không biết sử dụng tiền một cách hợp lí. Quản lí tiền hiệu quả là một kĩ năng sống cần thiết mà mỗi người đều cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ.
B. Đồng tình. Vì quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp ta phân bổ nguồn tiền vào những khoản chi tiêu cụ thể, hợp lí, từ đó tránh được việc chi tiêu quá mức và qua việc tiết kiệm sẽ giúp ta có đủ tiền để mua những thứ mình thích.
C. Không đồng tình. Vì quản lí tiền không hề tốn thời gian, ngược lại quản lí tiền hiệu quả không những giúp ta chi tiêu hợp lí, chủ động mà còn giúp ta quản lí thời gian tốt hơn.
D. Đồng tình. Vì cuộc sống có thể có những sự cố bất ngờ xảy ra mà không báo trước. Khi đó, rất có thể chúng ta sẽ cần một khoản tiền lớn để chi trả cho những sự cố đó. Nếu như biết cách quản lí tiền hiệu quả, thì khi rơi vào những trường hợp đó ta sẽ không bị động, có đủ khả năng để chi trả.
E. Không đồng tình. Quản lí tiền hiệu quả là một kĩ năng sống rất tốt cho học sinh, để giúp cho học sinh có ý chí phấn đấu đạt được những điều mình muốn bằng năng lực bản thân, và biết san sẻ nỗi vất vả với bố mẹ.
A. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập.
B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.
C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.
E. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.
Trả lời:
- Trường hợp A. Việc làm của bạn K thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền dùng để mua đồ dùng học tập, không những thế còn góp phần bảo vệ môi trường vì hạn chế được rác thải.
- Trường hợp B. Bạn H không quản lí tiền hiệu quả. Vì việc nhịn ăn sáng vô cùng có hại đối với cơ thể con người, nhịn ăn sáng trong thời gian dài gây ra rất nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa và bệnh tật. Khi đó, số tiền mà bạn H tiết kiệm từ việc nhịn ăn sáng sẽ không thể bù lại được số tiền dùng để chữa bệnh về sau.
- Trường hợp C. Việc làm của bạn M thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Vì điện, nước dùng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền, vì vậy tiết kiệm điện, nước cũng chính là tiết kiệm tiền.
- Trường hợp D. Bạn X không biết cách quản lí tiền hiệu quả. Vì nếu có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, thì đến lúc có những sự cố bất ngờ xảy ra, bạn X sẽ không có tiền để chi trả.
- Trường hợp E. Việc làm của bạn D thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Vì dành một khoản để tiết kiệm thay vì tiêu hết chính là một biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả.
Trả lời:
- Mục tiêu quản lí tiền của em là tự chi trả được những khoản chi tiêu cá nhân trong kì nghỉ hè mà không cần xin bố mẹ và mua được cho bố mẹ một món quà trong dịp sinh nhật bố mẹ.
- Em sẽ chia số tiền 1 triệu đồng ra các khoản:
+ Tiền đăng kí khóa học bơi: 500.000 đồng
+ Tiền mua đồ dùng cá nhân 3 tháng hè: 300.000 đồng
+ Tiền mua quà tặng sinh nhật bố mẹ: 200.000 đồng
a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?
b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Việc làm của H đã thể hiện bạn là người không biết cách quản lí tiền bạc và chi tiêu hiệu quả. Việc H dùng hết tiền để mua một món đồ chơi khi chưa lên kế hoạch kĩ lưỡng là vô cùng phí phạm. Hơn nữa vì vậy mà H không còn tiền để mua chiếc máy tính cầm tay phục vụ cho việc học tập nữa.
Yêu cầu b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H rằng hãy cố gắng tập quản lí chi tiêu, không nên chi tiêu theo cảm tính thích gì mua đó, tập cách cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một thứ gì đó xem đó có phải là thứ thực sự cần thiết không, có ý nghĩa lâu dài hay không và nên duy trì cho bản thân một khoản tiền tiết kiệm. Bởi vì quản lí chi tiêu hiệu quả sẽ giúp H không rơi vào tình trạng chi tiêu quá mức, luôn ở trong trạng thái chủ động và có thể mua được những thứ cần thiết phục vụ cho cuộc sống.
Trả lời:
Một số cách tăng nguồn thu nhập phù hợp với học sinh:
- Thu gom giấy vụn, chai lọ, bìa các tông để bán
- Bán các sản phẩm thủ công từ các vật liệu tái chế
- Bán những sản phẩm tự làm được trong khả năng: vẽ tranh, làm bánh,...
- Phụ giúp cha mẹ việc nhà và chăm chỉ học tập để tham gia các cuộc thi nhận thưởng.
IV. Vận dụng
Vận dụng 1 trang 32 GDCD 7: Em hãy xây dựng “Quỹ học tập” hằng năm cho bản thân theo gợi ý sau:
- Xác định số tiền quỹ học tập được dùng cho các khoản nào?
- Tính toán số tiền cần thiết cho quỹ học tập.
- Liệt kê các việc sẽ làm để thực hiện mục tiêu đó.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với bản thân.
Trả lời:
- Số tiền quỹ học tập được dùng cho các khoản:
+ Mua sách vở, đồ dùng học tập
+ Đăng kí khóa học thêm trên internet
- Số tiền cần thiết cho quỹ học tập: 1 triệu đồng
- Các việc sẽ làm để thực hiện mục tiêu đó:
+ Chăm chỉ học tập, đạt thành tích cao
+ Bán các sản phẩm tự làm: thiệp, tranh, khăn len…
+ Bán các chai lọ, sách báo cũ…
+ Đánh máy, làm powerpoint giúp bố mẹ, anh chị…
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với bản thân.
Trả lời:
- Dùng cóc uống 1 lần hoặc các chai, lọ; cắt lấy phần đáy ống nhựa, nhưng chú ý đủ cao để cất bút, thước.
- Bạn có thể dán thêm băng dính màu cho đẹp nếu muốn.
- Đối với những hộp hình vuông, bạn có thể dùng băng dính để gắn liền chúng nếu nhu cầu sử dụng của bạn nhiều.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội
Xem thêm tài liệu Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều