Em hãy lập bảng quy trình thiết kế kĩ thuật (các bước thực hiện, nội dung, yêu cầu) một đồ dùng

Trả lời Câu 5 trang 67 SBT Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 8.

1 519 03/11/2023


Giải SBT Công nghệ 8 Ôn tập Chương 4

Câu 5 trang 67 SBT Công nghệ 8: Em hãy lập bảng quy trình thiết kế kĩ thuật (các bước thực hiện, nội dung, yêu cầu) một đồ dùng học tập đơn giản mà em quan tâm.

...……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Trả lời:

Quy trình thiết kế kĩ thuật (các bước thực hiện, nội dung, yêu cầu) kệ đựng đồ dùng học tập:

Các bước thực hiện

Nội dung

Yêu cầu

Bước 1. Hình thành ý tưởng thiết kế

- Nghiên cứu sự cần thiết của sản phẩm.

- Xác định các yêu cầu, mục tiêu cần đạt về công dụng của sản phẩm, đối tượng sử dụng sản phẩm, điều kiện sử dụng sản phẩm, …

- Kệ dùng để cất giữ các đồ dùng học tập.

- Các ngăn kệ phải chứa được dụng cụ học tập thông thường.

- Kệ có kích thước nhỏ gọn cân đối với bàn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp.

- Xác định được sự cần thiết của kệ đựng đồ dùng học tập.

- Xác định được cấu trúc của kệ đựng đồ dùng học tập.

- Xác định được kích thước, hình dạng, màu sắc của kệ đựng đồ dùng học tập.

Bước 2. Tiến hành thiết kế

- Thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm: kiểu dáng, màu sắc, ưu nhược điểm của các sản phẩm tương tự, các phương tiện hỗ trợ để thi công và chế tạo sản phẩm, …

- Đề xuất phương án thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu của sản phẩm.

- Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm.

- Nhược điểm của các loại kệ đã có: cồng kềnh, kích thước chưa phù hợp với bàn học.

- Kệ có kích thước khoảng: 100 mm × 150 mm × 150 mm. Kệ có ba ngăn gồm: ngăn đựng bút, ngăn đựng máy tính cầm tay, ngăn đựng các dụng cụ khác, …

- Kệ được làm bằng chất liệu cứng, chắc nhưng phải nhẹ: vãn gỗ dày 6 mm.

- Lập bản vẽ phác thảo kệ đựng đồ dùng học tập.

- Thu thập được hình ảnh một số dạng kệ đựng đồ dùng học tập.

- Xác định được ưu nhược điểm của các loại kệ đã có trên thị trường.

- Xác định được kích thước và kết cấu của kệ đựng đồ dùng học tập.

- Xác định được vật liệu dùng để chế tạo kệ đựng đồ dùng học tập.

- Xác định được vật liệu dùng để chế tạo kệ đựng đồ dùng học tập.

- Lập được bản vẽ phác thảo kệ đựng đồ dùng học tập.

Bước 3. Đánh giá phương án thiết kế

- Làm mô hình sản phẩm hoặc chế tạo thử nghiệm sản phẩm.

- Xác định sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đặt ra ban đầu.

- Xác định những chi tiết, bộ phận của sản phẩm cần thay đổi, cải tiến.

- Hoàn thiện phương án thiết kế.

- Làm mô hình các chi tiết bằng bìa cứng.

- Sắp xếp thử các đồ dùng học tập vào kệ, đặt thử kệ lên bàn học.

- Xác định những điểm cần điều chỉnh, sửa chữa: ngăn đựng bút cần rộng hơn các ngăn còn lại.

- Điều chỉnh, sửa chữa các điểm chưa phù hợp.

- Thực hiện được mô hình, kệ đựng đồ dùng học tập bằng bìa cứng.

- Xác định được sự phù hợp của kệ với các yêu cầu đã đặt ra.

- Xác định được những chi tiết cần sửa chữa.

- Phương án thiết kế đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra.

Bước 4. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm

Hoàn chỉnh các tài liệu kĩ thuật của sản phẩm: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, các hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Vẽ phác thảo và ghi kích thước của kệ đựng đồ dùng học tập.

Phác thảo và ghi được kích thước của kệ đựng đồ dùng học tập đã thiết kế.

1 519 03/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: