Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Lời giải Bài 30.10 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7.

1 1,333 26/10/2022


Giải SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 30.10 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể, sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

(Nguồn: thoxuan.thanhhoa.gov.vn)

a) Tại sao ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người?

b) Nêu những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn.

c) Tại sao trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên?

d) Nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm?

Lời giải:

a) Ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người vì: Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.

b) Những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn: Đau bụng, nôn mửa, xanh xao, chóng mặt,...

c) Trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên vì: Do trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm có sức đề kháng kém, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy giảm.

d) Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm:

- Đảm bảo điều kiện chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách, hợp vệ sinh.

- Nên mua thực phẩm tại những nơi uy tín, đã được kiểm định chất lượng.

- Tăng cường công tác quản lí, bài trừ các cơ sở sản xuất thực phẩm trái phép, không đảm bảo vệ sinh.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn uống khoa học.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 30.1 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người...

Bài 30.2 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày...

Bài 30.3 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Em hãy xác định những hoạt động sau đây sẽ cung cấp nước (+) hay làm mất nước (-) của cơ thể...

Bài 30.4 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua...

Bài 30.5 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy ghép chức năng của các loại mạch máu trong hệ tuần hoàn ở người...

Bài 30.6 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết...

Bài 30.7 trang 74 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những nguyên nhân nào sau đây gây ra thực trạng ô nhiễm thực phẩm hiện nay...

Bài 30.8 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có ba người A, B, C tham gia một nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu sử dụng nước của cơ thể...

Bài 30.9 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ/ cụm từ thích hợp sau vào chỗ trống: năng lượng, mạch máu, tiêu hoá cơ học...

Bài 30.11 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7: Em hãy cho biết những đối tượng trong bảng bên dưới cần cung cấp (+) hay cần hạn chế (-) ăn...

Bài 30.12 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp...

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính ở động vật

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

1 1,333 26/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: