Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA
Trả lời Bài tập 5 trang 15, 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.
Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 7: Tin yêu và ước vọng
Bài tập 5 trang 15, 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA
Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi
Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ
Một lát sau cũng từ phía đó
Trăng lên.
Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng
Một tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác
Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát
Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.
Trong ánh chớp nhoáng nhoàng là những đoàn xe
Buông bạt kín rủ ga đi vội
Trên đỉnh đồi vẫn vừng trăng đỏ ối
Tưởng cháy trong quẳng lửa bom bi
Những đồng chí công binh lầm lì
Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát
Trên áo giáp lấm đầy đất cát
Lộp độp cơn mưa bị sắt đuối tầm.
Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm
Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một
Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.
(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 67 – 68)
Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thể thơ và nêu những nét đặc sắc về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Những nét đặc sắc đó đóng góp gì vào việc biểu đạt cảm xúc của bài thơ?
Trả lời:
- Thể thơ của bài thơ: thể thơ tự do.
– Những đặc trưng của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ:
+ Số lượng tiếng trong các dòng không đều nhau: dòng 9 tiếng, dòng 8 tiếng, dòng 7 tiếng, dòng 2 tiếng,...
+ Vần chân, vần liền: đỏ – đó, nghe – xe, vội – ối, bi – lì, hát – cát, tầm – rầm,...
+ Bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, góp phần biểu đạt cảm xúc của bài thơ. Ví dụ: Câu thơ Trăng/lên chỉ có hai tiếng ngắt nhịp 1/1 nhấn mạnh sự xuất hiện của vầng trăng rạng rỡ – biểu tượng của hoà bình trong bối cảnh bom rơi đạn nổ ác liệt, từ đó tô đậm khát vọng hoà bình của nhà thơ, cũng là của mọi người dân Việt Nam. Câu thơ Trong ánh chớp nhoáng nhoàng/ cây cối ngả nghiêng có 9 tiếng, ngắt nhịp 5/4 miêu tả ánh chớp của bom nổ, nhấn mạnh ấn tượng về những hiểm hoạ rình rập thường xuyên, đe doạ những người chiến sĩ, từ đó làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời của những người lính.
Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai và ai là đối tượng hướng tới của cảm xúc đó?
Trả lời:
Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính đang sống và chiến đấu ở chiến trường, hằng ngày, hằng giờ đối mặt với bom rơi đạn nổ. Cảm xúc của anh dành cho những đồng chí, đồng đội đang ngày đêm sống trong thiếu thốn, hiểm anh dũng đang chiến đấu để giành độc lập, hoà bình như vầng trăng vượt lên nguy nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời; dành cho đất nước gian lao, trên quầng lửa để toả sáng.
Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghi lại mạch cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa.
Trả lời:
Quá trình vận động của cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa:
- Khổ 1: Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hai hình ảnh tương phản mà nhà thơ chứng kiến: trăng mọc lên từ đỉnh đồi hết những quầng lửa bom vừa cháy.
- Khổ 2, 3, 4: Cảm xúc của nhà thơ trước tinh thần chiến đấu dũng cảm quên mình vì nhân dân, đất nước, trong hiểm nguy vẫn lạc quan, yêu đời của những người lính công binh, lái xe,... Họ - những người con của đất nước đã chiến đấu quên mình để biến khát vọng hoà bình thành hiện thực.
- Khổ 5: Cảm xúc về sức mạnh của đất nước, dân tộc vượt lên gian lao giành độc lập, hoà bình.
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa. Theo em, việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa. Việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ - Quầng lửa – hiện thân của chiến tranh tàn khốc.
- Vầng trăng – biểu tượng cho hoà bình, cho đất nước.
- Hình ảnh vầng trăng vượt lên quầng lửa mọc lên cao biểu đạt tư thế, sức mạnh của đất nước trong chiến tranh.
Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, những hình ảnh nào đã hiện lên? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh ấy.
Trả lời:
Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, nhiều hình ảnh đã hiện lên:
- Một tổ công binh đang ngồi bên trạm gác, có chiến sĩ trẻ măng cất lên tiếng hát.
- Những đoàn xe buông bạt kín rú ga đi vội.
- Những đồng chí công binh lầm lì, mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát. Trên áo giáp lấm đầy đất cát.
Gợi ý cảm nhận về những hình ảnh ấy: Hình ảnh những người lính in dấu ấn của chiến tranh tàn khốc. Nhưng họ có tinh thần dũng cảm, không hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù; sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao; luôn lạc quan, yêu đời.
Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định các từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.
Trả lời:
– Các từ láy trong bài thơ: lốm đốm, nhoáng nhoàng, lầm lì, lộp độp, hun hút, rì rầm.
- Gợi ý tác dụng của một số từ láy:
+ Từ láy lộp độp trong câu thơ mô phỏng tiếng những trận bom bi ở trên cao rơi xuống chiến trường liên tiếp, từ đó làm nổi bật tính chất khốc liệt của chiến tranh.
+ Từ láy hun hút làm nổi bật hình ảnh những con đường ra mặt trận hẹp, kéo dài mãi, từ đó gợi liên tưởng đến một cuộc trường chinh gian khổ mà cả dân tộc đang trải qua.
Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm hứng chủ đạo nào đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ?
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ ngợi ca quê hương đất nước anh dũng, kiên cường vượt lên gian lao, gian khó để giành độc lập hoà bình.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay trong bài Đồng chí...
Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Người bộc lộ cảm xúc trong đoạn thơ là ai...
Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu những biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ...
Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính...
Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra phó từ trong câu sau và nêu ý nghĩa mà phó từ đó bổ sung: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh...
Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong SGK (tr. 57 – 58) và trả lời các câu hỏi...
Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào...
Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định người bộc lộ cảm xúc và đối tượng hướng tới của cảm xúc trong bài thơ...
Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định mạch cảm xúc của bài thơ...
Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có cảm nhận gì về hình ảnh những chiếc xe không kính...
Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn trong bài thơ...
Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng...
Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ Chỉ cần trong xe có một trái tim...
Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra một số từ ngữ trong bài thơ thể hiện đặc điểm ngôn ngữ của những người lính lái xe Trường Sơn...
Bài tập 3 trang 13, 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: KHÚC BẢY...
Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó...
Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong đoạn thơ và tình cảm, cảm xúc ấy được dành cho ai...
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra mạch cảm xúc của đoạn thơ...
Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cách chia khổ của đoạn thơ có gì đặc biệt...
Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ/một cánh chim mảnh như nét vẽ/nhiều đổi thay như một thoáng mây...
Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng...
Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ...
Bài tập 4 trang 14, 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: NGỌN ĐÈN ĐỨNG GÁC...
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thể thơ của bài thơ và nếu căn cứ để xác định thể thơ...
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai...
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì...
Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau...
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có cảm nhận như thế nào về cảm hứng chủ đạo của bài thơ...
Bài tập 5 trang 15, 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA...
Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định thể thơ và nêu những nét đặc sắc về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ...
Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai và ai là đối tượng hướng tới của cảm xúc đó...
Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghi lại mạch cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa...
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa...
Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, những hình ảnh nào đã hiện lên...
Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định các từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó...
Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm hứng chủ đạo nào đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ...
Bài tập 6 trang 16, 17, 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau của Lưu Quang Vũ và trả lời các câu hỏi: LÁ BƯỞI LÁ CHANH...
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ Lá bưởi lá chanh của nhà thơ Lưu Quang Vũ có phải là thơ tự do không...
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ và đối tượng của cảm xúc đó...
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm xúc của bài thơ vận động như thế nào...
Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh lá bưởi, lá chanh...
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chồi biếc bây giờ đứt nhựa /Thân cành đau không cây ơi...
Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong câu thơ Hương vị quê nhà quen thuộc quá có sự kết hợp từ nào đặc biệt...
Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ cảm hứng chủ đạo nào...
Bài tập 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 9 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Lá bưởi lá chanh của Lưu Quang Vũ...
Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 9 – 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa của Phạm Tiến Duật...
Bài tập 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đêm tối dù kéo dài thế nào đi chăng nữa thì bình minh cũng sẽ luôn ló rạng...
Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời...
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức