Điều kiên cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Mới nhất [Năm 2023]

Bạn đang gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3. Bạn không thể tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ( tham gia đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình ). Bạn đang lo lắng liệu doanh nghiệp của mình có đủ điều kiện để xin chứng chỉ hay cần chuẩn bị những hồ sơ gì. Bạn được cấp chứng chỉ không đúng với thứ hạng mà bạn mong muốn. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết này!

1 302 lượt xem


Điều kiên cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Mới nhất [Năm 2023]

Bạn đang gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 3. Bạn không thể tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ( tham gia đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình ). Bạn đang lo lắng liệu doanh nghiệp của mình có đủ điều kiện để xin chứng chỉ hay cần chuẩn bị những hồ sơ gì. Bạn được cấp chứng chỉ không đúng với thứ hạng mà bạn mong muốn. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết này!

1. Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là văn bản vắn tắt thể hiện năng lực của các doanh nghiệp xây dựng do bộ xây dựng và sở xây dựng địa phương cấp phép.

Các thông tư, nghị định quy định về cấp phép chứng chỉ năng lực xây dựng:

-         Luật xây dựng 2014;

-         Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

-         Thông tư 08/2018-TT/BXD.

Điều kiên cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Mới nhất [Năm 2023] (ảnh 1)

2. Quy định chung về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thi công xây dựng

Theo quy định khoản 38 điều 3 Luật Xây dựng thì “Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng”.

Theo điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định và phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại khi tham gia hoạt động thi công xây dựng.

Tổ chức tham gia hoạt động thi công công trình xây dựng quy định phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định;

Theo Điều 95 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì chứng chỉ năng lực thi công công trình xây dựng gồm có ba hạng, gồm: Hạng I, Hạng II, Hạng III. Đối với doanh nghiệp mới thành lập chỉ được cấp chứng chỉ năng lực hạng III, lý do là chứng chỉ năng lực hạng I, hạng II theo yêu cầu phải có kinh nghiệm thực hiện thi công các công trình tương tự đối với doanh nghiệp xin cấp chứng chỉ năng lực.

Kết luận: Như vậy đối với doanh nghiệp mới thành lập chỉ được phép thực hiện chứng chỉ năng lực hạng III theo quy định của pháp luật.

Điều kiên cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Mới nhất [Năm 2023] (ảnh 1)

3. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thi công hạng III của tổ chức thi công xây dựng

Là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tại Việt Nam;

Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

4. Điều kiện đối với nhân sự như sau

Theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, đối với nhân sự với từng loại chứng chỉ, như sau:

* Đối với tổ chức khảo sát khi xin chứng chỉ năng lực hạng III

- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;

- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

- Nhân sự chủ chốt:Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

- Nhân sự chuyên môn:Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực

- Kinh nghiệm hoạt động (Hợp đồng + Biên bản nghiệm thu): Không yêu cầu

* Đối với tổ chức lập quy hoạch, quy hoạch xây dựng, tư vấn quy hoạch hạng III

- Nhân sự: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

- Hợp đồng + Biên bản nghiệm thu: Không yêu cầu

* Đối với tổ chức thiết kế xây dựng công trình hạng III

- Cán bộ chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận

- Cán bộ chuyên môn:Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hạng III

- Hợp đồng kinh tế: Không yêu cầu

* Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án hạng III

- Nhân sự:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực

+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận

+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực

- Hợp đồng kinh tế: Không yêu cầu

* Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình hạng III

- Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận

- Nhân sự chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận

- Cán bộ phụ trách: Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận

- Công nhân: Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hạng III

- Kinh nghiệm: Không yêu cầu

Điều kiên cấp Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Hạng 3 Mới nhất [Năm 2023] (ảnh 1)

* Đối với tổ chức giám sát thi công hạng III

- Cán bộ chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hạng III

- Kinh nghiệm: Không yêu cầu

 

5. Hồ sơ và Tài liệu xin cấp chứng chỉ năng lực thi công hạng III

* Hồ sơ cần soạn thảo;

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3

- Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư;

* Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Tệp tin chứa ảnh hay bản scan từ bản chính của những văn bằng chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nghề, hợp đồng lao động của những nhân sự chủ chốt trong công ty có liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực xây dựng;

- Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động của các cá nhân chủ chốt (chỉ huy trưởng, giám sát trưởng, chủ nhiệm, chủ trì);

- Bản kê khai năng lực kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức, doanh nghiệp, công ty bao gồm bản scan Hợp đồng kinh tế + Biên bản nghiệm thu để chứng minh năng lực kinh nghiệm;

- Danh mục máy móc thiết bị có thể huy động được khi thực hiện thi công công trình;

1 302 lượt xem