Địa lí lớp 4 trang 87, 88, 89 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

Với giải Địa lí lớp 4 trang 87, 88, 89 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 4.

1 426 lượt xem
Tải về


Địa lí 4 Địa lí lớp 4 trang 87, 88, 89 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

Địa lí 4 trang 87 Trả lời câu hỏi mục 1:

Câu 1: Quan sát hình 1, kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên.

Địa lí lớp 4 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.

Trả lời:

Những cây trồng chính ở Tây Nguyên là:

- Cao su

- Cà phê

- Hồ tiêu

- Chè

...

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?

Địa lí lớp 4 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (ảnh 1)

Phương pháp giải:

So sánh diện tích trồng các loại cây công nghiệp của Tây Nguyên trong bảng số liệu => Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất.

Trả lời:

Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là: Cây cà phê (494 200 ha).

Câu 3: Hình 2 cho biết loại cây trồng nào có ở Buôn Ma Thuột? Tìm vị trí của địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

Địa lí lớp 4 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.

Trả lời:

- Hình 2 cho biết loại cây trồng có ở Buôn Ma Thuột là: Cây cà phê.

=> Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước.

- Trên bản đồ, Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Địa lí 4 trang 88 Trả lời câu hỏi mục 2:

Câu 1: Quan sát hình 1, kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.

Địa lí lớp 4 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.

Trả lời:

Những vật nuôi chính ở Tây Nguyên là: Bò, trâu và voi.

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết con vật nào được nuôi nhiều hơn ở Tây Nguyên?

Địa lí lớp 4 Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (ảnh 1)

Phương pháp giải:

So sánh số lượng các vật nuôi (bò, trâu) ở Tây Nguyên để tìm ra con vật được nuôi nhiều hơn ở Tây Nguyên.

Trả lời:

Theo bảng số liệu, con vật được nuôi nhiều hơn là Bò: 476 000 con.

Câu 3: Ở Tây Nguyên, voi được nuôi để làm gì?

Trả lời:

Ở Tây Nguyên, voi được nuôi để chở đồ, di chuyển, phục vụ du lịch...

Địa lí 4 trang 89 Bài 1: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.

Trả lời

Cây trồng chính ở Tây Nguyên:

- Cao su

- Hồ tiêu

- Cà phê

- Chè

Vật nuôi chính ở Tây Nguyên:

- Bò

- Trâu 

Địa lí 4 trang 89 Bài 2: Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời

- Thuận lợi: 

+ Đất đai: Phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất ba dan. Đất thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,...).

+ Khí hậu có phân hóa thành hai mùa mưa khô rõ rệt: Mùa mưa cung cấp đủ nước cho tưới tiêu, sinh hoạt của người dân. Mùa khô nhiều nắng thuận lợi cho việc phơi sấy các sản phẩm.

- Khó khăn: 

Vào mùa khô, khi nắng nóng kéo dài, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.

 Địa lí 4 trang 89 Bài 3: Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?

Trả lời

Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò:

- Có các cao nguyên rộng và tương đối bằng phẳng, nhiều đồng cỏ xanh tốt thuận lợi cho việc chăn thả.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa lí lớp 4 chi tiết, hay khác:

Địa lí lớp 4 trang 90, 91, 92, 93 Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)

Địa lí lớp 4 trang 93, 94, 95, 96 Bài 9: Thành phố Đà Lạt

Địa lí lớp 4 trang 97 Bài 10: Ôn tập - Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người miền núi và Trung Du

Địa lí lớp 4 trang 98, 99, 100 Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ

Địa lí lớp 4 trang 101, 102, 103 Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

 

1 426 lượt xem
Tải về