Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí lớp 7 chi tiết nhất
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí lớp 7 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa lí 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề thi Học kì 2 Địa lí lớp 7 năm 2022 có ma trận (1 đề)
Nội dung |
NB |
TH |
VD |
|
Bài 44 |
Dân cư và kinh tế châu Đại Dương |
2 |
1 |
1 |
Bài 45 |
Thiên nhiên châu Âu |
2 |
2 |
1 |
Bài 46 |
Dân cư, xã hội châu Âu |
3 |
1 |
|
Bài 47 |
Kinh tế châu Âu |
2 |
2 |
1 |
Bài 48 |
Khu vực Bắc Âu |
2 |
2 |
|
Bài 49 |
Khu vực Tây và Trung Âu |
3 |
2 |
|
Bài 50 |
Khu vực Nam Âu |
2 |
4 |
|
Bài 51 |
Khu vực Đông Âu |
2 |
2 |
|
Bài 52 |
Liên minh Châu Âu |
2 |
1 |
2 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Môn: Địa lí 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 2 Địa lí lớp 7 năm 2022 có ma trận đề số 1
Câu 1. Đất nước nổi tiếng với đồng hồ BigBen là
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Italia.
D. Tây Ban Nha.
Câu 2. Người bản địa chiếm % dân số là
A. 30%.
B. 40%.
C. 45%.
D. 20%.
Câu 3. Nguyên nhân khí hậu châu Âu mang tính hải dương sâu sắc là do
A. ba mặt có biển và đại dương bao bọc.
B. diện tích chủ yếu là vùng đồng bằng.
C. vị trí nằm trong đới ôn hoà.
D. đường bờ biển ít bị cắt xẻ.
Câu 4. Khoáng sản tập trung chủ yếu ở
A. Tây Thái Bình Dương.
B. Nam Thái Bình Dương.
C. Đông Thái Bình Dương.
D. Bắc Thái Bình Dương.
Câu 5. Địa hình chủ yếu của châu Âu là:
A. Cao nguyên cổ.
B. Đồng bằng.
C. Núi già.
D. Núi trẻ.
Câu 6. Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng được thể hiện nào sau đây?
A. Phát triển trọng điểm ở các nước Tây Âu, Nam Âu và Đông Âu.
B. Rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.
C. Phát triển ở một vài nước nhưng phục vụ cho mọi ngành kinh tế.
D. Rộng khắp các nước nhưng chỉ phục vụ ngành dịch vụ là chủ yếu.
Câu 7. Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm địa hình nào sau đây?
A. Miền núi trẻ ở phía Bắc, đồng bằng ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.
B. Đồng bằng ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và núi già ở phía Nam.
C. Miền núi già ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và đồng bằng ở phía Nam.
D. Miền đồng bằng phía Bắc, núi già ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.
Câu 8. Phần lớn diện tích Nam Âu là
A. Núi trẻ và sơn nguyên.
B. Núi già và đồng bằng.
C. Núi già và cao nguyên.
D. Núi trẻ và cao nguyên.
Câu 9. Nguyên nhân các ngành công nghiệp mới phát triển là do
A. Chính sách phát triển các ngành công nghiệp mới.
B. Sự hợp tác rộng rãi của các nước trong khu vực châu Âu.
C. Các ngành công nghiệp hiện đại chưa tiến bộ kịp.
D. Các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút.
Câu 10. Nước có nhiều núi lửa nhất ở Bắc Âu là
A. Phần Lan.
B. Thụy Điển.
C. Ai-xơ-len.
D. Na-Uy.
Câu 11. Lúa mạch được trồng nhiều ở
A. Ven biển phía tây.
B. Bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuyp.
C. Đồng bằng Tây và Trung Âu.
D. Vùng đất thấp ven Biển Bắc.
Câu 12. Các dân tộc châu Âu theo tôn giáo nào sau đây?
A. Đạo Thiên chúa.
B. Đạo Phật.
C. Bà La Môn.
D. Đạo Hin-đu.
Câu 13. Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng
A. lá Kim.
B. lá rộng.
C. hỗn giao.
D. lá cứng.
Câu 14. Nguyên nhân ngành trồng trọt ở các nước Bắc Âu khó phát triển là do
A. Nguồn nước tưới khó khăn.
B. Đất đai đầm lầy.
C. Khí hậu khắc nghiệt.
D. Địa hình hiểm trở.
Câu 15. Khoáng sản nào ở châu Đại Dương có trữ lượng chiếm tới 1/3 trữ lượng thế giới?
A. Niken.
B. Sắt.
C. Vàng.
D. Bôxít.
Câu 16. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông
A. chiếm 1/2 diện tích châu lục.
B. chiếm 2/3 diện tích châu lục.
C. chiếm 3/4 diện tích châu lục.
D. chiếm 1/3 diện tích châu lục.
Câu 17. Nguyên nhân sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao không phải do
A. Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.
B. Nông nghiệp gắn chặt với công nghiệp chế biến.
C. Nhiều giống cây trồng lai tạo năng suất cao.
D. Áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
Câu 18. Miền núi trẻ An-pơ là nơi phát triển mạnh ngành kinh tế nào sau đây?
A. Khai khoáng.
B. Trồng trọt.
C. Chăn nuôi.
D. Du lịch.
Câu 19. Đại bộ phận châu Âu có khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.
B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
D. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
Câu 20. Chiếm tỉ trọng cao hơn trong nông nghiệp châu Âu là
A. Đánh cá.
B. Đánh, bắt cá.
C. Trồng trọt.
D. Chăn nuôi.
Câu 21. Các hộ gia đình tổ chức sản xuất theo hướng nào sau đây?
A. Đa canh.
B. Chuyên môn hóa.
C. Độc canh.
D. Liên hiệp hóa.
Câu 22. Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào sau đây?
A. Ơ-rô-pê-ô-ít.
B. Ôt-xtra-lô-ít.
C. Môn-gô-lô-ít.
D. Nê-grô-ít.
Câu 23. Dãy núi An Pơ và Các Pat thuộc dạng địa hình nào sau đây?
A. Miền núi trẻ ở giữa.
B. Miền núi trẻ ở phía nam.
C. Miền đồng bằng phía bắc.
D. Miền núi già ở giữa.
Câu 24. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Âu?
A. Đan Mạch.
B. Na Uy.
C. Ai-xơ-len.
D. Thuỵ Điển.
Câu 25. Gia tăng tự nhiên ở châu Âu rất thấp, nhiều nước còn âm nhưng dân số vẫn tăng do
A. Tỉ lệ tử vong ở người già lớn.
B. Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
C. Thành phần dân nhập cư.
D. Chính sách dân số.
Câu 26. Thế mạnh không phải của các nước Bắc Âu là
A. Thủy năng.
B. Rừng.
C. Các loại khoáng sản.
D. Kinh tế biển.
Câu 27. Vùng tập trung đông dân nhất Ô-xtrây-li-a
A. Vùng tây bắc và tây nam.
B. Vùng phía đông, đông nam và tây nam.
C. Vùng trung tâm.
D. Vùng phía tây và tây bắc.
Câu 28. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?
A. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.
B. Mức độ đô thị hóa cao.
C. Mức độ đô thị hóa thấp.
D. Mức độ đô thị hóa rất thấp.
Câu 29. Đồng tiền chung được Liên minh châu Âu đưa vào sử dụng là
A. Rúp.
B. Bảng.
C. Đôla.
D. Ơ - rô.
Câu 30. Sản phẩm độc đáo của nền nông nghiệp Nam Âu là
A. Lúa mì.
B. Dê.
C. Ô liu.
D. Cừu.
Câu 31. Khu vực Nam Âu nằm trên vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất hay xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Bão tuyết.
B. Siêu bão.
C. Sóng thần.
D. Động đất.
Câu 32. Đặc điểm không phải của Đông Âu là
A. rừng và thảo nguyên chiếm diện tích nhỏ.
B. là một dải đồng bằng rộng lớn.
C. sông ngòi đóng băng về mùa đông.
D. có khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 33. Rừng tập trung chủ yếu ở các quốc gia nào sau đây?
A. Hi Lạp, Liên bang Nga và Thổ Nhĩ Kì.
B. Liên bang Nga, Bê-la-rút và U-crai-na.
C. Latvia, Thổ Nhĩ Kỹ và Hi Lạp.
D. Liên bang Nga, Bê-la-rút và Hi Lạp.
Câu 34. Quốc gia phát triển nhất trong khu vực Nam Âu là
A. Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha.
C. I-ta-li-a.
D. Liên Bang Đức.
Câu 35. Đông Âu có khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới hải dương.
B. Ôn đới lục địa.
C. Địa trung hải.
D. Cận nhiệt đới.
Câu 36. Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới không phải là do
A. Sử dụng đồng tiền chung.
B. Có chính sách kinh tế chung.
C. Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
D. Liên kết thành cường quốc quân sự.
Câu 37. Tự do lưu thông hàng hóa là
A. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.
B. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.
C. Hàng hóa các nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
Câu 38. Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?
A. 1957.
B. 1958.
C. 1951.
D. 1967.
Câu 39. Đông Âu có những cây trồng chủ yếu
A. lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường và hướng dương.
B. lúa mì, ngô, khoai lang, củ cải đường và hướng dương.
C. lúa gạo, ngô, khoai lang, củ cải đường và hướng dương.
D. lúa mì, cam, khoai tây, chanh và hướng dương.
Câu 40. Đặc điểm không nằm trong tự do di chuyển là
A. Tự do đi lại.
B. Tự do du lịch.
C. Tự do cư trú.
D. Tự do lựa chọn nơi làm việc.
BẢNG ĐÁP ÁN
1.A |
2.D |
3.A |
4.A |
5.B |
6.B |
7.D |
8.D |
9.B |
10.C |
11.C |
12.A |
13.B |
14.C |
15.D |
16.B |
17.C |
18.D |
19.D |
20.D |
21.A |
22.A |
23.B |
24.A |
25.C |
26.C |
27.B |
28.C |
29.D |
30.C |
31.D |
32.A |
33.B |
34.C |
35.B |
36.D |
37.C |
38.A |
39.A |
40.B |
Xem thêm các bộ đề thi Địa lí lớp 7 chọn lọc, hay khác:
Xem thêm các chương trình khác: