Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 7 học kì 2

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 7 học kì 2 giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa lí 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 759 12/06/2022
Tải về


Đề thi Địa lí lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (5 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Địa lí lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đô thị hóa ở châu Âu không đặc điểm nào sau đây?

A. Tỉ lệ dân thành thị cao.                                         

B. Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị.

C. Dân thành thị ngày càng tăng.                              

D. Đô thị hóa nông thôn phát triển.

Câu 2. Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.

B. Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

C. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

D. Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

Câu 3. Đại bộ phận châu Âu có khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.         

B. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Câu 4. Các khoảng sản chính của châu Đại Dương là

A. Boxit, dầu mỏ, vàng, đồng, apatit.

B. Boxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ.

C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, manga.

D. Sắt, niken, đồng, sắt, apatit, kim cương.

Câu 5. Ngôn ngữ số người sử dụng nhiều nhất ở châu Âu là

A. Tiếng Nga.

B. Tiếng Đức.

C. Tiếng Pháp.

D. Tiếng Anh.

Câu 6. Chiếm tỉ trọng cao hơn trong nông nghiệp châu Âu là

A. Đánh cá.

B. Đánh, bắt cá.

C. Trồng trọt.

D. Chăn nuôi.

Câu 7. Nguyên nhân các ngành công nghiệp mới phát triển là do

A. sự hợp tác rộng rãi của các nước trong khu vực châu Âu.

B. các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút.

C. các ngành công nghiệp hiện đại chưa tiến bộ kịp.

D. chính sách phát triển các ngành công nghiệp mới.

Câu 8. Khí hậu ôn đới lục địa có ở khu vực nào sau đây?

A. Các nước Tây Âu.

B. Các nước Bắc Âu.

C. Các nước Đông Âu.

D. Các nước Nam Âu.

Câu 9. Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào sau đây?

A. Ơ-rô-pê-ô-ít.

B. Ôt-xtra-lô-ít.

C. Nê-grô-ít.

D. Môn-gô-lô-ít.

Câu 10. Lúa mạch được trồng nhiều ở

A. Bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuyp.

B. Ven biển phía tây.

C. Vùng đất thấp ven Biển Bắc.

D. Đồng bằng Tây và Trung Âu.

Câu 11. Nước có nhiều hồ - đầm nhất Bắc Âu là

A. Thụy Điển.

B. Ai-xơ-len.

C. Phần Lan.

D. Na Uy.

Câu 12.  Lĩnh vực không phải mục đích của EU là

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Luật pháp.

D. Nội vụ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm). Nêu khác biệt về kinh tê của Ồ-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.

Câu 2 (1,5 điểm). Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao?

Câu 3 (2,5 điểm). Nêu các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.C

2.A

3.B

4.B

5.D

6.D

7.A

8.C

9.A

10.D

11.C

12.B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len: nền kinh tê” phát triển.

+ Thu nhập bình quân đầu người cao (Ồ-xtrây-li-a: 20.337,5; Niu Di-len: 13.026,7).

+ Nổi tiếng về xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,…

+ Các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chê” biến thực phẩm,… rất phát triển.

- Các quốc đảo còn lại: đều là những nước đang phát triển.

+ Kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt,…), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani,…), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…), gỗ.

+ Trong công nghiệp, phát triển nhất là ngành chế biến thực phẩm.

Câu 2:

Ba nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao:

- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

- Nông nghiệp gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Câu 3:

Các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu.

- Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm một nửa diện tích châu Âu. Phía bắc có địa hình bàng hà, phía nam, ven biển Cax-pi có dải đất thấp hơn mực đại dương tới 28m.

- Khí hậu ôn đới lục địa. Càng đi về phía đông hoặc đông nam, tính chất lục địa càng sâu sắc; phía bắc có khí hậu lạnh, phía nam mùa đông ngắn dần và khí hậu ấm dần.

- Sông ngòi đóng băng về mùa đông.

- Rừng và thảo nguyên có diện tích rộng lớn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Địa lí lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ nào sau đây?

A. Các ngôn ngữ khác.

B. Đan xen hai ngôn ngữ.

C. Hi lạp.

D. Giec-man.

Câu 2. Vùng Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở

A. LB Nga.

B. Đức.

C. Pháp.

D. Anh.

Câu 3. Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Phát triển ở một vài nước nhưng phục vụ cho mọi ngành kinh tế.

B. Rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.

C. Rộng khắp các nước nhưng chỉ phục vụ ngành dịch vụ là chủ yếu.

D. Phát triển trọng điểm ở các nước Tây Âu, Nam Âu và Đông Âu.

Câu 4. Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là

A. An-pơ.                             

B. Xcan-đi-na-vi.                  

C. Cát-pát.                            

D. Py-rê-nê.

Câu 5. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành

A. nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

B. nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

C. nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Câu 6. Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở châu Âu là

A. Trang trại và các vùng nông nghiệp.

B. Hộ gia đình và hợp tác xã.

C. Hộ gia đình và các trang trại.

D. Trang trại và hợp tác xã.

Câu 7. Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác là

A. Anh, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kì.

B. Anh, Pháp, Hoa Kì và Chi-lê.

C. Đức, Anh, Nga, Hoa Kì.

D. Pháp, Đức, Anh, Hoa Kì.

Câu 8. Khí hậu địa trung hải có ở khu vực nào sau đây?

A. Các nước Đông Âu.          

B. Các nưốc Tây Âu.

C. Các nước Bắc Âu.                                                 

D. Các nước Nam Âu.

Câu 9. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?

A. Mức độ đô thị hóa thấp.

B. Mức độ đô thị hóa rất thấp.

C. Mức độ đô thị hóa cao.

D. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.

Câu 10. Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm địa hình nào sau đây?

A. Đồng bằng ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và núi già ở phía Nam.

B. Miền núi già ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và đồng bằng ở phía Nam.

C. Miền núi trẻ ở phía Bắc, đồng bằng ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.

D. Miền đồng bằng phía Bắc, núi già ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.

Câu 11. Nước có nhiều núi lửa nhất ở Bắc Âu là

A. Phần Lan.

B. Na-Uy.

C. Ai-xơ-len.

D. Thụy Điển.

Câu 12. Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là

A. EU.

B. APEC.

C. ASEAN.

D. NAFTA.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,5 điểm). Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?

Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu.

Câu 3 (2 điểm). Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.D

2.B

3.B

4.A

5.C

6.C

7.B

8.D

9.A

10.D

11.C

12.A

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phía tây chịu ảnh hưởng của biển lớn.

- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.

- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.

Câu 2:

Sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu.

- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao.

- Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không,… nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Câu 3:

Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong cốc hình thức tổ chức kinh tê khu vực hiện nay trên thế giới, vì:

- Có chính sách kinh tế chung.

- Sử dụng đồng tiền chung.

- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Địa lí lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đô thị hóa ở châu Âu không đặc điểm nào sau đây?

A. Dân thành thị ngày càng tăng.

B. Tỉ lệ dân thành thị cao.

C. Đô thị hóa nông thôn phát triển.                          

D. Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị.

Câu 2. Nguyên nhân các ngành công nghiệp mới phát triển là do

A. sự hợp tác rộng rãi của các nước trong khu vực châu Âu.

B. các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút.

C. các ngành công nghiệp hiện đại chưa tiến bộ kịp.

D. chính sách phát triển các ngành công nghiệp mới.

Câu 3. Các khoảng sản chính của châu Đại Dương là

A. Boxit, dầu mỏ, vàng, đồng, apatit.                       

B. Boxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ.

C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, manga.             

D. Sắt, niken, đồng, sắt, apatit, kim cương.

Câu 4. Ngôn ngữ số người sử dụng nhiều nhất ở châu Âu là

A. Tiếng Nga.

B. Tiếng Đức.

C. Tiếng Anh.

D. Tiếng Pháp.

Câu 5. Đại bộ phận châu Âu có khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

B. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

C. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.         

D. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

Câu 6. Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào sau đây?

A. Nê-grô-ít.

B. Môn-gô-lô-ít.

C. Ơ-rô-pê-ô-ít.

D. Ôt-xtra-lô-ít.

Câu 7. Khí hậu ôn đới lục địa có ở khu vực nào sau đây?

A. Các nước Nam Âu.           

B. Các nước Tây Âu.

C. Các nước Bắc Âu.

D. Các nước Đông Âu.

Câu 8. Chiếm tỉ trọng cao hơn trong nông nghiệp châu Âu là

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Đánh, bắt cá.

D. Đánh cá.

Câu 9. Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm nào sau đây?

A. Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

B. Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.

C. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

D. Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

Câu 10.  Lĩnh vực không phải mục đích của EU là

A. Luật pháp.

B. Kinh tế.

C. Nội vụ.

D. Chính trị.

Câu 11. Nước có nhiều hồ - đầm nhất Bắc Âu là

A. Ai-xơ-len.

B. Thụy Điển.

C. Na Uy.

D. Phần Lan.

Câu 12. Lúa mạch được trồng nhiều ở

A. Bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuyp.

B. Vùng đất thấp ven Biển Bắc.

C. Đồng bằng Tây và Trung Âu.

D. Ven biển phía tây.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm). Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.

Câu 2 (1,5 điểm). Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng như thế nào?

Câu 3 (2,5 điểm). Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.A

2.A

3.B

4.C

5.B

6.C

7.D

8.A

9.B

10.D

11.D

12.C

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.

- Phân bố dân cư không đều:

+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông TBD.

+ Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thê” kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

Câu 2:

Sự phát triển đa dạng của lĩnh vực dịch vụ châu Âu.

- Hoạt động dịch vụ ở châu Âu thâm nhập rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.

- Phát triển nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, giáo dục, xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch.

Câu 3:

Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu.

- Miền đồng bằng phía bắc:

+ Nằm giáp biển Bắc và biển Ban-tích.

+ Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu.

+ Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.

+ Vùng đất này hiện nay đang lún xuống mỗi năm vài xăngtimet.

- Miền núi già ở giữa: các khôi núi ngăn cách nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa.

- Miền núi trẻ ở phía nam: gồm các dãy An-pơ và Các-pát.

+ Dãy An-pơ đồ sộ, dài 1.200km, gồm nhiều dải núi chạy song song, với các đỉnh cao trên 3.000m.

+ Dãy Các-pát dài gần 1.500km, thấp hơn dãy An-pơ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Địa lí lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở châu Âu là

A. Hộ gia đình và hợp tác xã.

B. Trang trại và các vùng nông nghiệp.

C. Trang trại và hợp tác xã.

D. Hộ gia đình và các trang trại.

Câu 2. Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là

A. Cát-pát.

B. Xcan-đi-na-vi.

C. An-pơ.

D. Py-rê-nê.

Câu 3. Khí hậu địa trung hải có ở khu vực nào sau đây?

A. Các nước Đông Âu.

B. Các nưốc Tây Âu.

C. Các nước Nam Âu.

D. Các nước Bắc Âu.

Câu 4. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?

A. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.

B. Mức độ đô thị hóa rất thấp.

C. Mức độ đô thị hóa cao.

D. Mức độ đô thị hóa thấp.

Câu 5. Vùng Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở

A. LB Đức.

B. Pháp.

C. Anh.

D. LB Nga.

Câu 6. Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Phát triển ở một vài nước nhưng phục vụ cho mọi ngành kinh tế.

B. Rộng khắp các nước nhưng chỉ phục vụ ngành dịch vụ là chủ yếu.

C. Phát triển trọng điểm ở các nước Tây Âu, Nam Âu và Đông Âu.

D. Rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.

Câu 7. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:

A. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

B. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

C. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Câu 8. Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ nào sau đây?

A. Các ngôn ngữ khác.

B. Giec-man.

C. Hi lạp.

D. Đan xen hai ngôn ngữ.

Câu 9. Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác như:

A. Anh, Pháp, Hoa Kì và Chi-lê.                               

B. Anh, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kì.

C. Pháp, Đức, Anh, Hoa Kì.                                      

D. Đức, Anh, Nga, Hoa Kì.

Câu 10. Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là

A. ASEAN.

B. APEC.

C. EU.

D. NAFTA.

Câu 11. Nước có nhiều núi lửa nhất ở Bắc Âu là

A. Ai-xơ-len.

B. Phần Lan.

C. Na-Uy.

D. Thụy Điển.

Câu 12. Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm địa hình nào sau đây?

A. Miền núi già ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và đồng bằng ở phía Nam.

B. Miền đồng bằng phía Bắc, núi già ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.

C. Miền núi trẻ ở phía Bắc, đồng bằng ở giữa và núi trẻ ở phía Nam.

D. Đồng bằng ở phía Bắc, núi trẻ ở giữa và núi già ở phía Nam.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3,5 điểm). So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

Câu 2 (2 điểm). Nêu những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất.

Câu 3 (1,5 điểm). Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu?

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.D

2.C

3.C

4.D

5.A

6.D

7.B

8.B

9.A

10.C

11.A

12.B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa

+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18°c, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8°C. Khí hậu ồn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12°c. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa. 

+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.

- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

+ Nhiệt độ: khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25°c, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10°c. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất là 30°c, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng -12°c. Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh và ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.

+ Lượng mưa: khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bình năm gần l.000 mm, nhưng tập trung vào thu - đông, mùa khô là mùa hạ. Khí hậu ôn đới lục địa có lượng mưa hàng năm từ 400 - 600mm, mưa vào mùa hạ. Như vậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới có mùa mưa khác nhau.

Câu 2:

Những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất:

- Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng về mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

- Đất đai xấu, không thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt.

Câu 3:

- Nông nghiệp còn chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; sản xuất theo quy mô nhỏ.

- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp cũng chỉ tập trung ở phía Bắc đất nước.

Xem thêm các bộ đề thi Địa lí lớp 7 chọn lọc, hay khác:

1 759 12/06/2022
Tải về