Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2.

1 415 04/10/2024


Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm về môi trường trong cơ thể .

Giải:

Là môi trường tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất ba gồm máu, bạch huyết và nước mô.

Câu 2: Nêu khái niệm về cân bằng môi trường trong của cơ thể.

Giải:

Là sự duy trì ổn định các điều kiện vật lí, hóa học môi trường trong cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa cân bằng khác nhau.

Câu 3: Vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.

Giải:

Đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường, giúp cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 4: Chỉ số glucose trong máu cho biết gì?

Giải

Cho biết nồng độ hoặc tỉ lệ đường glucose có trong 1 lít máu.

Câu 5: Chỉ số uric acid cho biết gì?

Giải:

Cho biết nồng độ uric acid có trong 1 lít máu.

Câu 6: Người ta dựa vào tỉ lệ đường glucose hoặc chỉ số uric acid trong máu để làm gì?

Giải:

Để đánh giá mức độ mắc bệnh của một người.

CÂU 7 : VÌ SAO MÁU TỪ PHỔI VỀ TIM RỒI TỚI CÁC TẾ BÀO CÓ MÀU ĐỎ TƯƠI, CÒN MÁU TỪ CÁC TẾ BÀO VỀ TIM RỒI TỚI PHỔI CÓ MÀU ĐỎ THẪM ?

Giải:

Máu từ phổi về tim được mang nhiều 02 nên có màu đỏ tươi do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với ơ2 sẽ có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều C02 nên có màu đỏ thẫm do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với C02 có màu đỏ thẫm.

Câu 8: Hãy nêu cấu tạo của hệ thần kinh.

Giải:

Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương (não bộ, tủy sống), bộ phận ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh).

Câu 9: Nêu khái niệm chức năng của hệ thần kinh.

Giải:

Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Câu 10: Để phòng chống bệnh về hệ thần kinh cần làm những gì?

Giải:

Nên ngủ đủ giấc; làm việc, nghỉ ngơi hợp lí; tránh lo âu, phiền muộn; tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh,..

Câu 11: Hãy nêu chức năng của mắt.

Giải:

Quá trình thu nhận ánh sáng: ánh sáng phản chiếu từ vật tới mắt giúp ta nhận biết về hình dạng, độ lớn của vật và màu sắc.

Câu 12: Để phòng chống bệnh về mắt chúng ta cần làm gì?

Giải:

Giữ vệ sinh mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lí, đọc sách nơi đủ ánh sáng, không dùng chung khăn,…

Câu 13: Để phòng, chống các bệnh về tai cần làm gì?

Giải:

Cần giữ vệ sinh tai, mũi, họng; tránh nghe âm thanh có cường độ cao

Câu 14: Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái?

Giải:

Khi có âm thanh, chúng sẽ tác động lên không khí, làm không khí chuyển động dưới dạng sóng. Sóng lan truyền trong không khí và đến tai của ta, hai lỗ tai có hai màng nhĩ và hai màng nhĩ này tiếp nhận sóng từ không khí lan truyền tới. Nếu âm phát ra từ bên phải thì nó sẽ tác động lên tai ở bên phải trước. Tác động này sẽ được các noron thần kinh cảm nhận và truyền đến thần kinh trung ương. Ở đây sẽ phân tích âm truyền đến và truyền lại phản xạ cho các bộ phận cơ thể.

Câu 15: Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?

Giải

Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

Câu 16: Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt?

Giải:

Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong điều hòa thân nhiệt vì điều hòa dị hóa ở tế bào tức điều hòa sự sinh nhiệt, điều hòa co dãn mạch máu dưới da, điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông, từ đó điều tiết sự tỏa nhiệt.

Câu 17: Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?

Giải:

Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc giãn mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ:

– Khi trời nóng, mao mạch dưới da giãn, da nhìn rất hồng hào, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi → Tăng thải nhiệt, làm nhiệt độ ổn định.

- Khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co, có thể có hiện tượng nổi gai ốc → Tăng giữ nhiệt cho cơ thể.

Câu 18: Đặc điểm giúp lạc đà sống trong môi trường hoang mạc khắc nghiệt.

GIẢI:

các đặc điểm bên ngoài giúp chúng thích nghi với đời sống thiếu nước. Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng.

Câu 19: Chức năng của hệ sinh dục là gì?

Giải:

Đảm nhận chức năng sinh sản và duy trì

Câu 20: Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục nam.

Giải:

Cơ quan sinh dục nam gồm các bộ phận: tinh hoàn chứa trong bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt, tuyến hành, dương vật

Câu 21: Chức năng của cơ quan sinh dục nam.

Giải:

Chức năng sản xuất, lưu giữ, nuôi dưỡng tinh trùng và giải phóng tinh trùng trong quá trình thụ tinh; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh tinh trùng.

Câu 22: Thụ tinh là gì?

Giải

Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng trong ống dẫn trứng tạo thành hợp tử.

Câu 23: Thụ thai là gì?

Giải:

thụ thai là quá trình phôi bám vào niêm mạc tử cung, làm tổ và phát triển thành thai.

Câu 24: Kinh nguyệt là gì?

Giải:

Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra khi trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu.

Câu 25: Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai tuổi vị thành niên?

Giải:

- Để tránh mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên cần:

+ Giữ tình bạn trong sáng, lành mạnh.

+ Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh.

+ Quan hệ tình dục an toàn bảo vệ sức khỏe chính bản thân và giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn (sử dụng các biện pháp tránh thai như: sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai,...)

+ Tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục không an toàn.

Câu 26: Môi trường sống là gì?

Giải:

Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Câu 27: Có mấy loại môi trường sống? hãy kể tên

Giải:

Các loại môi trường sống gồm: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

Câu 28: Nhân tố sinh thái là gì?

Giải:

Là những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.

Câu 29: Giới hạn sinh thái là gì?

Giải:

Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nếu nằm ngoài khoảng giới hạn này thì sinh vật sẽ yếu dần và chết.

Câu 30: Hãy nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sau:

a)Trong một ngày (từ sáng tới tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

  1. b) Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
  2. c) Sự thay đổi về nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?

Giải:

  1. a) Trong một ngày (từ sáng đến tối) cường độ ánh sáng tăng dần tự sáng đến trưa và giảm dần từ trưa đến tối, góc độ chiếu sáng cũng thay đổi theo thời gian.
  2. b) Ở nước ta, ngày mùa hè dài hơn ngày mùa đông.
  3. c) Nhiệt độ tăng cao trong các tháng mùa hè và giảm thấp trong các tháng mùa đông, mùa xuân là thời gian chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè nên nhiệt độ theo hướng tăng dần, mùa thu là thời gian chuyển tiếp từ hè sang đông nên nhiệt độ giảm dần. Nhiệt độ trong 1 năm tăng giảm dựa theo chu kì quay của trái đất quanh mặt trời.

Câu 31: Quần xã sinh vật là gì?

Giải:

Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau với môi trường.

Câu 32: Nêu đặc trưng quần xã sinh vật.

Giải:

- độ đa dang được thực hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài có trong quần xã.

- dựa vào vai trò, số lượng, các loài trong quần xã được chia thành loài ưu thế và loài đặc trưng.

Câu 33: Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ quần xã sinh vật.

Giải:

Bảo vệ môi trường sống, xây dựng các khu bảo tồn, phục hồi các quần xã đang suy thoái,…

Câu 34: Em hãy cho biết những ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật, những ví dụ nào không phải là quần thể sinh vật? vì sao?

a, các cá thể loài tôm sống trong hồ

b, các cây lúa trên cánh đồng lúa

c, tập hợp các loài cá trong ao

d, bầy voi trong rừng rậm châu Phi

e, các loài thực vật trong rừng mua

g, các con chó sói sống trong một khu rừng

Giải

Quần thể sinh vật cần có 3 yếu tố căn bản:

- tập hợp các cá thể cùng loài

- cùng sống trong 1 khu vực

- có khả năng sinh sản tạo thế hệ sau

=> ví dụ về quần thể là: b,d,g

Câu 35: Trong một ao cá tự nhiên có những quần thể nào?

Giải:

Trong ao tự nhiên có quần thể: cá chép, cá rô, cá rô phi, ốc nhồi, ốc vặn, chai, cua,…

Câu 36: Ao cá, rừng,... được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì? Các quần thế sinh vật có mối quan hệ với nhau như thế nào trong quần xã?

Giải:

- Quần xã sinh vật là 1 tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian nhất định.

- Các quần thể có mối quan hệ chặt chẽ giúp ổn định cấu trúc của quần xã.

Câu 37: Em hãy liệt kê các quần thể sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn ven biển.

Giải:

- rừng mưa nhiệt đới có các quần thể: rắn, hươu, cây xưa, rêu, dương xỉ, muỗi,....

- Rừng ngập mặn: đước, sú, vẹt, cua, ốc, ...

Câu 38: Em hãy lấy ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh với số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.

Giải:

Loài ếch vào mùa mưa do thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, nhiều mưa nên số lượng cá thể tăng cao. Nhưng khi mùa khô, thời tiết nóng, độ ẩm thấp, ít mưa thì số lượng ếch giảm xuống.

Câu 39: Theo em, khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã?

Giải:

Cân bằng sinh học là khi số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.

Câu 40: Nêu khái niệm về cân bằng tự nhiên.

Giải:

Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã và hệ sinh thái, đảm bảo sinh vật có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Câu 41: Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.

Giải:

- mất cân bằng tự nhiên có thể xảy ra do sự tác động của điều kiện môi trường và con người; khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư,….các loài sinh vật

Câu 42: Nêu một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên

Giải:

Thực hiện các biện pháp hạn chế sự gia tăng hoặc suy giảm quá mức số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.

Câu 43: Nêu ví dụ về cân bằng tự nhiên

Giải

- Ví dụ:

+ Giàn mướp phát triển xanh tốt, bọ xít phát triển mạnh, tăng số lượng nhiều. Tuy nhiên, khi số lượng bọ xít quá nhiều, lượng thức ăn không đủ thì số lượng bọ xít sẽ giảm mạnh.

+ Sau những mùa lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất mạnh nhưng sau đó nguồn thức ăn dồi dào và sự cạnh tranh không cao nên số lượng chuột lại tăng lên nhanh chóng.

Câu 44: Hãy nêu tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã hội

Giải:

Qua các thời kì phát triển xã hội, sự tác động của con người đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường như: làm mất diện tích rừng, ô nhiêm môi trường, mất cân bằng tự nhiên,…

Câu 45: Ô nhiêm môi trường là gì?

Giải:

Là hiện tượng môi trường bị thay đổi các tính chất gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và các loài sinh vật.

Câu 46: Nêu một số ví dụ về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

Giải:

+ Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm,bị khai thác bừa bãi.Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn:thiên tai lũ lụt,ảnh hưởng đến điều kiện sống,sức khỏe,tính mạng con người.

Câu 47: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với sức khoẻ và đời sống vật chất, tinh thần của con người ?

Giải:

Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên :

+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

+Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức.

+Tạo cuộc sống tinh thần :làm cho con người vui tươi ,khỏe mạnh,làm giàu đời sống tinh thần.

Câu 48: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?

Giải:

+Bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường trong sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục những hậu quả xấu do con người gây ra

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lý và thường xuyên tu bổ, tái tạo, những tài nguyên có thể phục hồi được.

1 415 04/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: