Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 8 Giữa kì 1.

1 724 14/04/2024


Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 8 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

Ôn tập

A/ TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Chọn phương á n tr ả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Khi đun nóng hoá chất trong ố ng nghiệm cần kẹp ố ng nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ố ng nghiệm tính từ miệng ố ng?

A. 1/2. B. 1/4. C. 2/3. D. 1/3.

Câu 2: Phản ứng hóa học là:

A. Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí

B. Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng

C. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Hòa tan đường vào nước là:

A. Phản ứng hóa học. B. Phản ứng tỏa nhiệt.

C. Phản ứng thu nhiệt. D. Sự biến đổi vật lí.

Câu 4: Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid.

Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."

A. Đơn chất, hydrogen, OH− B. Hợp chất, hydrogen, H+

C. Đơn chất, hydroxide, OH− D. Hợp chất, hydroxide, H+

Câu 5: Dãy các base tan trong nư ớc gồm:

A. NaOH; KOH; Ba(OH)2 B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3.

C. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3. D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2.

Câu 6: Thang pH được dùng để:

A. biểu thị độ acid của dung dịch. B. biểu thị độ base của dung dịch

C. biểu thị độ acid, base của dung dịch. D. biểu thị độ mặn của dung dịch

Câu 7: Oxide nào sau đây có kh ả năng phản ứng với cả dung dịch acid và base?

A. CaO B. ZnO C. CuO D. CO

Câu 8: Thành phần của oxide bắt buộc phải chứa nguyên tố nào dưới đây?

A. Oxygen B. Halogen C. Hydrogen D. Sulfur.

Câu 9: Muố i không tan trong nước là :

A. CuSO4 B. CaSO4 C. Ca(NO3)2 D. BaSO4

Câu 10: Phân bón trung lượng cung cấ p những nguyên tố dinh dưỡ ng:

A. N, P, K B. Ca, Mg C. Zn, Fe, Cu… D. Ca, P, Cu

Câu 11: Loại phân bón nào sau đây ch ủ yếu dùng bón lót, bón thúc cho cây ra hoa đậu quả nhiều, quả to, kích thích quá trình chín của quả ?

A. Phân lân B. Phân đạm C. Phân Kali D. Phân vi lượng

Câu 12: Phân bón hóa học dư thừa sẽ :

A. góp phần cải tạo đất B. tăng năng suất cây trồng

C. giảm độ chua của đất D. gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Câu 13: Phá t biểu nà o sau đây về khố i lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là 1cm3 sắt có khối lượng 7800kg

C. Công thức tính khối lượng riêng D = m.V

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng

Câu 14: Đơn vị của khố i lượng riêng là
A. N/m3 B. kg/m3 C. g/m3 D. N.m3

Câu 15: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?

A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.

B. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.

C. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.

D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.

Câu 16: Đơn vị của á p suấ t là :

A. Pascal B. Newton C. Tesla D. Ampe

Câu 17: Trục quay của cái kéo khi dùng đ ể cắt là:

A. mũi kéo B. lưỡi kéo C. tay cầm D. đinh ốc gắn hai lưỡi kéo

Câu 18: Điền vào chỗ trố ng: “Đòn bẩy loại 1: là loại đòn bảy có điểm tựa O nằm…..giữa điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2”

A. xa B. chính giữa C. trong khoảng D. bất kì

Câu 19: Muố n bẩy một vật nặng như hình vẽ mà đư ợc lợi về lực thì phải dùng đòn bẩy có:

A. O1O = O2O B. O1O > O2O

C. O1O < O2O D. O1O O2OCâu 20: Tác dụng làm quay của lực lên một vật phụ thuộc vào:

A. khoảng cách giữa giá của hai lực B. vị trí trục quay của vật

C. độ lớn và giá của lực tác dụng D. trục quay

B/ TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 21: (1,0 điểm) Cho một khối lượng mạt sắt (iron) vào dung dịch hydrochloric acid (HCl). Sau phản ứng thu được 9,916 lít khí (đkc). Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.

Câu 22: (1,0 điểm) Đọc tên của các công thức muối sau: ZnCl2, CuSO4, NaCl, KNO3

Câu 23: (1,0 điểm) Một vật có thể tích 25dm3 và nặng 195 kg. Hãy tính khối lượng riêng của chất làm vật. Cho khối lượng riêng của Nhôm, Sắt, Chì lần lượt là: 2700 kg/m3; 7800 kg/m3; 11300 kg/m3. Hãy cho biết vật đó được làm từ chất gì?

Câu 24: (1,0 điểm) Trình bày cách thiết kế một dụng cụ hay thiết bị có thể nổi trên mặt nước (như phao, bè, ...)?

Câu 25: (1,0 điểm): Dùng cờ lê nào (d1 hay d2) trong hai trường hợp dưới đây để vặn cùng một con ốc thì mất ít lực hơn ? Vì sao

Đáp án

I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)

1D 2C 3D 4B 5A 6C 7B 8A 9D 10B
11A 12D 13A 14B 15C 16A 17D 18C 19B 20C

II. TỰ LUẬN

Câu 21.

Số mol của khí hydrogen thoát ra ở đkc là:

Khối lượng của mạt sắt là:
m = 0,4 . 56 = 22,4(g)

Câu 22

ZnCl2 : Zinc chloride
CuSO4 : Copper (II) sulfate
NaCl : Sodium chloride
KNO3: Potassium nitrate

Câu 23

Tóm tắt:
V = 25dm3 = 0,025m3
m = 195 kg
D = ?
Vật làm từ chất gì?
Giải
Khối lượng riêng của chất làm vật:
D = m : V = 195 : 0,025 = 7800 (kg/m3)
Vì chất làm vật có khối lượng riêng D = 7800kg/m3 nên vật làm từ sắt.

Câu 24

HS đưa ra các dụng cụ, cách thức thiết kế mô hình nổi từ những dụng
cụ bỏ đi đúng, hợp lí

Câu 25

Cách sử dụng cờ lê để vặn ốc một cách dễ dàng:
Chọn cờ lê d2 thì mất ít lực hơn.

Vì trong cùng điều kiện như nhau cờ lê d2 có tay đòn dài hơn nên cần tác
động vào lực nhỏ hơn.

1 724 14/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: