Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 8 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 8 Giữa học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi GDCD 8 Giữa kì 2.

1 351 02/10/2024


Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 8 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

I. PHẠM VI ÔN TẬP

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

- Nhận biết được khái niệm bạo lực gia đình và người thường gây ra bạo lực gia đình.

- Nhận biết được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến và tác hại của bạo lực gia đình với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nhận diện được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Nêu được việc làm cần thực hiện khi xảy ra bạo lực gia đình.

- Biết được nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình.

- Xác định được tác hại của bạo lực gia đình đối với xã hội.

- Xác định được nhân vật ứng xử chưa đúng khi bạo lực gia đình xảy ra.

- Biết được hậu quả của bạo lực gia đình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

- Biết được biểu hiện của nhân vật có thói quen chi tiêu hợp lí.

- Bày tỏ quan điểm trước các vấn đề liên quan đến chi tiêu hợp lí.

- Giải thích được lí do cần kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

- Xử lí được tình huống và khuyến khích mọi người chi tiêu hợp lí.

- Biết được như thế nào là chi tiêu chưa hợp lí trong tình huống cụ thể.

- Thực hiện được các việc làm thể hiện chi tiêu hợp lí.

- Lập được kế hoạch chi tiêu hằng tháng của bản thân hợp lí.

II. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để lập được kế hoạch cá nhân, ta cần nắm được điều gì?

  • A. Yêu cầu công việc.
  • B. Nội dung công việc.
  • C. Quỹ thời gian hiện có.
  • D. Số tiền hiện có.

Câu 2: Nguyên tắc SMART là nguyên tắc giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là viết tắt của 5 yếu tố:

  • A. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
  • B. Specafic (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
  • C. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainabe (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
  • D. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevan (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)

Câu 3: Mục tiêu là những bước cần thiết để .....

  • A. đạt được mục đích.
  • B. chúng ta phát triển
  • C. cân bằng cuộc sống
  • D. hoàn thiện bản thân

Câu 4: Khái niệm mục tiêu?

  • A.Mục tiêu thường sẽ có thời hạn ngắn và có những công việc cụ thể được đề ra.
  • B. Mục tiêu là những bước hành động cụ thể để đạt được mục đích. Mục tiêu thường sẽ có thời hạn ngắn và có những công việc cụ thể được đề ra.
  • C. Mục tiêu là những bước hành động cụ thể
  • D.Mục tiêu là những công việc cụ thể được đề ra.

Câu 5: SMART có thể đóng vai trò như thế nào?

  • A. Quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • B. Quan trọng và nhưng chưa đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • C. Quan trọng khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • D. Đem lại lợi ích trong thiết lập mục tiêu.

Câu 6: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?

  • A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
  • B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm
  • C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
  • D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập

Câu 7: Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn P là gì?

  • A. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng, động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà; giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.
  • B. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng
  • C. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà
  • D. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.

Câu 8: Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường theo quy định của pháp luật ?

  • A. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em
  • B. Ông, bà, cha, mẹ, người thân thích của trẻ em
  • C. Ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác của trẻ em
  • D. Ông, bà, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em

Câu 9: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Bạo hành trẻ em.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Ngược đãi trẻ em.

Câu 10: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

  • A. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.
  • B. Đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
  • C. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Câu 11: Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

  • A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
  • B. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
  • C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 12: Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?

  • A. Từ 07/01/2008
  • B. Từ 01/7/2008
  • C. Từ 07/01/2009
  • D. Từ 01/7/2009

Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã phải ra quyết định cấm tiếp xúc trong khoản thời gian nào khi nơi đó có hành vi bạo lực gia đình xảy ra?

  • A. Không quá 05 ngày
  • B. Không quá 04 ngày
  • C. Không quá 03 ngày
  • D. Không quá 02 ngày

Câu 14: Lựa chọn ưu tiên nhất khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì?

  • A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  • B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  • C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.
  • D. Không có lựa chọn ưu tiên nhất.

Câu 15: Lựa chọn có mức độ ưu tiên cuối cùng khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì?

  • A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.
  • B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.
  • C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu
  • D. Không có lựa chọn nhu cầu ưu tiên cuối cùng.

Câu 16: Trường hợp nào dưới đây không thể lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn?

  • A. C muốn có bút mới nên đã tiết kiệm để mua đồ dùng học tập.
  • B. Gần Tết H kiệm để mua quần áo mới.
  • C. B đi học thấy gần trường bán bộ đồ chơi mình yêu thích nên đã tiết kiệm để mua một bộ.
  • D. Cô A tiết kiệm để năm sau làm đám cưới cho con trai.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. Chủ động rong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm.
  • B. Giúp phát triển, định hướng nghề nghiệp tương lai.
  • C. Cẩn thận hơn trong việc đầu tư và vay nợ.
  • D. Quản lí hiệu quả nguồn tài chính.

Câu 18: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân chính?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 19: Có mấy bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?

  • A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
  • B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
  • C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí
  • D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất

1 351 02/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: