Đề cương ôn tập Công nghệ 8 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Công nghệ 8 Học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Công nghệ 8 Học kì 2.

1 274 02/10/2024


Đề cương ôn tập Công nghệ 8 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Câu 1: Đâu không là thành phần kích thước?

  • A. Đường gióng
  • B. Đường kích thước
  • C. Chữ số kích thước
  • D. Đường tròn

Câu 2: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:

  • A. mm
  • B. dm
  • C. cm
  • D. Tùy từng bản vẽ

Câu 3: Trước con số chỉ kích thước đường tròn, người ta ghi kí hiệu gì?

  • A. d
  • B. R
  • C. Ø
  • D. O

Câu 4: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là:

  • A. 420 × 210
  • B. 279 × 297
  • C. 420 × 297
  • D. 297 × 210

Câu 5: Đâu là tỉ lệ nguyên hình trong các tỉ lệ sau?

  • A. 1 : 2
  • B. 5 : 1
  • C. 1 : 1
  • D. 5 : 2

Câu 6: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

  • A. hình chiếu
  • B. vật chiếu
  • C. mặt phẳng chiếu
  • D. vật thể

Câu 7: Để nhận được hình chiếu cạnh, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

  • A. từ trước ra sau
  • B. từ trên xuống dưới
  • C. từ trái sang phải
  • D. từ phải sang trái

Câu 8: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:

  • A. Dùng để chế tạo chi tiết máy
  • B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy
  • C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
  • D. Đáp án khác

Câu 9: Nội dung phần yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết gồm

  • A. Chỉ dẫn về gia công
  • B. Chỉ dẫn về xử lí bế mặt
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?

  • A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
  • B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
  • C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
  • D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 11: Phần tổng hợp trong trình tự đọc bản vẽ lắp gồm những nội dung nào?

  • A. Tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ, nơi thiết kế
  • B. Các hình chiếu, hình cắt
  • C. Trình tự tháo, lắp chi tiết và công dụng
  • D. Tên gọi các chi tiết, số lượng, vật liệu

Câu 12: Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?

  • A. Hình biểu diễn
  • B. Yêu cầu kĩ thuật
  • C. Kích thước
  • D. Khung tên

Câu 13: Chất dẻo nhiệt được ứng dụng làm:

  • A. Rổ, cốc, can, ghế, bình nước, ...
  • B. Tay cầm cho dụng cụ nấu ăn, ổ cắm điện, ...
  • C. Ống dẫn, đai truyền, đế giày, déo, ...
  • D. Lõi dây dẫn điện, nồi, chảo, ...

Câu 14: Tính chất của chất dẻo nhiệt là?

  • A. Nhiệt độ nóng chảy thấp
  • B. Chịu được nhiệt độ cao
  • C. Không có khả năng tái chế
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 15: Các sản phẩm từ hợp kim của nhôm là

  • A. Làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước, ...
  • B. Làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, ...
  • C. vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp, ...
  • D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, ...

Câu 16: Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí ?

  • A. Tính cứng
  • B. Tính dẫn điện
  • C. Tính dẫn nhiệt
  • D. Tính chịu acid

Câu 17: Cấu tạo cưa tay không có bộ phận nào ?

  • A. Khung cưa
  • B. Ổ trục
  • C. Chốt
  • D. Lưỡi cưa

Câu 18: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:

  • A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
  • B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
  • C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
  • D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay

Câu 19: Cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu tay quay - thanh lắc khác nhau ở :

  • A. Tay quay
  • B. Thanh truyền
  • C. Thanh lắc
  • D. Giá đỡ

Câu 20: Người thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bào trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

  • A. Kĩ sư cơ khí
  • B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
  • C. Thợ cơ khí
  • D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị

1 274 02/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: