Đề cương ôn tập Công nghệ 11 Học kì 1 (Cánh diều 2024) - Công nghệ chăn nuôi

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Công nghệ 11 Học kì 1 Công nghệ chăn nuôi sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi Học kì 1.

1 91 lượt xem


Đề cương ôn tập Công nghệ 11 Học kì 1 (Cánh diều 2024) - Công nghệ chăn nuôi

Câu 1: Điền cụm từ còn thiếu vào ô trống Công nghệ và tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi, giúp …. và ….

  • A. tiết kiệm thời gian_ nhân lực
  • B. tăng hiệu quả sản xuất _ giảm chi phí
  • C. tiết kiệm thời gian_ giảm chi phí
  • D. tăng hiệu quả sản suất _ nhân lực

Câu 2: Cho các ý sau:

1. Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da , hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sữa, trứng,…của đàn vật nuôi để tiến hành chọn.

2. Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu chọn lọc.

3. Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống. Sắp xếp các ý theo thứ tự các bước tiến hành phương pháp chọn lọc hàng loạt

  • A. 2; 1; 3
  • B. 3; 2; 1
  • C. 1; 2; 3
  • D. 2; 3; 1

Câu 3: Những thập niên gần đây, có khoảng bao nhiêu % số bệnh mới nổi ở người là có liên quan đến động vật?

  • A. 20%
  • B. 45%
  • C. 75%
  • D. 92%

Câu 4: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi quy định mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong:

  • A. 1 đêm.
  • B. 1 ngày.
  • C. 1 ngày đêm.
  • D. 2 ngày đêm

Câu 5: Đâu là hình ảnh của bột thịt?

Đề cương ôn tập Công nghệ 11 Học kì 1 (Cánh diều 2024) - Công nghệ chăn nuôi (ảnh 1)

Đề cương ôn tập Công nghệ 11 Học kì 1 (Cánh diều 2024) - Công nghệ chăn nuôi (ảnh 1)

Câu 6: Đâu không phải một dụng cụ cần thiết để thực hành phương pháp ủ chua thức ăn thô, xanh?

  • A. Bình nhựa dung tích 2 – 5l hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg.
  • B. Dao, thớt băm cỏ
  • C. Máy đo pH
  • D. Dung dịch lactic

Câu 7: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :

  • A. Chỉ số dinh dưỡng
  • B. Loại thức ăn
  • C. Thức ăn tinh, thô
  • D. Chất xơ, axit amin

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về thức ăn xanh?

  • A. Thức ăn xanh bao gồm thân, lá của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên, các loại rau xanh,... sử dụng ở dạng tươi (cắt cho ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên cánh đồng).
  • B. Thức ăn xanh chứa nhiều nước (40 – 50%), nhiều chất xơ, giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...); hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khó tiêu hoá và không thích ứng với nhiều loại vật nuôi.
  • C. Thức ăn xanh là nguồn nguyên liệu để chế biến cỏ khô, bột cỏ, thức ăn ủ chua,... cho gia súc nhai lại.
  • D. Thức ăn xanh được sử dụng cho nhiều loài vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà,...

Câu 9: Đâu không phải biểu hiện đúng của bệnh giun đũa lợn?

  • A. Con vật không to ra về khung xương, nạc thịt mà trở nên béo mềm, lông ngắn lại,…
  • B. Khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi
  • C. Khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột
  • D. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân

Câu 10: Đâu không phải thực phẩm thuộc nhóm giàu lipid?

  • A. Bột cá
  • B. Hạt có dầu
  • C. Dầu thực vật
  • D. Mỡ động vật

Câu 11: Nguy cơ phát sinh bệnh cũng như hiệu quả trong kiểm soát bệnh không có liên quan đến yếu tố nào sau đây?

  • A. Chi phí đầu tư nguyên vật liệu
  • B. Con giống
  • C. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
  • D. Yếu tố môi trường

Câu 12: “Trộn đều nguyên liệu với men giống theo tỉ lệ 1 kg men giống cho 200 kg thức ăn” là nằm trong bước nào của quy trình ủ men nguyên liệu thức ăn tinh bột?

  • A. Chuẩn bị nguyên liệu
  • B. Xử lí
  • C. Tiến hành ủ
  • D. Bảo quản

Câu 13: Đâu không phải một enzyme trong nhóm enzyme phân giải xơ?

  • A. Cellulase
  • B. Xylanase
  • C. Tripacase
  • D. β-glucanase

Câu 14: Trong các con vật sau đây, con vật nào là vật nuôi địa phương

  • A. Gà đông tảo
  • B. Bò BBB
  • C. Lợn Yorkshire
  • D. Gà ISA Brown

Câu 15: Thức ăn lên men lỏng không giúp ích gì?

  • A. Tăng cường tính ngon miệng
  • B. Tăng tiêu hoá hấp thu
  • C. Tăng tỉ lệ nạc thịt
  • D. Giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở vật nuôi

Câu 16: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  • A. Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng.
  • B. Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu: Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi.
  • C. Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền.
  • D. Nghiền nguyên liệu: nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi.

Câu 17: Điều luật 5 không đối với vật nuôi có nội dung?

  • A. Không bị đói khát, không bị gò bó, bức bối, không bị đau đớn thương tổn, bệnh tật; không bị sợ hãi, khổ sở, không bị bỏ rơi.
  • B. Không bị đói khát, không bị gò bó, bức bối, không bị đau đớn thương tổn, bệnh tật; không bị sợ hãi, khổ sở, không bị cản trở thể hiện các tập tính bình thường
  • C. Không bị đói khát, không bị gò bó, bức bối, không bị đau đớn thương tổn, bệnh tật; không bị sợ hãi, khổ sở, không bị biến dạng
  • D. Không bị hành hạ, không bị gò bó, bức bối, không bị đau đớn thương tổn, bệnh tật; không bị sợ hãi, khổ sở.

Câu 18: Ligninase trong chế biến thức ăn chăn nuôi được sử dụng để:

  • A. Lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại nhằm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu lignin của vi sinh vật trong dạ cỏ.
  • B. Kích thích quá trình lên men (ủ chua) thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, giúp tăng cường tính chất của ase trong tiêu hoá của động vật.
  • C. Loại bỏ các chất độc hại, những thành phần gây cản trở việc hấp thu, tiêu hoá của vật nuôi trong thức ăn.
  • D. Khống chế lượng chất độc hại tồn dư do các chất cấm có thể gây ra.

Câu 19: Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi?

  • A. Về khoa học: đóng góp những tri thức và kinh nghiệm quý báu cho nghiên cứu về chăn nuôi.
  • B. Về kinh tế: giảm chi phí trị bệnh và chống dịch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi.
  • C. Đối với sức khoẻ cộng đồng: cung cấp thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn; ngăn ngừa bệnh lây từ động vật sang người.
  • D. Về bảo vệ môi trường: giảm nguy cơ tồn tại, phát tán mầm bệnh, giảm sử dụng các biện pháp chống dịch; tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và rút ngắn thời gian nuôi

Câu 20: Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đóng dấu lợn. Ý nào không đúng?

  • A. Con vật sốt cao trên 40 °C, bỏ ăn, sưng khớp gối.
  • B. Trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra
  • C. Khi mổ khám thường thấy máu tụ lại ở tim, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đen
  • D. Khi mổ khám thường thấy viêm khớp và viêm màng trong tim

Đáp án:

1A 2A 3C 4C 5C 6D 7A 8B 9A 10A
11A 12B 13C 14A 15C 16B 17B 18A 19A 20C

1 91 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: