Chuyên đề Tin học 12 Bài 1 (Cánh diều): Bảo vệ dữ liệu trên máy tính

Với giải bài tập Chuyên đề Tin học 12 Bài 1: Bảo vệ dữ liệu trên máy tính sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Tin học 12 Bài 1.

1 290 13/08/2024


Giải Chuyên đề Tin học 12 Bài 1: Bảo vệ dữ liệu trên máy tính

Khởi động trang 5 Chuyên đề Tin học 12: Sau khi bạn Nam truy cập một liên kết lạ trên Facebook, máy tính của Nam bị chạy chậm lại, thường xuyên bị treo, phải khởi động lại và sau đó xuất hiện thông báo “Không tìm thấy hệ điều hành”. Theo em, máy tính của Nam đã gặp sự cố gì và tại sao? Em hãy đề xuất một số phương án để đảm bảo an toàn dữ liệu cho máy tính của Nam.

Lời giải:

Sau khi bạn Nam truy cập một liên kết lạ trên Facebook, máy tính của Nam bị chạy chậm lại, thường xuyên bị treo, phải khởi động lại và sau đó xuất hiện thông báo “Không tìm thấy hệ điều hành”.

- Máy tính của Nam gặp sự cố sau: chạy chậm, thường xuyên bị treo, phải khởi động lại và xuất hiện thông báo “Không tìm thấy hệ điều hành”, tại vì có khả năng máy tính của Nam đã bị nhiễm phần mềm độc hại, chẳng hạn như virus, malware, hoặc ransomware. Những virus này có thể gây ra tình trạng mất ổn định hệ thống, phá hủy dữ liệu, hoặc làm hỏng hệ điều hành khiến máy tính không thể khởi động được.

- Một số phương án để đảm bảo an toàn dữ liệu: Quét và loại bỏ phần mềm độc hại, khôi phục hệ điều hành, phòng ngừa trong tương lai, sao lưu và bảo vệ dữ liệu, cài đặt lại hệ điều hành.

Hoạt động 1 trang 5 Chuyên đề Tin học 12:

1) Hãy nêu một số tình huống có thể dẫn đến mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy?

2) Hãy giải thích một số tác hại của sự cố mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính.

Lời giải:

2. Tác hại của sự cố mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính:

- Mất thời gian công sức để khôi phục dữ liệu: Việc khôi phụ lại dữ liệu của người dùng bị mất phụ thuộc vào việc sao lưu dữ liệu đó. Dữ liệu đã sao lưu càng cũ thì càng mất thời gian và công sức để tạo lại dữ liệu mới. Nếu có tệp dữ liệu không được sao lưu thì chi phí về thời gian và công sức để tạo lại chúng sẽ rất lớn.

- Mất chi phí lớn để khôi phục dữ liệu: Các tổ chức doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí lớn để khôi phục dữ liệu.

- Ảnh hưởng đến uy tín: Uy tín của cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng khi mất dữ liệu, họ còn bị đánh giá là thiếu cẩn trọng, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ dữ liệu.

- Gây gián đoạn công việc và học tập: mất dữ liệu có thể gián đoạn việc học tập, gây lo lắng, ảnh hưởng xấu đến tinh thần.

- Vi phạm quy định của pháp luật: Thông tin của khách hàng được bảo mật. Việc lộ thông tin của khách hàng có thể bị phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hoạt động 2 trang 7 Chuyên đề Tin học 12: Hãy cài đặt dịch vụ Google Drive, sau đó thiết lập chế độ sao lưu và đồng bộ dữ liệu giữa máy tính và Google Drive.

Lời giải:

Cách cài đặt Google Drive và thiết lập sao lưu, đồng bộ dữ liệu như sau:

1. Tải phần mềm Google Drive

- Tải và cài đặt phần mềm trên trang web: https://www/google.com/driver/download rồi chọn lệnh Tải ứng dụng Driver danh cho máy tính.

2. Cài đặt phần mềm Google Drive: Sau đó cài đặt phần mềm. Nháy đúp chuột để cài đặt, làm theo các hướng dẫn của phần mềm.

3. Đăng nhập tài khoản, thiết lập sao lưu và đồng bộ: Thực hiện đăng nhập tài khoản Google Drive, tạo ổ đĩa ảo Google Drive: vào My computer, chọn My Laptop, chọn thư mục trên máy tính làm ổ đĩa ảo, chọn Google Driver, chọn Mirror files để thiết lập việc lưu trữ ở 2 nơi (đám mây và máy tính), chọn Stream files thì dữ liệu chỉ lưu trên đám mây.

Hoạt động 3 trang 10 Chuyên đề Tin học 12: Hệ điều hành Windows 11 có sẵn phần mềm diệt virus Windows Security. Hãy thiết lập chế độ tự động phòng chống virus của Windows Security. Hãy sử dụng Windows Security để kiểm tra và phát hiện virus.

Lời giải:

1. Hệ điều hành Windows 11 có sẵn phần mềm diệt virus Windows Security. Cách thiết lập chế độ tự động phòng chống virus của windows security và kiểm tra virus trên windows 11 như sau:

Bước 1. Mở cửa sổ Windows security

Bước 2. Thiết lập chế độ tự động phòng chống virus.

- Thiết lập chế độ On cho chức năng Real-time protection để bật chế độ tự động phòng virus của Windows Security.

2. Sử dụng Windows security để kiểm tra và phát hiện virus:

- Quét nhanh: Mở cửa sổ Windows security rồi chuyển vào cửa sổ Virus & threat protection (Hình 10). Ở vùng Current threats, chọn lệnh Quick scan để thực hiện việc quét nhanh virus các tệp hệ thống và các phần mềm đang chạy.

- Thực hiện quét toàn bộ: quét tất cả các tệp/ thư mục trên máy tínhchọn Scan option và lựa chọn như sau:

+ Quick scan: quét tệt hệ thống và chương trình đang chạy

+ Full scan: quét tất cả các tệp/thư mục có trên máy tính.

+ Custom scan: quét các tệp/thư mục được lựa chọn.

+ Offline scan: khởi động lại máy tính để quét virus trước khi virus được kích hoạt trở lại.

Hoạt động 4 trang 11 Chuyên đề Tin học 12: Hãy cài đặt phần mềm ném và giải nén dữ liệu Winrar. Sau đó hãy thực hiện các thao tác nén và giải nén có sử dụng mật khẩu cho một số tệp (hoặc thư mục) trong máy tính.

Lời giải:

1. Cài đặt winrar và nén, giải nén dữ liệu Winrar có sử dụng mật khẩu cho một số tệp/thư mục trên máy tính:

Bước 1. Cài đặt winrar

- Tải winrar ở trang sau: https://www.win-rar.com, chọn phiên bản phù hợp.

- Cài đặt winrar theo hướng dẫn của phần mềm.

2. Nén tệp/thư mục với mật khẩu

Chọn một hay một số tập/thư mục cần nén.

Nháy chuột phải vào một tệp/thư mục đã chọn. Trên bảng chọn xuất hiện như Hình 11, chọn lệnh Add to archive, màn hình Winrar xuất hiện như Hình 12. Nhập tên tệp nén trong ô Archive name (1). Để đặt mật khẩu cho tệp/thư mục nén, chọn lệnh Set password (2) và nhập 2 lần cùng một mật khẩu, sau đó chọn OK để hoàn tất việc nén.

Hãy cài đặt phần mềm ném và giải nén dữ liệu Winrar. Sau đó hãy thực hiện các thao tác nén

3. Giải nén tệp có mật khẩu

Muốn giải nén một tệp nén, nháy chuột phảivào tệp đó rồi chọn lệnh Extract files (1) (Hình 13) để giải nén đến một thư mục được lựa chọn sau đó (hoặc chọn lệnh Extract Here (2) để giải nén vào thư mục hiện thời, hoặc chọn lệnh Extract to “Tên thư mục” (3) để giải nén đến thư mục đã chỉ ra). Cuối cùng, nhập mật khẩu để giải nén nếu trước đó tệp được nén với mật khẩu này.

Hãy cài đặt phần mềm ném và giải nén dữ liệu Winrar. Sau đó hãy thực hiện các thao tác nén

Vận dụng trang 12 Chuyên đề Tin học 12: Trong ngày hội công nghệ thông tin của trường, để giúp mọi người phòng tránh cũng như khắc phục được những tình huống gây mất an toàn dữ liệu trên máy tính cá nhân, em hãy trình bày tóm tắt một số tình huống gây mất dữ liệu hoặc hỏng tệp dữ liệu. Chỉ ra biện pháp tương ứng để phòng tránh những tình huống đó và thực hành minh họa cho biện pháp này.

Lời giải:

Trong ngày hội công nghệ thông tin của trường, để giúp mọi người phòng tránh cũng như khắc phục được những tình huống gây mất an toàn dữ liệu trên máy tính cá nhân, em trình bày một số tình huống phổ thông gây mất dữ liệu hoặc hỏng tệp dữ liệu và biện pháp phòng tránh như sau:

* Tình huống 1. Virus và phần mềm độc hại: Máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại có thể dẫn đến mất dữ liệu hoặc hỏng các tệp dữ liệu quan trọng.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Cài đặt phần mềm diệt virus: Sử dụng phần mềm diệt virus đáng tin cậy và luôn cập nhật để bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa.

+ Cách thực hiện: Mở trình duyệt web và truy cập trang web của một phần mềm diệt virus nổi tiếng. Tải và cài đặt phần mềm diệt virus. Chạy quét toàn bộ hệ thống để phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa.

* Tình huống 2. Lỗi phần cứng: Ổ cứng bị hỏng hoặc lỗi phần cứng khác có thể dẫn đến mất dữ liệu không thể khôi phục.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Sao lưu dữ liệu định kỳ: Sử dụng các dịch vụ sao lưu đám mây hoặc thiết bị lưu trữ ngoài để sao lưu dữ liệu quan trọng thường xuyên.

+ Cách thực hiện: Kết nối ổ cứng ngoài hoặc đăng nhập vào tài khoản dịch vụ đám mây.Sao chép các tệp tin quan trọng vào ổ cứng ngoài hoặc dịch vụ đám mây. Đặt lịch sao lưu tự động.

* Tình huống 3. Xóa nhầm tệp dữ liệu: Người dùng vô tình xóa các tệp dữ liệu quan trọng.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Sử dụng tính năng thùng rác: Đảm bảo các tệp xóa được chuyển vào thùng rác trước khi xóa vĩnh viễn, và kiểm tra kỹ trước khi xóa.

+ Cách thực hiện: Tạo một tệp dữ liệu mẫu và lưu vào thư mục trên máy tính.Sau đó xóa tệp và kiểm tra thùng rác, thực hiện khôi phục tệp từ thùng rác.

* Tình huống 4. Tấn công mạng (Hacker): Máy tính bị tấn công bởi hacker dẫn đến mất dữ liệu hoặc đánh cắp thông tin cá nhân.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Sử dụng mật khẩu mạnh và xác thực hai yếu tố: Tạo mật khẩu mạnh và kích hoạt xác thực hai yếu tố cho các tài khoản quan trọng.

+ Cách thực hiện: Truy cập tài khoản email, đổi mật khẩu thành một mật khẩu phức tạp (bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt), sau đó kích hoạt xác thực hai yếu tố.

* Tính huống 5. Lỗi hệ điều hành: Hệ điều hành gặp sự cố dẫn đến mất dữ liệu hoặc không thể truy cập vào các tệp dữ liệu.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Cập nhật hệ điều hành thường xuyên: Đảm bảo hệ điều hành luôn được cập nhật để khắc phục các lỗi bảo mật và cải thiện hiệu suất.

- Cách thực hiện: Truy cập vào phần Cài đặt (Settings) trên Windows hoặc macOS. Chọn Cập nhật và Bảo mật (Update & Security) trên Windows hoặc Cập nhật Phần mềm (Software Update) trên macOS. Kiểm tra và cài đặt các bản cập nhật mới nhất.

Câu hỏi tự kiểm tra 1 trang 12 Chuyên đề Tin học 12: Những tình huống nào tạo ra cơ hội để virus tấn công máy tính (xoá hoặc sửa các tệp dữ liệu, gây lỗi phần mềm trên máy tính)?

Lời giải:

Có nhiều tình huống khác nhau có thể tạo ra cơ hội để virus tấn công máy tính (xoá hoặc sửa các tệp dữ liệu, gây lỗi phần mềm trên máy tính), từ đó có thể dẫn đến việc xóa hoặc sửa các tệp dữ liệu, gây lỗi phần mềm trên máy tính. Những tình huống đó là:

1. Tải xuống phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy

- Tải xuống phần mềm từ các trang web không chính thức, không đáng tin cậy hoặc các trang web chia sẻ tập tin.

- Các tập tin này có thể chứa mã độc hoặc phần mềm độc hại được ngụy trang dưới dạng phần mềm hợp pháp.

2. Mở tệp đính kèm trong thư điện tử không rõ nguồn gốc

- Mở các tệp đính kèm trong email từ người gửi không rõ hoặc email lừa đảo.

- Nguy cơ: Các tệp đính kèm này có thể chứa virus hoặc mã độc hại, kích hoạt khi mở tệp.

3. Nhấn vào liên kết không an toàn

- Nhấp vào liên kết trong email, tin nhắn, hoặc trên trang web không rõ nguồn gốc.

- Liên kết có thể dẫn đến trang web lừa đảo hoặc tải xuống mã độc tự động.

4. Hệ điều hành và phần mềm không được cập nhập

- Không cài đặt các bản vá lỗi và cập nhật bảo mật cho hệ điều hành và phần mềm.

- Các lỗ hổng bảo mật không được vá có thể bị khai thác bởi phần mềm độc hại để xâm nhập vào hệ thống.

5. Sử dụng các thiết bị lưu trữ di động không an toàn

- Kết nối ổ đĩa USB, thẻ nhớ, hoặc thiết bị lưu trữ khác mà không quét virus trước.

- Các thiết bị này có thể chứa virus hoặc phần mềm độc hại đã lây nhiễm từ các máy tính khác.

6. Thiếu kiến thức về an ninh mạng

- Thiếu kiến thức về các nguy cơ an ninh mạng và cách phòng tránh.

- Người dùng dễ dàng trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo, phần mềm độc hại và các cuộc tấn công khác.

7. Kết nối mạng không an toàn

- Sử dụng các kết nối mạng không an toàn, chẳng hạn như Wi-Fi công cộng mà không có VPN.

- Kẻ tấn công có thể lợi dụng mạng không an toàn để xâm nhập vào máy tính của bạn và cài đặt phần mềm độc hại.

8. Chạy các tập lệnh hoặc macro độc hại

- Cho phép các macro trong tài liệu từ nguồn không tin cậy.

- Macro có thể chứa mã độc hại được chạy tự động khi mở tài liệu.

9. Truy cập vào các trang web không có chứng chỉ SSL hoặc không an toàn.

- Truy cập vào các trang web mà không có chứng chỉ bảo mật SSL (https).

- Các trang web này có thể chứa mã độc hoặc là trang lừa đảo, dễ dàng tải xuống mã độc vào máy tính của bạn.

10. Không sử dụng phần mềm diệt virus.

- Không cài đặt và cập nhật phần mềm diệt virus hoặc bảo mật trên máy tính.

- Máy tính dễ dàng bị tấn công và không được bảo vệ chống lại các mối đe dọa mới nhất.

Câu hỏi tự kiểm tra 2 trang 12 Chuyên đề Tin học 12: Hãy trình bày một biện pháp khôi phục lại các tệp dữ liệu đã bị mất hoặc hỏng.

Lời giải:

Biện pháp khôi phục lại các tệp dữ liệu đã bị mất hoặc hỏng: thông dụng nhất là thông qua việc sử dụng dịch vụ của Google Drive.

Khi dữ liệu trên máy tính đã lưu trên Google Drive cần khôi phục dữ liệu, cách an toàn nhất là tiến hành cài đặt lại dịch vụ Google Drive trên máy tính khác, thực hiện lại các bước sao lưu và đồng bộ dữ liệu giữa máy tính và Google Drive. Hệ thống sẽ tự động đồng bộ dữ liệu về máy tính khi có kết nối mạng Internet. Biện pháp này gồm các bước ngắn gọn như sau:

Bước 1: Tải phần mềm Google Drive https://www.google.com/drive/download rồi chọn lệnh “Tải Truy cập vào địa chỉ ứng dụng Drive dành cho máy tính” để tải tệp GoogleDriveSetup.exe

Bước 2: Cài đặt phần mềm Google Drive Nháy đúp chuột vào tệp GoogleDriveSetup.exe để tiến hành cài đặt Google Drive.

Khi cài đặt xong, biểu tượng Google Drive sẽ xuất hiện trong danh sách các ứng dụng đang chạy.

Bước 3: Sao lưu và đồng bộ dữ liệu giữa máy tính và Google Drive lần lượt theo các thao tác:

- Đăng nhập vào dịch vụ Google Drive Nháy đúp chuột vào biểu tượng Google Drive Drive bằng tài khoản thư điện tử Gmail.

- Tạo ổ đĩa ảo Google Drive - Nháy chuột phải vào biểu tượng Google Drive, chọn biểu tượng cài đặt Settings rồi chọn lệnh Preferences.

Tuỳ theo máy tính đang dùng là máy tính để bàn thì sẽ chọn My Computer hay máy tính xách tay thì chọn My Laptop. Tiếp theo chọn thư mục trên máy tính làm ô đĩa ảo Google Drive. Ô đĩa này trên máy tính như một lối tắt (shortcut) dẫn đến không gian lưu trữ trên Google Drive.

Chọn Google Drive. Khi đó, vùng bên phải sẽ xuất hiện các lựa chọn chế độ lưu trữ. Chọn Mirror files để thiết lập việc lưu trữ dữ liệu ở cả hai nơi: trên đám mây và trên máy tính (tức là ở thư mục trên dây). Nếu chọn chế độ lưu trữ Stream files thì dữ liệu chỉ lưu trữ trên đám mây của Google.

Sau khi thiết lập, ổ đĩa do Gogle Drive và thư mục My Drive. Google cung cấp một số GB miễn phí cho ổ đĩa ảo này. Người dùng sẽ phải trả phí nếu muốn dùng nhiều dung lượng hơn. Để sao lưu dữ liệu (tập hay theo mục), thực hiện sao chép dữ liệu đó vào thư mục My Drive. Khi máy tính được kết nối với Intemet, hệ thống sẽ đồng bộ dữ liệu lên đám mây lưu trữ của Google Drive.

Câu hỏi tự kiểm tra 3 trang 12 Chuyên đề Tin học 12: Những biện pháp nào có thể kết hợp cùng nhau để tạo ra nhiều lớp bảo vệ dữ liệu máy tính.

Lời giải:

Bằng cách kết hợp nhiều biện pháp, máy tính sẽ được tạo ra một hệ thống bảo mật nhiều lớp, giúp bảo vệ dữ liệu của máy tính khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn một cách hiệu quả.

Những số biện pháp có thể kết hợp cùng nhau để tăng cường bảo vệ dữ liệu máy tính là:

1. Sao lưu dữ liệu thường xuyên gồm có:

- Sao lưu trên đám mây: Sử dụng dịch vụ sao lưu đám mây như Google Drive, Dropbox, hoặc OneDrive để sao lưu dữ liệu của bạn tự động.

- Sao lưu ngoại tuyến: Sử dụng ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác để sao lưu dữ liệu định kỳ.

2. Sử dụng phần mềm diệt virus và bảo mật:

- Cài đặt phần mềm diệt virus: Sử dụng phần mềm diệt virus đáng tin cậy như Bkav, Norton, McAfee, Kaspersky, hoặc Bitdefender.

- Bật tường lửa: Đảm bảo rằng tường lửa của bạn đang hoạt động để ngăn chặn truy cập không mong muốn.

3. Cập nhật hệ điều hành và phần mềm thường xuyên

- Cập nhật hệ điều hành: Đảm bảo rằng hệ điều hành của bạn luôn được cập nhật với các bản vá lỗi và cập nhật bảo mật mới nhất.

- Cập nhật phần mềm: Cập nhật tất cả các ứng dụng và phần mềm để bảo vệ chống lại các lỗ hổng bảo mật.

4. Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA)

- Bật 2FA: Bật xác thực hai yếu tố cho các tài khoản trực tuyến quan trọng, bao gồm email, tài khoản ngân hàng, và các dịch vụ lưu trữ đám mây.

- Ứng dụng xác thực: Sử dụng ứng dụng xác thực như Google Authenticator hoặc Authy để quản lý mã 2FA.

5. Mã hóa dữ liệu

- Mã hóa ổ đĩa: Sử dụng công cụ mã hóa như BitLocker (Windows) hoặc FileVault (Mac) để mã hóa toàn bộ ổ đĩa của bạn.

- Mã hóa tệp tin: Sử dụng phần mềm mã hóa tệp tin như VeraCrypt hoặc AxCrypt để mã hóa các tệp tin quan trọng.

6. Sử dụng mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu

- Mật khẩu mạnh: Tạo mật khẩu mạnh với sự kết hợp của chữ hoa, chữ thường, số, và ký tự đặc biệt.

- Quản lý mật khẩu: Sử dụng trình quản lý mật khẩu để lưu trữ và quản lý mật khẩu một cách an toàn.

7. Hạn chế quyền truy cập

- Phân quyền hợp lý: Hạn chế quyền truy cập vào các tệp và thư mục quan trọng chỉ cho những người dùng cần thiết.

- Tài khoản người dùng: Tạo tài khoản người dùng với quyền hạn thấp hơn cho các hoạt động hàng ngày, và chỉ sử dụng tài khoản quản trị viên khi cần thiết.

8. Sử dụng VPN (Mạng riêng ảo)

- VPN: Sử dụng VPN để mã hóa kết nối internet của bạn, đặc biệt khi sử dụng mạng Wi-Fi công cộng.

9. Giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng

- Đào tạo: Thực hiện đào tạo thường xuyên về an ninh mạng cho tất cả người dùng.

- Cảnh giác: Luôn cảnh giác với email lừa đảo, các liên kết không an toàn, và các trang web đáng ngờ.

10. Kiểm tra và giám sát hệ thống thường xuyên

- Kiểm tra bảo mật: Thực hiện kiểm tra bảo mật định kỳ để phát hiện các lỗ hổng.

- Giám sát hệ thống: Sử dụng công cụ giám sát hệ thống để theo dõi hoạt động bất thường hoặc các cuộc tấn công tiềm ẩn.

12. Phòng chống phần mềm độc hại

- Chặn phần mềm độc hại: Sử dụng các công cụ chặn phần mềm độc hại như Malwarebytes.

- Quét định kỳ: Thực hiện quét phần mềm độc hại định kỳ để phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa.

1 290 13/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: