Chuyên đề Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Ứng dụng của enzyme
Với giải bài tập Chuyên đề Sinh học 10 Bài 8: Ứng dụng của enzyme sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 10 CTST Bài 8.
Giải bài tập Chuyên đề Sinh học 10 Bài 8: Ứng dụng của enzyme
A/ Câu hỏi mở đầu
Trả lời:
Trong quả đu đủ có chứa enzyme papain, là một enzyme thuộc nhóm protease có khả năng cắt đứt liên kết peptide trong phân tử protein. Do đó, khi hầm thịt trâu với đu đủ xanh ở nhiệt độ ấm sẽ giúp làm mềm thịt trâu nhanh chóng hơn.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. ỨNG DỤNG CỦA ENZYME TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Trả lời:
Trong quá trình nướng, α – amylase trong bột tham gia chuyển đổi tinh bột thành các dextrin nhỏ hơn, sau đó phồng lên. Ngoài ra, glucoamylase cải thiện chất lượng bột, giảm tình trạng bột nhào bị khô cứng cũng như cải thiện màu vỏ bánh và chất lượng các sản phẩm nướng có chất xơ cao.
Trả lời:
Các loại enzyme làm tăng hương vị bánh nướng:
- α – amylase giúp cải thiện hương vị, màu sắc và độ mềm mịn để cải thiện chất lượng bánh.
- Glucoamylase cải thiện chất lượng bột, giảm tình trạng bột nhào bị khô cứng cũng như cải thiện màu vỏ bánh và chất lượng các sản phẩm nướng có chất xơ cao.
- Protease được sử dụng để giảm thời gian trộn, giảm độ đặc và tạo độ đồng đều của bột, điều chỉnh độ bền gluten trong bánh mì và cải thiện kết cấu, hương vị trong các loại bánh mì, thực phẩm nướng, bánh quy giòn và bánh quế.
Trả lời:
Tác dụng của một số enzyme được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất bia, nước trái cây:
- α – amylase có tác dụng chuyển đổi đường trong tinh bột để lên men thành rượu, cùng với cellulase và pectinase có tác dụng làm trong nước ép trái cây.
- Glucoamylase chuyển hóa các dextrin và chuyển đổi chúng thành các loại đường lên men với giá trị năng lượng và nồng độ cồn trong bia giảm.
- Các protease thực vật như bromelain, ficin và papain được dùng trong sản xuất bia.
- Lipase giúp điều chỉnh mùi thơm trong thức uống có cồn như rượu vang.
- Pectinase làm giảm độ đục của nước ép, tạo khói cho các loại nước ép có nguồn gốc từ tự nhiên, cải thiện màu sắc và hương vị của đồ uống.
II. ỨNG DỤNG ENZYME TRONG Y DƯỢC
Trả lời:
Một số ứng dụng của enzyme trong y học và dược phẩm:
- Protease sử dụng làm thuốc tăng tiêu hóa protein, giúp cải thiện tế bào máu, có tác dụng chống đông máu, chống tăng huyết áp, tiêu mủ vết thương, làm thông đường hô hấp,…
- Amylase phối hợp với coenzyme A, cytochrome C, ATP, carboxylase để chế thuốc trị bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, phối hợp với enzyme thủy phân để chữa bệnh thiếu enzyme tiêu hóa.
- Bromelain được dùng để giảm đau nhanh sau khi phẫu thuật, giảm đau đối với các trường hợp viêm khớp, viêm đa khớp, giảm thời gian tan các vết bầm và chống viêm.
- Trypsin và chymotrypsin được sử dụng làm thuốc tiêu viêm, làm lành vết thương, vết bỏng, làm giãn và tiêu biến niêm mạc bị hủy hoại trong một số bệnh như viêm phổi, viêm khí quản.
Trả lời:
- Vai trò của enzyme trong việc điều trị y khoa:
+ Được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh: Có thể dùng enzyme để chữa bệnh thiếu enzyme bẩm sinh, chữa bệnh tiêu hóa kém; loại bỏ các phần mô bị hỏng, bị thối ở các ô viêm và các viết thương hoặc hòa tan các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Ngoài ra, cũng có thể dùng enzyme để phân giải thuốc khi cơ thể bị dị ứng mạnh với các thuốc này hoặc dùng enzyme chữa bệnh do vi sinh vật gây nên.
+ Được sử dụng trong chẩn đoán bệnh: Sử dụng enzyme để xác định hàm lượng một số chất trong cơ thể nhằm xác định một số bệnh như tiểu đường, bệnh gout,…
- Vai trò của enzyme trong các hoạt động thẩm mĩ:
+ Enzyme được dùng để tẩy da chết, làm trắng da hoặc kích thích những phản ứng hóa học giúp cho quá trình sinh học trên da hoạt động mạnh mẽ hơn. Cụ thể, enzyme có thể phá vỡ protein keratin trên da, mang đến một làn da mềm mại hơn.
+ Ngoài ra, enzyme đóng vai trò là chất oxi hóa hiệu quả, ngăn ngừa sự tàn phá của các gốc tự do như bảo vệ làn da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, tác nhân ô nhiễm từ môi trường.
III. ỨNG DỤNG ENZYME TRONG KĨ THUẬT DI TRUYỀN
Trả lời:
Enzyme đã hỗ trợ sản xuất được những chất mà cơ thể sống chỉ có thể tổng hợp được một lượng cực nhỏ như interferon, một số kháng thể, hormone, vaccine,…
Trả lời:
Trong kĩ thuật lai soma giữa tế bào B với một tế bào ung thư thì enzyme được sử dụng như chất xúc tác cho các phản ứng.
Trả lời:
Ba bước của quá trình chuyển hóa tinh bột:
- Hồ hóa: Tinh bột được hòa trộn với nước sạch và nấu để tạo dịch hồ dính. Dưới tác dụng của enzyme amylase ở nhiệt độ, áp suất và pH thích hợp, tinh bột sẽ được chuyển hóa (cắt mạch) thành dextrin mạch ngắn.
- Dịch hóa: Đem chuyển hóa dịch hồ dính thành dạng hòa tan.
- Đường hóa: Quá trình này được thực hiện nhờ enzyme của hạt mầm hoặc từ nấm mốc, tinh bột được chuyển hóa thành dextrin, đường đa thành đường glucose.
Bài tập 2 trang 58 Chuyên đề Sinh học 10: Hãy điền các enzyme vào các cột dọc theo gợi ý sau:
A1: Nhân tố có tác dụng làm trong nước ép trái cây.
B2: Enzyme tham gia xúc tác cho phản ứng oxi hóa khử.
C3: Enzyme tham gia xúc tác cho phản ứng thủy phân.
D4: Enzyme tham gia xúc tác cho phản ứng phân cắt.
E5: Enzyme tham gia chuyển hóa các phế liệu nông nghiệp.
F6: Nhân tố duy trì độ ẩm, màu sắc và độ mềm mịn của bánh mì.
G7: Nhân tố có tác dụng chữa bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối.
H8: Nhân tố cải thiện hương vị đặc trưng của phô mai.
Và cho biết vai trò của enzyme tìm được trong cột ngang màu đỏ.
Trả lời:
- Vai trò của enzyme protease: xúc tác cho các phản ứng thủy phân protein và các chuỗi polypeptide đến sản phẩm cuối cùng là amino acid.
Trả lời:
Vai trò của pectinase trong việc làm trong các loại nước giải khát công nghiệp: Pectin trong quả làm khối quả nghiền sẽ có trạng thái keo, do đó, khi ép dịch quả không thoát ra được. Nhờ có pectinase phân giải các pectin làm chất chiết trong dịch bào dễ thoát ra ngoài hơn, tăng hiệu suất chiết, dịch quả trong suốt không bị đục và dễ lọc hơn. Đưa pectinase vào khâu nghiền quả sẽ làm tăng hiệu suất nước quả sau khi ép lên tới 15 – 25 %.
Trả lời:
Protease là enzyme có tác dụng cắt đứt liên kết peptide trong phân tử protein để giải phóng các amino acid cho cơ thể hấp thụ. Đồng thời, enzyme này còn có tác dụng phá vỡ các chất thải, độc tố, ngăn ngừa nguy cơ quá tải độc tố bên trong cơ thể. Do đó, bổ sung enzyme protease sẽ giúp tăng tốc độ tiêu hóa protein, giúp hấp thu hoàn toàn vào máu và tạo các protein mới, đồng thời phá vỡ các chất thải và độc tố.
Trả lời:
Enzyme protease là nhóm enzyme có vai trò cắt đứt liên kết peptide trong phân tử protein. Do đó, enzyme protease được dùng làm thuốc chống tắc nghẽn tim mạch, tiêu mủ vết thương, làm thông đường hô hấp, chống viêm, làm thuốc tăng tiêu hóa protein và là thành phần của các loại thuốc dùng trong da liễu và mĩ phẩm,…
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Sinh lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
Bài 11: Vi sinh vật trong phân hủy các hợp chất
Bài 12: Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo