Chuyên đề Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chuyên đề 2

Với giải bài tập Chuyên đề Sinh học 10 Ôn tập chuyên đề 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 10 CTST.

1 3,317 08/11/2022


Giải bài tập Chuyên đề Sinh học 10 Ôn tập chuyên đề 2

Bài tập 1 trang 64 Chuyên đề Sinh học 10: Mỗi loại enzyme hoặc vi sinh vật có tác động khác nhau với từng loại gỗ nguyên liệu nên khi ngâm cây gỗ vào dung dịch chứa enzyme sẽ có tác dụng bóc vỏ cây và các lớp gỗ hiệu quả hơn, nhanh hơn, đồng thời giảm sử dụng năng lượng tới 80%. Hãy giải thích cơ sở khoa học của quá trình này.

Trả lời:

Khi ngâm gỗ nguyên liệu vào dung dịch enzyme có chứa các enzyme thủy phân như pectinase, protease hay cellulase,…, enzyme sẽ khuếch tán và ngấm vào thân gỗ, làm suy yếu liên kết giữa gỗ và vỏ cây cũng như phân hủy các polymer của tầng phát sinh. Từ đó, tăng hiệu quả của việc bóc tách vỏ gỗ.

Bài tập 2 trang 64 Chuyên đề Sinh học 10: Khi thí nghiệm về enzyme, một bạn học sinh đã đặt câu hỏi: "Muốn tăng tốc độ phản ứng trao đổi chất, chúng ta nên sử dụng biện pháp nào cho hiệu quả?". Em hãy trả lời câu hỏi của bạn và giải thích vì sao.

Trả lời:

Muốn tăng tốc độ trao đổi chất, chúng ta nên tăng nồng độ của enzyme, khi đó, enzyme liên kết được với nhiều cơ chất, làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa, tạo ra nhiều sản phẩm. Ngoài ra, có thể điều chỉnh một số yếu tố như nhiệt độ, độ pH,… để tạo điều kiện thích hợp cho enzyme hoạt động mạnh nhất.

Bài tập 3 trang 64 Chuyên đề Sinh học 10: Hầu hết các enzyme trong cơ thể hoạt động tốt nhất ở khoảng 37 oC. Ở nhiệt độ thấp, chúng vẫn hoạt động nhưng chậm hơn. Các enzyme trong ruột hoạt động tốt nhất ở độ pH cao, trong khi các enzyme trong dạ dày hoạt động tốt nhất ở độ pH thấp vì dạ dày có tính acid. Hãy cho biết điều kiện pH phù hợp để các chế phẩm enzyme hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt trong cơ thể.

Trả lời:

Các enzyme trong mỗi bộ phận của hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu ở pH nhất định. Để sản xuất các chế phẩm enzyme hỗ trợ tiêu hóa, cần phải lưu ý khả năng xúc tác của enzyme trong điều kiện pH của mỗi cơ quan. Cụ thể:

Cơ quan

Enzyme xúc tác

Tác dụng

pH

Dạ dày

Pepsin

Phân giải protein

1,5 – 3,1

Lipase

Phân giải lipid

6,0

Chymosin

Phân giải sữa

4,0

Ruột non

Trypsin

Phân giải protein

7,9 – 8,0

Chymotrypsin

8,0

Carboxypolypeptidase

8,0

Lipase

Phân giải lipid

6,8

Amylase

Phân giải carbohydrate

7,1

Bài tập 4 trang 64 Chuyên đề Sinh học 10: Khi nói về cơ chế hoạt động của enzyme thì mỗi loại enzyme có thể liên kết với một cơ chất phù hợp. Khi enzyme tiếp xúc với cơ chất có thể biến đổi để phù hợp với cơ chất đó. Khi cơ chất được khóa hoàn toàn và ở đúng vị trí thì quá trình xúc tác bắt đầu. Điều nào trong các trình bày trên đúng với mô hình "khóa và chìa khóa" (được giới thiệu lần đầu năm 1894) và đúng với mô hình khớp cảm ứng?

Trả lời:

- Mô hình "khóa và chìa khóa": Khi cơ chất được khóa hoàn toàn và ở đúng vị trí thì quá trình xúc tác bắt đầu.

- Mô hình khớp cảm ứng: Khi enzyme tiếp xúc với cơ chất, enzyme có thể biến đổi để phù hợp với cơ chất đó.

Bài tập 5 trang 64 Chuyên đề Sinh học 10: Enzyme pectinase là một nhóm enzyme thủy phân pectin được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp nước giải khát, sản phẩm của quá trình thủy phân pectin là acid galacturonic, galactose, arabinose, methanol,… Đưa pectinase vào khâu nghiền quả sẽ làm tăng hiệu suất nước quả sau khi ép lên tới 15 – 25%. Pectin trong mô quả làm khối quả nghiền sẽ có trạng thái keo, do đó khi ép dịch quả không thoát ra được. Nhờ pectinase phân giải các cơ chất pectin làm chất chiết trong dịch bào dễ thoát ra ngoài hơn, làm tăng hiệu suất chiết. Hãy giải thích vì sao dịch quả trong suốt, không bị đục và lọc sẽ dễ dàng hơn.

Trả lời:

- Pectin trong mô quả làm khối quả nghiền sẽ có trạng thái keo, do đó, khi ép dịch quả không thoát ra được mà làm cho dịch quả bị đục.

- Enzyme pectinase là một nhóm enzyme thủy phân pectin tạo ra acid galacturonic, galactose, methanol,… Nhờ pectinase phân giải các cơ chất pectin nên chất chiết trong dịch bào dễ thoát ra ngoài hơn, làm tăng hiệu suất chiết dịch quả, làm cho dịch quả trong hơn và giảm độ keo nên lọc dễ hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Sinh lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường

Bài 11: Vi sinh vật trong phân hủy các hợp chất

Bài 12: Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường

Ôn tập chuyên đề 3

Bài 1: Khái quát về công nghệ tế bào

1 3,317 08/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: