Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử | Chuyên đề dạy thêm Hoá học 10

Tài liệu Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Hoá học lớp 10.

1 269 21/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

A. PHẦN LÍ THUYẾT

I. ĐỀ TỰ LUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT

1.1. Phần tự luận

Câu 1: Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:

a) Ag+ + Fe2+ Ag + Fe3+

b) 3Hg2+ + 2Fe 3Hg + 2Fe3+

c) 2As + 3Cl2 2AsCl3

d) Al+ 6H++ 3NO3→ Al3++ 3NO2+ 3H2O

Câu 2: Nước oxi già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H2O2).

a) Từ công thức cấu tạo H–O–O–H, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử.

b) Nguyên tử nguyên tố nào gây nên tính oxi hóa của H2O2. Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử minh họa.

Câu 3: Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích ethanol (C2H5OH) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Viết phương trình đốt cháy ethanol tạo thành CO2 và H2O. Phản ứng này có phải là phản ứng oxi hóa – khử hay không? Nó thuộc loại phản ứng cung cấp hay tích trữ năng lượng?

Câu 4: Trong môi trường acid, anion dichromate (Cr2O72-) có màu da cam sẽ bị khử thành cation Cr3+ có màu xanh. Phản ứng này được sử dụng để kiểm tra nồng độ ethanol trong hơi thở của tài xế. Trong máy kiểm tra hơi thở, K2Cr2O7 sẽ oxi hóa ethanol (C2H5OH) thành ethanal (CH3CHO), nên có sự đổi màu từ da cam sang xanh theo phương trình hóa học:

3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Xác định chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên?

Câu 5: Trong không khí ẩm, Fe(OH)2 màu trắng xanh chuyển dần thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ:

Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3

a) Hãy xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa.

b) Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.

c) Dùng mũi tên biểu diễn sự chuyển electron từ chất khử sang chất oxi hóa.

Câu 6: Xét phản ứng sản xuất Cl2 trong công nghiệp:

NaCl + H2O NaOH + Cl2 + H2

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa. Chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Câu 7: Viết các quá trình nhường hay nhận electron của các biến đổi trong các dãy sau:

a) S–2 S0 S+4 S+6 S+4

b) N–3 N0 N+2 N+4 N+5 N+2

Câu 8: Một số loại xe ô tô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa một lượng nhất định hợp chất ion sodium azide bị phân hủy rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Viết PTHH của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong NaN3.

Câu 9: Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:

Phản ứng Fe2O3 + CO Fe + CO2 xảy ra trong quá trình luyện gang từ quặng hematite là phản ứng…(1)…vì có sự thay đổi…(2)…của các nguyên tố C và Fe. CO là…(3)…, trong đó C+2…(4)…electron và Fe2O3 là…(5)…, trong đó mỗi Fe+3…(6)…electron.

Câu 10: Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học dưới đây:

a) 2HNO3 + 3H3AsO3 2NO + 3H3AsO4 + H2O

b) NaI + 3HOCl NaIO3 + 3HCl

c) 2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 10CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

d) 6H2SO4 + 2Al Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

1.2. Đáp án phần tự luận

Câu 1: Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:

a) Ag+ + Fe+2 Ag + Fe+3

b) 3Hg+2 + 2Fe 3Hg + 2Fe+3

c) 2As + 3Cl2 2AsCl3

d) Al+ 6H++ 3NO3→ Al+3+ 3NO2+ 3H2O

Đáp án:

a) Ag+ + Fe+2 Ag + Fe+3

- Chất K: Fe+2 (số oxi hóa tăng +2 +3);

chất OXH: Ag+ (số oxi hóa giảm +1 +3)

- Ag+ + 1e Ag (QT K); Fe+2 Fe+3 + 1e (QT OXH)

b) 3Hg+2 + 2Fe 3Hg + 2Fe+3

- Chất K: Fe (số oxi hóa tăng 0 +3);

chất OXH: Hg+2 (số oxi hóa giảm +2 0)

- Hg+2 + 2e Hg (QT K); Fe0 Fe+3 + 3e (QT OXH)

c) 2As + 3Cl2 2AsCl3

- Chất K: As (số oxi hóa tăng 0 +3);

chất OXH: Cl (số oxi hóa giảm 0 –1)

- Cl2 + 2.1e 2Cl (QT K); As0 As+3 + 3e (QT OXH)

d) Al+ 6H++ 3NO3→ Al+3+ 3NO2+ 3H2O

- Chất K: Al (số oxi hóa tăng 0 +3);

chất OXH: NO3 (số oxi hóa giảm +5 +4)

- N+5 + 1e N+4 (QT K); Al0 Al+3 + 3e (QT OXH)

Câu 2: Nước oxi già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H2O2).

a) Từ công thức cấu tạo H–O–O–H, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử.

b) Nguyên tử nguyên tố nào gây nên tính oxi hóa của H2O2. Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử minh họa.

Đáp án:

a) H+1O1O1H+1

b) Nguyên tử O1– gây nên tính oxi hóa của H2O2.

O–1 + 1e O–2 (QT K)

Câu 3: Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích ethanol (C2H5OH) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Viết phương trình đốt cháy ethanol tạo thành CO2 và H2O. Phản ứng này có phải là phản ứng oxi hóa – khử hay không? Nó thuộc loại phản ứng cung cấp hay tích trữ năng lượng?

Đáp án:

C22H5OH+ 3O02t02C+4O22+ 3H2O

Do có sự thay đổi số oxi hóa của C và O, nên phản ứng trên thuộc phản ứng oxi hóa – khử. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cung cấp năng lượng.

Câu 4: Trong môi trường acid, anion dichromate (Cr2O72) có màu da cam sẽ bị khử thành cation Cr3+ có màu xanh. Phản ứng này được sử dụng để kiểm tra nồng độ ethanol trong hơi thở của tài xế. Trong máy kiểm tra hơi thở, K2Cr2O7 sẽ oxi hóa ethanol (C2H5OH) thành ethanal (CH3CHO), nên có sự đổi màu từ da cam sang xanh theo phương trình hóa học:

3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Xác định chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên?

Đáp án:

Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử lớp 10

Câu 5: Trong không khí ẩm, Fe(OH)2 màu trắng xanh chuyển dần thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ:

Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3

a) Hãy xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa.

b) Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.

c) Dùng mũi tên biểu diễn sự chuyển electron từ chất khử sang chất oxi hóa.

Đáp án:

a) Fe+2(OH)2C.K+O02C.OXH+H2OFe+3(O2H)3

b) Fe+2 Fe+3 + 1e (QT OXH);

O02+ 2.2e → 2O2(QT K)

c)Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử lớp 10

Câu 6: Xét phản ứng sản xuất Cl2 trong công nghiệp:

NaCl + H2O NaOH + Cl2 + H2

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa. Chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Đáp án:

Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử lớp 10

Câu 7: Viết các quá trình nhường hay nhận electron của các biến đổi trong các dãy sau:

a) S–2 S0 S+4 S+6 S+4

b) N–3 N0 N+2 N+4 N+5 N+2

Đáp án:

a) S–2 S0 S+4 S+6 S+4

+ S–2 S0 + 2e;

+ S0 S+4 + 4e;

+ S+4 S+6 + 2e;

+ S+6 + 2e S+4.

b) N–3 N0 N+2 N+4 N+5 N+2

+ N–3 N0 + 3e;

+ N0 N+2 + 2e;

+ N+2 N+4 + 2e;

+ N+4 N+5 + 1e;

+ N+5 + 3e N+2.

Câu 8: Một số loại xe ô tô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa một lượng nhất định hợp chất ion sodium azide bị phân hủy rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Viết PTHH của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong NaN3.

Đáp án:

Na+1N1/33Na0+N02(đây là phản ứng oxi hóa – khử do có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Na và N).

Câu 9: Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:

Phản ứng Fe2O3 + CO Fe + CO2 xảy ra trong quá trình luyện gang từ quặng hematite là phản ứng…(1)…vì có sự thay đổi…(2)…của các nguyên tố C và Fe. CO là…(3)…, trong đó C+2…(4)…electron và Fe2O3 là…(5)…, trong đó mỗi Fe+3…(6)…electron.

Đáp án:

(1) oxi hóa – khử; (2) số oxi hóa; (3) chất khử; (4) nhường 2; (5) chất oxi hóa; (6) nhận 3

Câu 10: Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học dưới đây:

a) 2HNO3 + 3H3AsO3 2NO + 3H3AsO4 + H2O

b) NaI + 3HOCl NaIO3 + 3HCl

c) 2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 10CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

d) 6H2SO4 + 2Al Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Đáp án:

Chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử lớp 10

1.3. Phần trắc nghiệm (30 câu)

Câu 1: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

A. Hóa trị.

B.Điện tích.

C. Khối lượng.

D. Số hiệu nguyên tử.

Câu 2: (Đề THPT QG - 2018) Nguyên tố chromium (Cr) có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?

A. Cr(OH)3.

B.Na2CrO4.

C. Cr2O3.

D. NaCrO2.

Câu 3: Chromium(VI) oxide là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hóa mạnh. Số oxi hóa của chromium (Cr) trong oxide trên là:

A. 0.

B.+6.

C. +2.

D. +3.

Câu 4: Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa –3 là:

A. 1.

B. 3.

C.2.

D. 4.

Câu 5: Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4. Số oxi hóa của nguyên tử S trong các phân tử trên lần lượt là:

A. 0, +6, +4, +4, +6.

B. 0, +6, +4, +2, +6.

C. +2, +6, +6, –2, +6.

D.–2, +6, +6, –2, +6.

Câu 6: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (Fe) trong Fe2O3 là:

A.+3.

B. +6.

C. –3.

D. –6.

Câu 7: Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen (N) trong ammonia là:

A. +3.

B.–3.

C. +1.

D. –1.

Câu 8: Cho các chất sau: Cl2, HCl, NaCl, KClO3, HClO4. Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là:

A. 0, +1, +1, +5, +7.

B.0, –1, –1, +5, +7.

C. 1, –1, –1, –5, –7.

D. 0, 1, 1, 5, 7.

Câu 9: Iron có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(OH)3.

B. FeCl3.

C.FeSO4.

D. Fe2O3.

Câu 10: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số mol.

B.Số oxi hóa.

C. Số khối.

D. Số proton.

Câu 11: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận

A.electron.

B. neutron.

C. proton.

D. cation.

Câu 12: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất

A. nhường electron.

B.nhận electron.

C. nhận proton.

D. nhường proton.

Câu 13: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hoá - khử?

A. HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O.

B. N2O5 + H2O 2HNO3.

C.2HNO3 + 3H2S 3S + 2NO + 4H2O.

D. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.

Câu 14: (Đề THPT QG - 2015) Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?

A.CaCO3 CaO + CO2.

B. 2KClO3 2KCl + 3O2.

C. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O.

D. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O.

Câu 15: Trong phản ứng hóa học: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2; mỗi nguyên tử Fe đã

A.nhường 2 electron.

B. nhận 2 electron.

C. nhường 1 electron.

D. nhận 1 electron.

Câu 16: Trong các phản ứng hóa học: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2, chất oxi hóa là:

A.H2O.

B. NaOH.

C. Na.

D. H2.

Câu 17: Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hóa học:

Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2

Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất

A. NaCl.

B. Br2.

C. Cl2.

D.NaBr.

Câu 18: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của ammonia (NH3)?

A. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O.

B.NH3 + HCl NH4Cl.

C. 2NH3 + 3Cl2 6HCl + N2.

D. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O.

Câu 19: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

Số phân tử nitric acid (HNO3) đóng vai trò chất oxi hóa là:

A. 8.

B. 6.

C. 4.

D.2.

Câu 20: Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là K2SO4, MnSO4, H2SO4 và H2O). Nguyên nhân là do

A. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2.

B.SO2 đã khử KMnO4 thành Mn+2.

C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6.

D. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn+2.

Câu 21: Sản xuất gang trong công nghiệp bằng các sử dụng khí CO khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng sau: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2. Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là

A. Fe2O3.

B.CO.

C. Fe.

D. CO2.

Câu 22: Bromine vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử trong phản ứng nào sau đây?

A.3Br2 + 6NaOH 5NaBr + NaBrO3 + 3H2O.

B. Br2 + H2 2HBr.

C. 3Br2 + 2Al 2AlBr3.

D. Br2 + 2KI I2 + 2KBr.

Câu 23: (Đề TSCĐ - 2014)Cho phương trình hóa học:

aAl + bH2SO4 cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a: b là

A. 1: 1.

B. 2: 3.

C.1: 3.

D. 1: 2.

Câu 24: (Đề TSĐH A - 2009) Cho phương trình phản ứng:

Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là:

A.46x – 18y.

B. 45x – 18y.

C. 13x – 9y.

D. 23x – 9y.

Câu 25: (Đề TSĐH A - 2010) Trong phản ứng:

K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O.

Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là

A. 3/14.

B. 4/7.

C. 1/7.

D.3/7.

Câu 26: (Đề TSĐH B - 2014) Cho phản ứng:

SO2 + KMnO4 + H2O K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là:

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 27: Cho các phản ứng sau:

(a) SO3 + H2O H2SO4;

(b) CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O;

(c) C + H2O CO + H2;

(d) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O;

(e) Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2;

(g) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.

Số phản ứng oxi hóa – khử là

A. 2.

B.3.

C. 4.

D. 5.

Phản ứng oxi hóa – khử: (c), (e) và (g).

Câu 28: Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) CaCO3 CaO + CO2;

(b) CH4 C + 2H2;

(c) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O;

(d) 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.

Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử là

A.1.

B. 2.

C. 2.

D. 4.

Phản ứng kèm sự thay đổi số oxi hóa: (b).

Câu 29: (Đề TSĐH B - 2009) Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2 PbCl2 + Cl2 + 2H2O.

(b) 2HCl + 2HNO3 2NO2 + Cl2 + 2H2O.

(c) 2HCl + Zn ZnCl2 + H2.

(d) HCl + NH4HCO3 NH4Cl + CO2 + H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A.2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Phản ứng HCl thể hiện tính khử: (a) và (b).

Câu 30: Calcium chloride dùng trong điện phân để sản xuất calcium kim loại và điều chế các hợp kim của calcium. Với tính chất hút ẩm lớn, calcium chloride được dùng làm tác nhân sấy khí và chất lỏng. Do nhiệt độ đông đặc thấp nên dung dịch calcium(II) chloride được dùng làm chất tải lạnh trong các hệ thống lạnh,… Ngoài ra, calcium chloride còn được làm chất keo tụ trong hóa dược và dược phẩm hay trong công việc khoan dầu khí.

1. Trong phản ứng tạo thành calcium(II) chloride từ đơn chất:

Ca + Cl2 CaCl2.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.

B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.

C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.

D.Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

2. Phản ứng nào sau đây có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố calcium?

A. Ca(OH)2 + CuCl2 Cu(OH)2 + CaCl2.

B.CaCl2 Ca + Cl2.

C. 3CaCl2 + 2K3PO4 Ca3(PO4)2 + 6KCl.

D. CaO + 2HCl CaCl2 + H2O.

1.4. Đáp án phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

B

C

D

A

B

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

C

A

A

A

D

B

D

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

C

A

D

B

A

A

D, B

Câu 27: Phản ứng oxi hóa – khử: (c), (e) và (g).

Câu 28: Phản ứng kèm sự thay đổi số oxi hóa: (b).

Câu 29: Phản ứng HCl thể hiện tính khử: (a) và (b).

II. TỔNG ÔN LÍ THUYẾT CHƯƠNG 4 (40 CÂU)

Câu 1: (Đề THPT QG - 2018) Số oxi hóa của chromium (Cr) trong hợp chất K2Cr2O7 là:

A. +2.

B. +3.

C.+6.

D. +4.

Câu 2: Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là:

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm chuyên đề dạy thêm Hoá học 10 hay, chi tiết khác:

Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chuyên đề Liên kết hóa học

Chuyên đề Năng lượng hóa học

Chuyên đề Tốc độ phản ứng hóa học

Chuyên đề Nguyên tố nhóm VIIA – nhóm Halogen

1 269 21/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: