Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời kì trung đại

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời kì trung đại sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 11.

1 912 lượt xem


Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời kì trung đại

1. Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979)

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 49

Câu hỏi trang 49 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3:

- Trình bày thân thế, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.

Trình bày thân thế, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh

Lời giải:

+ Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, quê ở làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay la Gia Viễn, Ninh Binh). Cha của ông là Đinh Công Trứ - nha tướng dưới thời Dương Đình Nghệ, nắm giữ chức Thứ sử Hoan Châu. Đinh Bộ Lĩnh sớm tỏ ra là người thông minh, có khí phách và tài thao lược.

+ Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt sau khi chính quyền nhà Ngô suy yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã sử dụng những phương pháp quân sự, vận động và liên kết, để lần lượt thu phục các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ.

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) và trị vì đất nước từ năm 968 cho đến khi qua đời (năm 979).

Câu hỏi trang 49 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3:

- Đánh giá vai trò của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc.

Đánh giá vai trò của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc

Lời giải:

- Đinh Bộ Lĩnh có nhiều đóng góp lớn với lịch sử dân tộc:

+ Đinh Bộ Lĩnh là người có công lao chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt.

+ Trong thời gian trị vì, Đinh Bộ Lĩnh đã cho thi hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực nhằm: ổn định và phát triển đất nước; tổ chức bộ máy chính quyền của nhà nước độc lập và thiết lập quan hệ bang giao với các nước láng giềng.

2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

Câu hỏi trang 50 Chuyên đề Lịch Sử 11: Trình bày thân thế, sự nghiệp của Lê Thánh Tông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát Hình 4 và rút ra nhận xét về đóng góp của ông đối với dân tộc.

 

Trình bày thân thế, sự nghiệp của Lê Thánh Tông qua khai thác thông tin, tư liệu

Lời giải:

- Thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông:

+ Lê Thánh Tông là con thứ tư của vua Lê Thái Tông, tên huý là Lê Tư Thành. Ông lên ngôi năm 1460, khi 18 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470, đổi niên hiệu là Hồng Đức.

+ Trong 38 năm trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đã từng bước đưa triều Lê sơ phát triển đến đỉnh cao.

- Những đóng góp chính của vua Lê Thánh Tông đối với lịch sử dân tộc:

+ Tiến hành công cuộc cải cách đất nước một cách toàn diện, trên nhiều lĩnh vực từ: hành chính, luật pháp, quân sự - quốc phòng, kinh tế đến văn hóa - giáo dục,… đưa vương triều Lê sơ phát triển đến đỉnh cao.

+ Mở rộng bờ cõi Đại Việt.

+ Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa lớn, ông và các văn thần trong Hội Tao đàn đã để lại nhiều tác phẩm thơ ca có giá trị, như: Hồng Đức quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca, Minh Lương cẩm tú, Cổ tâm bách vịnh,…

Xem thêm giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 hay Cánh diều, chi tiết khác:

II. Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay

I. Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

III. Một số danh nhân quân sự Việt Nam

IV. Một số danh nhân văn hóa Việt Nam

V. Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

1 912 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: