Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Kết nối tri thức): Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

Với giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Bài 6.

1 2,045 23/11/2022


Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

MỞ ĐẦU

Câu hỏi trang 41 Chuyên đề KTPL 10: Em cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt": Kể về các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và chia sẻ bài học rút ra từ hành vi vi phạm đó.

Trả lời

- Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam: mua bán ma túy; xâm hại tình dục trẻ em; cố ý đập phá tài sản cá nhân của người khác; trộm cướp; công nhiên chiếm đoạt tài sản; ...

- Bài học rút ra từ những hành vi vi phạm pháp luật hình sự: không được thực hiện những hành vi vi phạm pháp pháp luật hình sự.

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm pháp luật hình sự và các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, đó là: bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo về trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tội phạm và hình phạt.

Trường hợp 2. M đã sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải nhiều nội dung sai sự thật, xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân. M bị Toà án nhân dân tuyên phạt 7 năm tù về tội phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự y".

Câu hỏi:

1/ M đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? M đã phải gánh chịu hậu quả
pháp lí gì?

2/ Pháp luật hình sự có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Trả lời

Yêu cầu số 1:

- M đã có hành vi vi phạm pháp luật: sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải nội dung sai sự thật, xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân.

- M đã phải gánh chịu hậu quả: M bị Toà án nhân dân tuyên phạt 7 năm tù về tội phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Yêu cầu số 2: Vị trí, vai trò của pháp luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam:

-  Pháp luật hình sự là công cụ quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Để thực hiện vai trò này, các quy phạm pháp luật hình sự do Nhà nước ban hành đã xác định cụ thể những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và quy định hình phạt áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thực hiện các tội phạm đó..

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, tình huống sau để trả lời câu hỏi:

1. Cơ sở của trách nhiệm hình sự: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự).

2. Thấy N (18 tuổi) tham gia đua xe, A (18 tuổi) đi theo cỗ vũ. Nhìn thấy công an, N phỏng xe bỏ chạy và đâm vào người qua đường làm nạn nhân bị xây xát nhẹ. N và A cùng bị bắt. A bị xử phạt vi phạm hành chính do hành vi cổ vũ đua xe trái phép. N bị đưa ra xét xử vì phạm tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi:

1/ Hành vi vi phạm pháp luật của A và N đã gây tác hại như thế nào đối với xã hội?

2/ Vì sao N bị đưa ra xét xử, còn A chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính?

3/ Em hãy chỉ ra các dấu hiệu sau trong hành vi vi phạm pháp luật của N

- Tính nguy hiểm cho xã hội

- Tính có lỗi

- Tính trái pháp luật

- Tính chịu hình phạt.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Hành vi của N và A đã gây ra tác hại đối với xã hội như sau:

+ Hành vi tham gia đua xe trái phép của N là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và cho chính bản thân.

+ A cổ vũ đua xe trái phép là khuyến khích hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thống, xâm phạm trật tự xã hội.

Yêu cầu số 2:

- A có hành vi cổ vũ đua xe trái phép (không quy định trong Bộ luật Hình sự) - là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, do đó A chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

- N tham gia đua xe trái phép (quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự) – hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị đưa ra xét xử theo pháp luật hình sự.

Yêu cầu số 3: Các dấu hiệu sau trong hành vi vi phạm pháp luật của N:

+ Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đua xe trái phép có thể gây tai nạn cho bản thân và cho những người tham gia giao thông, gây ách tắc giao thông.

+ Tính có lỗi: N chủ động thực hiện hành vi đua xe dù biết đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm.

+ Tình trái pháp luật hình sự: hành vi đua xe trái phép được quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự.

+ Tính chịu hình phạt: N bị đưa ra xét xử theo Điều 226 Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi trang 44 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, tinh huống sau để trả lời câu hỏi:

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mắt khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của minh, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự - tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Đang đi trên đường, A bỗng bị D - một người mắc bệnh tâm thần lao vào đánh, khiển A bị thương nặng.

3. Do mâu thuẫn cá nhân, H và N cùng 21 tuổi đã đánh nhau, N bị thương nặng. Qua điều tra, H bị đưa ra truy tố về tội cố ý gây thương tích. ở tội có ý gây thương tích.

Câu hỏi:

1/ D và H có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không? Vì sao?

2/ Em hãy nêu những căn cứ để xác định một người có hay không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trả lời

Yêu cầu số 1:

- D không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình vì D là một bệnh nhân tầm thần không có năng lực trách nhiệm hình sự.

- H phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình vì H đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Yêu cầu số 2: Căn cứ để xác định một người có/ không có năng lực hình sự:

- Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

- Khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của người thực hiện hành vi.

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Công ty A kí hợp đồng mua nguyên liệu của ông B đề sản xuất. Do ông B không giao hàng đúng thời hạn khiến Công ty A bị thiệt hại. Theo hợp đồng, ông B phải bồi thưởng toàn bộ thiệt hại cho Công ty A.

2. Ông S là người nghiện, thường xuyên sử dụng ma tuý. Ông S bị công an bắt khi đang vận chuyển ma tuý nên đã bị đưa ra xét xử và Toà án tuyên phạt 2 năm tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự).

Câu hỏi:

1/ Trong hai trường hợp trên, ai là người phạm tội? Vì sao?

2/ Em hãy nêu một ví dụ về trách nhiệm hình sự.

Trả lời

Yêu cầu số 1:

-  Ông B không phải là người phạm tội, ông B chỉ vi phạm hành chính và đền bù thiệt hại bằng tiền.

- Ông S là người phạm tội. Vì ông S sử dụng ma túy, ông S bị bắt khi đang vận chuyển ma túy và bị tuyên phạt tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự.

Yêu cầu số 2: Ví dụ về trách nhiệm hình sự: Anh B thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên anh B dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Trong trường hợp này, anh B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào đầu chị H) để nhằm chiếm đoạt tài sản (lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H) và thực tế là B đã lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H, do đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 và bị phạt 3 năm tù.

Câu hỏi trang 45 Chuyên đề KTPL 10: Phân tích trường hợp của ông S (ở nội dung trách nhiệm hình sự) để trả lời câu hỏi:

1/ Việc Toà án kết tội ông S nhằm mục đích gì?

2/ Theo em, hình phạt có phải là sự trừng phạt đối với người phạm tội không? Vì sao?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Việc Tòa án kết tội ông S nhằm mục đích: trừng phạt người phạm tội, cải tạo họ thành những người có ích hơn cho xã hội; đồng thời răn đe mọi người không được phạm tội.

Yêu cầu số 2: Theo em, hình phạt không chỉ là sự trừng phạt đối với người phạm tội mà còn nhằm mục đích ngăn ngừa họ phạm tội mới, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, răn đe mọi người không được phạm tội.

2. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

Câu hỏi trang 46 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật Hình sự).

2. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

3. V (17 tuổi) và H (19 tuổi) yêu nhau. Vĩ V có thai nên hai người quyết định tổ chức đám cưỡi và về chung sống. Hàng xâm nói V và H phạm tội tạo hơn vì cả hai chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định tội tảo hôn. Do đó, V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện

Câu hỏi:

1/ Yêu cầu tuân thủ pháp luật được thể hiện như thế nào trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 31 Hiến pháp?

2/ Vì sao V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn?

3/ Tại sao pháp luật hình sự cần có nguyên tắc pháp chế?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Yêu cầu về pháp luật được thể hiện trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoảng 1 Điều 31 Hiến pháp:

- Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự;

- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Yêu cầu số 2: V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn vì: trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định tội tảo hôn.

Yêu cầu số 3: Pháp luật hình sự cần có nguyên tắc pháp chế vì: đây là nguyên tắc đảm bảo tính nghiêm minh triệt để của Luật Hình sự Việt Nam. Thể hiện ở việc xét xử hình sự phải đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội, hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Câu hỏi trang 47 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người đều binh đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội". Cụ thể hoá nguyên tắc hiến định này, khoản 6 Điều 3 Bộ luật Hình sự quy định: "Mọi người phạm tội đều binh đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tinh, dân tộc, tin ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".

2. C và P (nữ) cùng tham gia đua xe trái phép, cả hai cùng nhóm đua xe bị bắt. Thấy P lo lắng, C an ủi: Bạn là nữ mà pháp luật ưu ái phụ nữ nên bạn không phải chịu hình phạt đầu.

Câu hỏi:

1/ Theo em, ý kiến của C đúng hay sai? Vì sao?

2/ Vì sao pháp luật hình sự cần có nguyên tắc bình đẳng?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Theo em, ý kiến của C là sai. Vì: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, … nên P vẫn phải chịu hình phạt như mọi người.

Yêu cầu số 2: Pháp luật hình sự cần có nguyên tắc bình đẳng vì: mọi người đều được hưởng quyền lợi, lợi ích như nhau nên khi chịu phạt cũng cần phải có sự bình đẳng như nhau, không ai bị phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào.

Câu hỏi trang 48 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hiến định được thể hiện tại nhiều điều trong Hiến pháp. Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự quy định: "Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm". Bộ luật Hình sự còn dành hẳn Chương XV quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chữ của công dân.

2. Tức giận vì bị bà H làm đơn tố cáo việc gia đình minh xây nhà lẫn chiếm đất, ông C đã đánh bà H bị thương nặng. Qua điều tra của cơ quan có thẩm quyền, ông C bị bắt và đưa ra xét xử về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật Hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự).

3. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015, nhiều văn bản của các cá nhân, tổ chức được gửi đến Ban soạn thảo để góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định trong dự thảo luật. Nhiều ý kiến hợp li đã được Ban soạn thảo ghi nhận.

Câu hỏi:

1/ Trong trường hợp trên, pháp luật hình sự đã bảo vệ quyền tố cáo của bà H như thế nào? Ông C đã bị xử lí về các tội danh nào?

2/ Việc các cá nhân, tổ chức tham gia góp ý xây dựng Bộ luật Hình sự chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Trong trường hợp trên, pháp luật hình sự đã bảo vệ quyền tố cáo của bà H: qua điều tra thì ông C đã bị bắt và đưa ra xét xử.

- Ông C đã bị xử lí về các tội danh: xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Yêu cầu số 2: Việc cá nhân, tổ chức tham gia góp ý xây dựng bộ luật Hình sự chứng tỏ: quyền dân chủ của công dân trong tất cả các mặt của đời sống xã hội được thực hiện.

Câu hỏi trang 48 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Chị M phạm tội nhưng được Toà án cho hoãn chấp hành hình phạt vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

2. Anh T bị Toà án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh T rất ăn năn, hối hận và thành khẩn khai bão. Trong khi chở thi hành án, anh T đã cứu được 2 trẻ em bị đuổi nước. Nhờ vậy, anh T được miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự ở trường hợp 1 và 2.

2/ Nêu ví dụ thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:  Sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo:

- Trường hợp 1: nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện cho tội phạm (chị M) nuôi con nhỏ, giúp em bé nhận được đầy đủ sự quan tâm của mẹ khi còn nhỏ và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

- Trường hợp 2: cần có nguyên tắc nhân đạo trong quá trình xử lí vì anh T đã biết ăn năn hối lỗi và thực hiện những việc tốt giúp ích cho xã hội trong quá trình thi hành án.

Yêu cầu số 2: Ví dụ về việc thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự:

- Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

- Phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định. Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Câu hỏi trang 49 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau đễ trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nhìn thấy B đi cùng M, T nghĩ B đã xen vào tình yêu giữa minh và M. Vì vậy, T luôn nuôi ý định trả thù B và tuyên bố sẽ có ngày cho B một bài học. Lo sợ vì lời đe doạ của T, B tố cáo T với cơ quan công an. Qua điều tra, cơ quan công an kết luận: Ý định “cho B một bài học" không phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì thế T không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi:

1/ Em hãy đưa ra căn cứ để khẳng định T không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2/ Tại sao khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần dựa trên nguyên tắc hành vi? Nêu ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Căn cứ để khẳng định T không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: luật hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tư tưởng của họ mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm đối với hành vi cụ thể.

Yêu cầu số 2:

- Khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần dựa trên nguyên tắc hành vi vì: hành vi là thứ có thể cân đo, đong đếm được còn suy nghĩ thì không. Chúng ta chỉ có thể xác định tội danh khi người đó thực hiện hành vi gây ra hậu quả gì đấy đối với người khác.

- Ví dụ về nguyên tắc hành vi: A có âm mưu gọi người đánh B vì B mượn tiền A đến hạn không trả. Tuy nhiên, A chưa kịp thực hiện âm mưu đó thì B đã báo công an để bảo vệ sự an toàn của bản thân. Qua điều tra, cơ quan công an kết luận A không vi phạm pháp luật hình sự, vì A chưa thực hiện hành vi phạm tội.

Câu hỏi trang 50 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau đề trả lời câu hỏi:

1. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thầy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự).

2. Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu minh trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng.

3. Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, Y tá P đã phát nhằm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc.

4. Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lấn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi.

Câu hỏi:

1/ A, y tá P và anh C, ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

2/ Em hãy chỉ ra lỗi trong hành vi của A và y tá P trong các trường hợp trên.

3/ Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự. Nêu ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:  

- A, y tá P bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi vi phạm của mình, xâm hại tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

- Anh C không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì anh C không có lỗi. Tai nạn xảy ra là hậu quả của việc phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường của xe đi ngược chiều.

Yêu cầu số 2:

- A bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì A có lỗi. Lỗi của A là cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.

- Y tá P bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì y P có lỗi. Lỗi của y tá P là vô ý do cẩu thả, gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

Yêu cầu số 3:

* Sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự

- Sự cần thiết của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự dựa trên cơ sở:

+ Lỗi là một trong bốn dấu hiệu bắt buộc phải có trong hành vi phạm tội của tội phạm (tỉnh nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt). Lỗi phản ánh tỉnh chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

+ Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, khi hành vi đó được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Lỗi là một trong những cơ sở của trách nhiệm hình sự, không có lỗi thì không có tội.

- Ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi thể hiện: Nguyên tắc có lỗi không cho phép quy tội khách quan, có nghĩa là không truy cứu trách nhiệm hình sự một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi chưa xác định được lỗi của họ, không được xác định tội danh và xem xét hậu quả để xác định hình phạt khi chưa xác định lỗi của người phạm tội, bảo đảm đúng người, đúng tội, tránh làm oan cho người vô tội.

- Ví dụ minh họa: Vì muốn có tiền để đánh bạc nên anh H đã đến nhà anh B giả vờ hỏi mượn xe máy loại xe Wave trị giá 15 triệu đồng để đi thăm người ốm. Khi anh B cho H mượn xe thì anh H đã đi xe máy này đến cửa hàng mua bán xe máy và bán được 5 triệu đồng và H lấy số tiền này để đánh bạc.

Câu hỏi trang 51 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Tình huống. A và B bị công an bắt vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác trong một vụ án (theo Điều 134 Bộ luật Hình sự). Sau khi xem xét tinh chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B, Toà án đã quyết định A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hinh phạt nhẹ hơn A.

Câu hỏi:

1/ Vì sao A và B chịu mức hình phạt khác nhau? Điều đó thể hiện sự phản hoá như thể nào trong trách nhiệm hình sự?

2/ Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong việc áp dụng hình phạt đối với tội phạm.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: A và B chịu mức phạt khác nhau vì: hành vi của A (trực tiếp gây thương tích cho nạn nhân) có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi của B (giúp sức cho A). Vì vậy, mức hình phạt A phải chịu nặng hơn so với B.

Yêu cầu số 2:

A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hinh phạt nhẹ hơn A.

Yêu cầu số 2: Sự cần thiết của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở: trách nhiệm hình sự phải được xác định đúng cho từng người phạm tội, hình phạt áp dụng cho người phạm tội cụ thể phải tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của người phạm tội. Có như vậy, chức năng giáo dục của luật hình sự mới được hiện thực.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 51 Chuyên đề KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về tội phạm? Vi sao?

a. Tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.

b. Một hành vi bị coi là tội phạm khi có dấu hiệu lỗi và gây nguy hiểm cho xã hội.

c. Trong một số trường hợp, hành vi đe doạ sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

d. Đối với mỗi tội danh, người phạm tội sẽ bị áp dụng nhiều hình phạt chính.

e. Hình phạt được áp dụng dựa trên hậu quả của hành vi phạm tội.

g. Mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội.

Trả lời:

- Nhận định a. Không đồng tình. Vì chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới là tội phạm.

- Nhận định b. Không đồng tình. Vì một hành vi bị coi là tội phạm phải có đủ bốn dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tỉnh có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt.

- Nhận định c. Đồng tình. Vì: nếu hành vi đe doạ đó có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện thi hành vi đó cũng được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ Điều 133 Bộ luật Hình sự - tội đe doạ giết người.

- Nhận định d. Không đồng tình. Vì: đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

- Nhận định e. Không đồng tình. Vì: khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhấn thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Nhận định g. Không đồng tình. Vì hình phạt ngoài mục đích trừng trị người phạm tội, còn có mục đích giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm | tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Luyện tập 2 trang 52 Chuyên đề KTPL 10: Hãy chỉ ra tác hại và hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự sau:

a. Đua xe trái phép.

b. Trộm cắp tài sản của công dân.

c. Trả thù người tố cáo.

d. Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

e. Vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

Trả lời

- Hành vi a. Hành vi đua xe trái phép không chỉ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của các cá nhân tham gia, nó còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng, xã hội. Việc đua xe trái phép là hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đô thị. Từ đó có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân khác trong xã hội.

- Hành vi b.

- Gây thiệt hại về tài sản.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của con người.

- Ngoài những thiệt hại về sức khoẻ hoặc tài sản có thể xác định được như đã nêu trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi trộm cắp tài sản gây ra, như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội; gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định.

- Hành vi c. Người tố cáo bị trả thù, trù dập, bị xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thậm chí mất việc làm nhưng không được bảo vệ hiệu quả. Những vấn đề trên làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, làm hạn chế khả năng phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước.

- Hành vi d. Hành vi này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng xã hội, làm hoang mang dư luận, lôi kéo bè phái, tạo cơ hội cho phe bạo động nổi lên; gây mất trật tự an toàn xã hội; ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước.

- Hành vi e. Hậu quả của tội phạm vận chuyển trái phép hành hóa, tiền tệ qua biên giới đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 52 Chuyên đề KTPL 10: Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

- Trường hợp a. Q (14 tuổi) đẩy cửa, không nhìn thấy một cậu bé đang trốn sau cánh cửa, làm cậu bé ngã gãy chân, tỉ lệ thương tích 15%.

- Trường hợp b. O (15 tuổi) thiếu tiền chơi điện tử nên rủ T lấy cắp xe đạp trị giá 3 triệu đồng để bán lấy tiền.

- Trường hợp c. Do mâu thuẫn cá nhân, N (16 tuổi) đã đánh bạn bị thương (tỉ lệ thương tích 9%).

- Trường hợp d. Phát hiện chiếc xe Dream (trị giá 8 triệu đồng) trước cổng nhà một người dân, Y (16 tuổi) bẻ khoả lẫy cấp xe, còn H (14 tuổi) đứng cảnh giới.

Trả lời:

- Trường hợp a. Trường hợp của Q không phải chịu trách nhiệm hình sự do không có lỗi.

- Trường hợp b. O phải chịu trách nhiệm hình sự do có hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự.

- Trường hợp c. N không phải chịu trách nhiệm hình sự vì: việc gây thương tích cho người khác dưới 11% chỉ bị phạt hành chính do chưa gây tổn thương đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Trường hợp d. Y sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự do thực hiện hành vi bẻ khoá, lấy cắp xe; H (14 tuổi) do đứng cảnh giới nên không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị xử lí vi phạm pháp luật hành chính theo quy định.

Luyện tập 4 trang 52 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự Việt Nam được áp dụng trong các trường hợp sau:

a. Do cải tạo tốt trong quá trình thi hành án, anh Do phạt và ra tù sớm trước thời hạn 2 năm. năm anh D được xét giản t giảm thời gian chấp hành hình

b. A và B bị công an bắt vi cùng phạm tội trộm cắp tài sản trong một vụ án. Sau khi xem xét tính chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B. Toà án đã quyết định A và B phải chịu mức hình phạt khác nhau tương ứng với hành vi phạm tội của mình.

c. T tố cáo với cơ quan công an ông H có ý định chiếm đoạt ngôi nhà gia đình mình đang ở. Xem xét đơn tố cáo của T, cơ quan công an kết luận không có cơ sở pháp li để khởi tố vụ án.

d. Bác sĩ V là người có năng lực, luôn tìm tòi phương pháp mới để điều trị cho bệnh nhân. Một lần, bác sĩ V tự tin thử nghiệm kết quả nghiên cứu của mình nhưng bệnh nhân đã bị tử vong do phản ứng thuốc. Bác sĩ V bị truy cứu trách nhiệm hình sự với lỗi vô ý làm chết người.

e. Ông N bị Toà án kết tội vi giam giữ người trái pháp luật.

Trả lời

- Trường hợp a. Nguyên tắc nhân đạo.

- Trường hợp b. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, nguyên tắc pháp chế.

- Trường hợp c. Nguyên tắc hành vi.

- Trường hợp d. Nguyên tắc có lỗi.

- Trường hợp e. Nguyên tắc dân chủ.

Luyện tập 5 trang 53 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy phân tích tác hại, hậu quả có thể xảy ra nếu Y, N thực hiện ý định của mình.

a. Để có tiền chơi điện tử, Y có ý định trộm xe đạp bán lấy tiền.

b. Muốn có tiền tiêu xài nên N định giúp B mang chiếc xe máy ăn trộm đi tiêu thụ hộ để được trả tiền công như B đã hứa.

Trả lời:

a. Trộm cắp là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Nếu thực hiện ý định, Y sẽ phạm tội trộm cắp tài sản và có thể bị phạt tù theo quy định của pháp luật. Đây là ý định sai, Y không nên thực hiện.

b. Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi vi phạm pháp luật hình sự quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự và phải chịu trách nhiệm pháp lí, có thể là bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. N không nên thực hiện ý định này.

Luyện tập 6 trang 53 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cùng bạn đóng vai đề đưa ra lời khuyên cho S và Ph trong các tình huống sau:

a. Trên đường đi học về, S và các bạn phát hiện hai thanh niên đang loay hoay phá khoá để lấy xe máy trước cửa hàng điện thoại. S muốn kêu to để mọi người xung quanh biết nhưng các bạn kéo S đi vì sợ bị đánh.

b. Biết Ph thích chiếc điện thoại đời mới nhưng không có tiền, ông M (một người nghiện ma tuý) đã bảo nếu Ph đi giao ma tuý giúp ông, ông sẽ cho tiền mua điện thoại.

Trả lời:

- Tình huống a. Lời khuyên: Nếu là S, em sẽ chạy đi nói với người lớn hoặc mọi người xung quanh để mọi người phát hiện tội phạm kịp thời mà bản thân cũng không sợ bị đánh, trả thù.

- Tình huống b. Lời khuyên: Nếu là Ph em sẽ không thực hiện hành vi giúp ông M vì đây là hành vi tội phạm, nếu thực hiện sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự thích đáng.

VẬN DỤNG

Vận dụng 1 trang 53 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy viết bài chia sẻ quan điểm cá nhân về vai trò của pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo:

Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN).

- Với một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta, Bộ luật hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

- Luật hình sự còn có nhiệm vụ giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

- Giúp răn đe tội phạm và hạn chế tội phạm mới xuất hiện; là hình phạt thích đáng dành cho tội phạm từng mức độ nghiêm trọng.

- Giúp tìm ra tội phạm, định tội đúng người và trừng phạt thích đáng đối với từng tội phạm.

Vận dụng 2 trang 53 Chuyên đề KTPL 10: Trong thời gian chấp hành án tù tại trại giam, anh X thật sự ăn năn, hối lỗi về việc làm của mình nền tích cực học tập, tự giác chấp hành nội quy sinh hoạt, lao động của trại giam. Anh đã được giảm án 3 năm tù và được ra tù trước thời hạn.

Em hãy viết một đoạn văn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về trường hợp anh X.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Hành vi của anh X sau khi bị nhận án phạt cho thấy rằng a X đã biết lỗi sai của mình và chân thành hối lối, anh cũng đã rất cố gắng học tập, chấp hành bản án, hết mình sửa sai để có thể trở thành một công dân tốt hơn cho xã hội. Đây là một hành vi đáng được tuyên dương. Anh X được giảm án tù và ra tù trước thời hạn một phần là nhờ vào sự cố gắng thay đổi bản thân của anh, một phần là vì nguyên tắc nhân đạo trong bộ luật hình sự. Quyết định giảm án cho anh X cho thấy rằng, nhà nước ta rất nhân đạo trong việc tạo điều kiện, cơ hội cho công dân.

Xem thêm lời giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Hôn nhân

Bài 3: Gia đình

Bài 4: Những vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ

Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên

1 2,045 23/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: