Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Tình yêu

Với giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Tình yêu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Bài 1.

1 1,621 22/11/2022


Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Tình yêu

MỞ ĐẦU

Câu hỏi trang 5 Chuyên đề KTPL 10: Em cùng các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh - ai đúng": Nêu những câu ca dao, tục ngữ về tình yêu.

Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về tình yêu qua những câu ca dao, tục ngữ đó?

Trả lời

- Một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu:

(1) Bao giờ cho gạo bén sàng? / Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh?

(2) Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen / Em được thì cho anh xin/ Hay là em để làm tin trong nhà.

(3) Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

(4) Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

(5) Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

- Suy nghĩ, cảm nhận của em về những câu ca dao đó:

+ Tình yêu là một loạt cảm xúc, một loạt trạng thái tâm lý vui buồn đan xen, trong đó nỗi nhớ chính là biểu hiện nổi bật nhất.

+ Tình yêu là sự pha trộn lẫn lộn giữa ngọt ngào và đắng cay. Khi tình cảm được đáp trả thì hạnh phúc, nhưng khi bị từ chối, khi chia ly, lúc giận hờn không tránh khỏi tổn thương, đau khổ

+ Một tình yêu chân thành sẽ không có vụ lợi, toan tính mà chỉ có hy sinh và mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho đối phương. 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

KHÁM PHÁ

1. Thế nào là tình yêu và tình yêu cân chính?

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc đoạn trích trong câu chuyện "Cô gái đến từ hôm qua" đề trả lời câu hỏi:

Tóm tắt: “Cô gái đến từ hôm qua” là câu chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại của cậu học trò tên Thư. Thuở nhỏ, Thư học cùng và chơi thân với cô bé hàng xóm Tiểu Li. Mặc dù rất thân nhau nhưng Thư thường bắt nạt Tiểu Li. Sau này gia đình Tiêu Li chuyển đi nơi khác, Thư rất buồn và mong chờ một ngày nào đó sẽ được gặp lại cô bé. Lúc học trung học phổ thông. Thư đem lòng say mê Việt An - cô bạn cùng lớp xinh đẹp. Nếu lúc còn bé, Thư luôn tự hào mình là một đứa con trai thông minh, có thể dễ dàng bắt nạt và sai khiến Tiểu Li thì khi lớn lên, Thư luôn khổ sở vì bị Việt An 'xỏ mũi" và "quay như quay dễ". Nhưng cuối cùng, điều bất ngờ kì diệu đã xảy ra với đôi bạn trẻ...

“Cứ mỗi lần nhớ đến Tiều Ly, tôi như chìm vào một lớp khói sương lãng đãng giữa mộng và thực, giữa nhớ và quên, giữa kí ức và tưởng tượng. Và trong mớ hỗn độn mơ hồ đó bao giờ cũng hiện lên lung linh những sắc màu, những cảnh vật của một tuổi thơ đong đầy kỉ niệm, một tuổi thơ đã ra đi và không ngừng quay trở lại. Tiểu Ly vừa xa vời như những câu chuyện cổ lại vừa gần kề như những sớm mai. Trong trạng thái mơ màng êm dịu đó, tôi chậm rãi kề cho Việt An nghe về Tiểu Ly.

Đang say sưa kể, tôi bất chợt nhìn lên và lập tức im bặt. Mặt Việt An tái xanh và đâu đó trong khoé mắt lấp lánh những giọt lệ chực trào ra... Một cơn gió lướt qua mang theo những cánh hoa dại và rắc lên mái tóc óng mượt của Việt An những chấm vàng li ti khiến một vài cánh bướm cứ ngần ngơ lui tới chập chờn. Tôi cũng ngần ngơ như cánh bướm kia, nhưng khác với chúng, tôi không bay lượn chung quanh Việt An mà lặng lẽ và hồi hộp đi vòng tới trước mặt nó. Tôi nhẹ nhàng cầm tay Việt An - lần đầu tiên tôi cầm tay nó. Nó nhẹ nhàng vén tóc lên và tôi sững sờ nhận ra trên vầng trán đáng yêu kia cải vết sẹo quen thuộc thuở nào, một vệt thẫm nhờ nhờ nằm lặng lẽ và bình yên sau mái tóc... Tôi thẫn thờ chạm tay vào vết sẹo trên trán Việt An và cảm thấy bàng hòang như chạm vào kỉ niệm, cứ sợ nó tan đi như một giấc mơ. Và tôi bồi hồi nói, âu yếm, thì thầm, với Việt An và với cả chính tôi: Chào Tiểu Ly, cô bạn nhỏ!”

(Nguyễn Nhật Ảnh, Cô gái đến từ hôm qua, NXB Trẻ, 2017)

Câu hỏi:

1/ Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tình yêu giữa Thư và Việt An (Tiểu Ly)
trong đoạn trích trên.

2/ Nêu một số quan niệm về tình yêu mà em biết.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Suy nghĩ của em: tình yêu giữa Thư và Việt An là một tình yêu nhẹ nhàng, giản dị và vô cùng ngọt ngào, trong đó có xen lẫn cảm giác bồi hồi, nhớ nhung và hồi hộp khi gặp lại người mình thương trong quá khứ

Yêu cầu số 2: Một số quan niệm về tình yêu mà em biết:

- Tình yêu là sự gắn bó dồng điệu giữa hai người nam và nữ.

- Tình yêu là tìmh cảm của hai người khác giới, họ hiểu nhau và dễ dàng tha thứ cho nhau.
- Tình yêu là sự rung cảm giữa hai người khác giới, tưh nguyện hiến dâng cho nhau, họ có mong muốn được sống bên nhau.

- Tình yêu là tình cảm giữa hai người khác giới rất thiêng liêng và họ muốn giành hạnh phúc cho nhau.

- Tình yêu là chất kích thích làm cho người ta sảng khoái vui tươi nhưng cũng có khi là thứ chất độc làm cho con người ủ dột, mềm yếu.

- Tình yêu là con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại cho gia đình hạnh phúc và cũng có thể là sự đau khổ.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. T là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, thông minh nhưng bị câm điếc bẩm sinh. Một lần vào trang mạng dành cho người khuyết tật, cô bắt gặp P, chàng trai Pháp cũng bị tật nguyền như mình. Họ đã dùng ngôn ngữ kí hiệu qua cử chỉ của bàn tay để trò chuyện. Cùng với thời gian, mối quan hệ gữa hai người ngày càng tiến triển, từ quen biết sơ sơ trở thành tình bạn, rồi từ tình bạn biến thành tình yêu ngày càng sâu sắc. Khát khao vượt qua thế giới ảo để gặp người yêu trong đời thực, P đã đề dành tiền, mua vé máy bay từ Pa-ri tới Thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã nhận ra T ngay giữa đám đông chen chúc ở sân bay. Họ bật khóc trong vòng tay nhau. Sau thời gian tìm hiểu, đám cưới đã diễn ra cho một chuyện tình giữa hai con người tật nguyền nhưng có tình yêu vẹn nguyên, cao đẹp.

Câu hỏi:

1/ T và P đã vượt qua những khó khăn gì để đến được với nhau?

2/ Tình yêu giữa T và P có phải là tình yêu chân chính không? Vì sao?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Những khó khăn mà T và P đã vượt qua: khó khăn về giao tiếp vì cả hai người đều là người khuyết tật và không có chung ngôn ngữ; khó khăn về khoảng cách địa lý…

Yêu cầu số 2: Tình yêu giữa hai người là tình yêu chân chính. Vì, cả hai người đã trải qua thời gian làm quen và tiến triển từ tình bạn lên tình yêu, họ đã vượt qua nhiều khó khăn, để có thể gặp nhau, giữa họ có sự đồng cảm và một tình yêu cao đẹp.

2. Một số điều cần tránh trong tình yêu

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc câu chuyện sau để trả lời câu hỏi:

TÂM SỰ NGƯỜI TRONG CUỘC

Mình đã tự hứa là sẽ không yêu ở tuổi học trò nhưng đã không giữ được lời hứa ấy khi va vào tiếng sét ái tình với một bạn nam có nụ cười toả nắng. Đó là những ngày tháng chúng mình đắm say trong tình yêu, tưởng như cả thế giới chỉ còn hai đứa. Cứ lúc nào rảnh rỗi là chúng mình lại tìm cách gặp nhau hoặc nhắn tin cho nhau, có khi nửa đêm chưa ngủ. Có lần chúng minh còn trốn học đi chơi. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, những rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Đó là khi bạn ấy thấy minh nói chuyện có vẻ thân mật với một bạn trai khác. Bạn ấy đã đòi chia tay, khiến mình phải hạn chế tiếp xúc với các bạn khác giới. Sau này mình mới hiểu, nếu thu hẹp thế giới trong phạm vi hai người, mình sẽ bỏ phí đi những điều tốt đẹp ở những người khác trong thế giới mênh mông này. Cả hai đứa đều học hành sa sút khi việc yêu đương, giận hờn ngốn khá nhiều thời gian. Bị bố mẹ, thầy cô trách móc, mình đã suýt rơi vào trạng thái trầm cảm. Và rồi bạn ấy có tình cảm với bạn khác trong khi đang yêu mình. Phát hiện ra điều này, trái tim mình như bị bóp nghẹt trong nỗi đau không thể nói thành lời. Nhưng minh đã đủ dũng khi để quyết định dừng lại. Thật may là mình đã kịp tỉnh táo để không vượt quá giới hạn.

Mặc dù những tháng ngày bên nhau mang đến nhiều kỉ niệm đẹp, nhưng chúng mình còn quá trẻ để chịu trách nhiệm với nhau. Minh tin rằng, tình yêu thật sự sẽ đến đúng người, đúng thời điểm, khi chúng mình đã đủ trưởng thành.

Câu hỏi:

1/ Các bạn trong tâm sự trên đã mắc phải sai lầm gì trong tình yêu?

2/ Tại sao nhân vật chính trong câu chuyện lại quyết định chấm dứt mối tình của mình?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Các bạn trong tâm sự trên đã mắc phải một sô sai lầm trong tình yêu, cụ thể là:

+ Yêu quá sớm trong giao đoạn tuổi học trò;

+ Yêu mà quên đi chuyện học hành, trốn học;

+ Giận hờn tốn khá nhiều thời gian khiến việc học hành sa sút.

Yêu cầu số 2: Nhân vật chính trong câu chuyện quyết định chấm dứt mối tình của mình là vì: người yêu có tình cảm với bạn khác trong khi vẫn đang yêu mình - đây là một sựu lừa dối trong tình yêu, thể hiện một tình yêu không chân chính.

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 trang 8 Chuyên đề KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Nếu không có sự hoà hợp về tâm hồn và khát khao gần gũi, chia sẻ thì đó không phải là tình yêu đôi lứa.

b. Không nên quan hệ tình dục khi không có ý định gắn bó cùng nhau lâu dài.

c. Quan hệ tình dục sớm là điều hoàn toàn bình thường, nhất là trong xã hội hiện đại.

d. Tuổi học trò mà không yêu thì thật là đáng tiếc!

Trả lời

- Ý kiến a. Đồng tình. Vì nếu không gần gũi chia sẻ, hòa hợp sẽ không có cảm giác thân thuộc, việc chia sẻ khiến hai người hiểu nhau hơn từ đó yêu nhau nhiều hơn.

- Ý kiến b. Đồng tình. Vì: quan hệ tình dục có thể gây nhiều hệ lụy và khi không có ý định gắn bó cùng nhau thì càng không nên làm điều đó.

- Ý kiến c. Không đồng tình. Vì: quan hệ tình dục sớm khi tình yêu chưa đủ chín, chưa đủ trưởng thành, bản thân sẽ không biết cách giải quyết hậu quả của những hệ luy khi quan hệ tình dục gây ra.

- Ý kiến d. Không đồng tình. Vì: tuổi học trò là khoảng thời gian chúng ta dành để học hành, chuẩn bị hành trang cho tương lai, còn rất nhiều thời gian, hãy để bản thân đủ trưởng thành, chín chắn, khi đó tình yêu sẽ lâu bền hơn.

Luyện tập 2 trang 8 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật sau:

a. Cho rằng mình đã gặp được tình yêu “sét đánh", S liền tỏ tinh ngay lập tức với một bạn nữ mới làm quen qua mạng.

b. K yêu tới hai người cùng một lúc vì cho rằng làm thế đề dự phòng, nhỡ một trong hai người rời bỏ mình thì vẫn còn người yêu thương mình.

c. Mặc dù nhiều bạn chê người yêu của H không xinh, nhà nghèo nhưng H vẫn luôn bảo vệ người yêu mình, vì theo H đó là cô gái giàu nghị lực, học giỏi và tốt bụng.

d. Q luôn yêu cầu người yêu phải nghe theo mình mọi việc và cho rằng, đó mới là sự hòa hợp trong tình yêu.

Trả lời

- Trường hợp a. Hành vi của S là hơi vội vàng, vì chưa tìm hiểu về đối phương, chưa gặp gỡ vì yêu qua mạng mà đã tỏ tình, đến khi tìm hiểu không hợp nhau sẽ làm phí thời gian của cả hai.

- Trường hợp b. Hành vi của K là hành vi không đúng, thể hiện một tình yêu không chân chính, K đã lừa dối cả hai bạn, K quá tham lam trong tình yêu và không yêu thật lòng.

- Trường hợp c. Tình yêu của H là một tình yêu chân chính. H đã bỏ qua những suy nghĩ của người khác và luôn bảo vệ người yêu mình.

- Trường hợp d. Quan niệm về tình yêu của Q là không đúng, yêu là tôn trọng nhau và cho nhau sự thoải mái chứ không phải là sự kiểm soát nhau.

Luyện tập 3 trang 9 Chuyên đề KTPL 10: Em sẽ xử lí như thế nào nếu là các bạn trong những tình huống sau:

- Tình huống a. Trong lớp, Q rất quý C vì C học giỏi, lại thường giúp đỡ Q. Một lần, Q được C tặng bưu thiếp, trong đó có viết dòng chữ “Tớ yêu cậu”. Q cũng không rõ tình cảm mình dành cho C có phải là tình yêu không nên rất bối rối, không biết phải làm thế nào.

- Tình huống b. Vội làm quen và yêu một người qua mạng xã hội nhưng khi gặp mặt, B nhận thấy người đó có nhiều điểm không phù hợp nên đã nói lời chia tay. Tuy nhiên, người đó vẫn tìm mọi cách theo đuổi và đe dọa khiến B rất lo sợ nhưng không biết phải làm gì.

- Tình huống c. D và T là đôi bạn gái thân thiết. Gần đây, D thấy T có những biểu hiện rất lạ: quan tâm quá mức tới D (nắm tay, vuốt tóc, ôm, tặng quà, ghen tức khi thấy D nói chuyện thân mật với các bạn nam, …). D rất ngại ngần, không biết nên ứng xử như thế nào với T.

Trả lời

- Tình huống a. Vì chưa rõ tình cảm của mình dành cho C có phải tình yêu không, Q nên thể hiện thái độ bình thường với C, nói rõ với C về tình cảm của mình và mong C hãy giữ mối quan hệ ở mức tình bạn để tập trung vào học tập. Nếu sau này, tình bạn đó trở thành tình yêu thì là điều đáng quý, nếu không, hai người cũng có một tình bạn đẹp.

- Tình huống b. Nếu là B, em sẽ chia sẻ điều đó với những người đáng tin cậy (bố mẹ, thầy, cô giáo…) để nhờ sự trợ giúp. Em cũng sẽ lưu lại những bằng chứng về sự đe dọa của người đó để có cách bảo vệ bản thân.

- Tình huống c. D nên nói chuyện thẳng thắn, chân thành với T

Luyện tập 4 trang 9 Chuyên đề KTPL 10: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong mỗi trường hợp sau?

a. B rất thích một bạn cùng lớp nhưng bạn ấy không thích mình nên cảm thấy rất đau khổ vì điều đó.

b. Một bạn cùng lớp tỏ tình khiến G cảm thấy rất khó chịu và định công khai chuyện này lên mạng xã hội.

c. Đ và V yêu nhau nhưng bố mẹ hai bên đều ngăn cấm quyết liệt với lí do: Các bạn đang học lớp 10, việc yêu đương sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập. Hai bạn lên kế hoạch bỏ học, trốn nhà đi làm thuê ở một nơi thật xa.

d. P và Q yêu nhau khi đang học lớp 10. Vì mải yêu đương nên cả hai đều học hành sa sút.

Trả lời

- Trường hợp a. Bạn B nên chia sẻ với những người thân thiết (bố/ mẹ/ bạn thân…), viết nhật kí về những cảm xúc của mình để vơi đi cảm giác buồn. Mặt khác, B cũng nên suy nghĩ theo hướng tích cực rằng: bạn đó không thích B nhưng sẽ có những bạn khác phù hợp và quý mến B.

- Trường hợp b. G không nên công khai chuyện đó lên mạng xã hội, vì mọi người đều có quyền bày tỏ tình yêu của mình, nếu G không thích thì từ chối chứ không nên công khai chuyện đó lên mạng xã hội vì nên tôn trọng quyền riêng tư của nhau.

- Trường hợp c. Khuyên các bạn Đ và V không nên làm thế vì sẽ có những hệ lụy không tốt. Nếu bỏ đi thật xa, các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, như: không có tiền bạc, người thân, gia đình; phải lao động vất vả; khi sống chung có khả năng sẽ dẫn tới mang thai ngoài ý muốn khi cả 2 còn quá trẻ… Vì vậy, 2 bạn nên nghe lời khuyên đúng đắn của người lớn, tập trung học tập để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

- Trường hợp d. P và Q có thể yêu nhau nhưng vẫn nên đặt việc học lên hàng đầu, không nên quá đắm chìm vào việc yêu đương và quên học, hãy để tình yêu làm động lực và giúp đỡ nhau học tốt hơn.

VẬN DỤNG

Vận dụng 1 trang 9 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy viết một bài thuyết trình bày tỏ suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò.

Trả lời

(*) Tham khảo:

- Người ta thường nói "mối tình năm 17 tuổi là mối tình đi suốt cuộc đời bạn” có lẽ là sẽ đúng. Một mối tình ngây thơ, khờ dại tuổi học trò, một tình yêu tinh khiết, trong sáng. Chắc có lẽ mỗi chúng ai cũng sẽ trải qua mối tình năm 17 tuổi này. Có người cho rằng mối tình tuổi học trò này không tốt, cũng có người cho rằng đây là một tình yêu chân thành nhất của con người, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này

- Định nghĩa tình yêu tuổi học trò:

+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và đơn giản

+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu ngộ ngĩnh với nhất những biểu hiện chân thành

+ Tình yêu tuổi học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng nhau dạo chơi, …

- Mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu học trò:

* Tích cực:

+ Về mặt tâm lí: Đây là một trong những lộ trình phát triển bản thân và giúp hoàn thiện tâm lí bản thân hơn; Tình yêu tuổi học trò sẽ giúp con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm hơn; Giúp hoàn thiện một cách, lối sống và suy nghĩ hơn

+ Về mặt học tập: Giúp giải tỏa phiền muộn và bớt căng thẳng hơn trong học tập; Giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi và cố gắng học để không thua kém người kia; Có một người bạn tri kỉ, chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui

* Mặt tiêu cực:

+ Sao nhãng việc học hành: khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn.Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít, đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì còn lấy đâu thời gian dành cho việc học.

+ Thiếu kinh nghiệm cuộc sống: khi nảy sinh tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy, bạn chỉ muốn dành trọn cho người đó mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chính sự non nớt trong suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai lầm, mà người chịu thiệt thòi chính là bản thân các bạn.Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.

+ Dễ để lại hậu quả về tình dục: tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện đáng buồn.

+ Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ: sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh.Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi yêu.

* Kết luận:

- Nhận thức đúng đắn về tình yêu học trò

- Nếu có yêu trong thời gian đi học thì không nên làm ảnh hưởng đến việc học tập

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 9 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về một số điều cần tránh trong tình yêu.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo

Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Tình yêu  (ảnh 1)

Xem thêm lời giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Hôn nhân

Bài 3: Gia đình

Bài 4: Những vấn đề chung của doanh nghiệp nhỏ

Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

1 1,621 22/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: