Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Ủy hội sông Mê Công (MRC)

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 11 Ủy hội sông Mê Công (MRC) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 11.

1 2333 lượt xem


Giải Chuyên đề Địa lí 11 Ủy hội sông Mê Công (MRC)

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Địa Lí 11Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi của sông Mê Công và Biển Đông hiệu quả, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã hợp tác với nhau như thế nào? Là quốc gia nằm trong khu vực sông Mê Công và có chủ quyền biển trên Biển Đông, Việt Nam có vai trò như thế nào trong các cơ chế hợp tác có liên quan?

Lời giải:

♦ Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi của sông Mê Công và Biển Đông hiệu quả, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã hợp tác với nhau thông qua Ủy hội sông Mê Công và hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông.

- Các chương trình hợp tác của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để khai thác và bảo vệ nguồn lợi của sông Mê Công gồm:

+ Chương trình nông nghiệp và thủy lợi.

+ Chương trình quản lí hạn hán.

+ Chương trình môi trường.

+ Chương trình thủy sản.

+ Chương trình giao thông thủy.

- Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thực hiện hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông gồm:

+ Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên: khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên du lịch biển, bảo vệ tài nguyên biển.

+ Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải.

+ Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng: hợp tác trong kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

♦ Là quốc gia nằm trong khu vực sông Mê Công và có chủ quyền biển trên Biển Đông, Việt Nam có vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác có liên quan, cụ thể:

- Vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công:

+ Quản lí, giám sát tài nguyên xuyên biên giới

+ Lồng ghép hoạt động của Ủy hội và các hợp tác đa phương, song phương.

+ Xây dựng các chiến lược của Ủy hội

+ Đàm phán, kí kết bộ Quy chế sử dụng nước, thúc đẩy các chương trình, dự án của Ủy hội.

- Vai trò của Việt Nam trong hợp tác hòa bình khai thác Biển Đông:

+ Trong hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên: hợp tác khai thác thủy sản, hợp tác khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên du lịch biển, bảo vệ tài nguyên biển.

+ Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

+ Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng.

1. Khái quát về lưu vực sông Mê Công

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Địa Lí 11Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công

Lời giải:

♦ Vị trí, phạm vi:

- Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

- Sông Mê Công có chiều dài khoảng 4763 km. Đây là con sông dài thứ 12 thế giới và thứ 3 châu Á.

♦ Đặc điểm lưu vực:

Diện tích lưu vực:

+ Sông Mê Công được chia thành khu vực:thượng nguồn ở Trung Quốc, Mianma và khu vực hạ lưu ở các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

+ Tổng diện tích lưu vực sông Mê Công là 810.000 km2,

- Đặc điểm tự nhiên:

+ Lưu lượng trung bình hàng năm là 475km3, có sự phân mùa: mùa lũ ở thượng nguồn vào mùa xuân hoặc đầu hạ; mùa lũ ở hạ lưu kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11.

+ Lưu vực có mức đa dạng sinh học lớn thứ 2 thế giới.

- Đặc điểm dân cư - xã hội:

+ Hạ lưu sông Mê Công có hơn 65 triệu người sinh sống, thuộc hơn 100 nhóm dân tộc với nền văn hóa đa dạng;

+ Tốc độ đô thị hóa nhanh có nhiều đô thị lớn.

- Đặc điểm kinh tế:

+ Sông Mê Công có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên lưu vực sông. Điều này được thể hiện qua việc: cung cấp nguồn nước tưới, đảm bảo an ninh cho ngành trồng trọt; Khu vực sông Mê Công là một trong những ngư trường nội địa lớn nhất thế giới; là một trong những tuyến đường thủy nội địa quan trọng; đồng thời, sông Mê Công có trữ năng thủy điện lớn và tiềm năng du lịch đang ngày càng phát triển.

+ Các quốc gia trên lưu vực sông có sự khác biệt về quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển kinh tế.

2. Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày lí do ra đời, mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công.

Lời giải:

Lí do ra đờicủa Ủy hội sông Mê Công:

+ Sông Mê Công có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trong lưu vực.

+ Sự suy giảm số lượng và chất lượng nguồn nước, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dọc theo sông Mê Công, việc xây các đập thuỷ điện trên các dòng chính và tác động của biến đổi khí hậu đang trực tiếp ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên lưu vực và sinh kế của hơn 65 triệu dân ở hạ lưu.

=> Do vậy, các nước trong khu vực cần có các giải pháp để cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì sự bền vững của hệ sinh thái trên lưu vực sông Mê Công, đảm bảo sự hài hòa, công bằng trong việc sử dụng nguồn nước sông Mê Công của tất cả các quốc gia.

=> Đến ngày 5/4/1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã kí kết “Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công” tại Chiềng Rai. Các nước đã kí nghị định thư thành lập Uỷ hội sông Mê Công (viết tắt là: MRC).

- Mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công: thúc đẩy, phối hợp quản lí và phát triển tài nguyên nước cũng như các tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia sông Mê Công và an sinh cộng đồng.

3. Một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Địa Lí 11Dựa vào thông tin mục 3, hãy giới thiệu một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công.

Lời giải:

♦ Các hoạt động chung tiêu biểu của Ủy hội sông Mê Công:

- Uỷ hội sông Mê Công là diễn đàn về ngoại giao nước và hợp tác vùng để các quốc gia thành viên cùng chia sẻ lợi ích chung về tài nguyên nước cũng như giải quyết những vấn đề xuyên biên giới trong lưu vực.

+ Uỷ hội sông Mê Công hỗ trợ kĩ thuật và xây dựng các công cụ thực hành nhằm giúp các quốc gia thành viên đưa ra được các quyết định về kế hoạch phát triển ở các quốc gia.

+ Ở cấp độ khu vực, Uỷ hội sông Mê Công giải quyết những vấn đề, thách thức và cơ hội của lưu vực sông song với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

- Uỷ hội sông Mê Công đã thông qua năm thủ tục về chất lượng nước, chia sẻ số liệu, giám sát sử dụng nước, duy trì dòng chảy và tham vấn sử dụng nước để hỗ trợ thực hiện Hiệp định sông Mê Công năm 1995.

- Uỷ hội sông Mê Công hỗ trợ quá trình quy hoạch lưu vực sông dựa trên cơ sở các nguyên tắc quản lí tổng hợp tài nguyên nước, tuân thủ nguyên tắc tối đa hóa thịnh vượng kinh tế và xã hội mà không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ sinh thái thiết yếu ở hạ lưu sông Mê Công.

♦ Các dự án quản lí tổng hợp xuyên biên giới:

- Đối thoại xuyên biên giới có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.

- Xây dựng 5 dự án song phương giữa các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Công, để đóng góp vào hợp tác khu vực và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng nước.

- Xây dựng hiểu biết chung về những vấn đề nước xuyên biên giới, tìm ra các giải pháp lâu bền để cùng hợp tác và chia sẻ những cách làm tốt nhất trong quản lí tài nguyên nước.

♦ Các sáng kiến và chương trình hợp tác:

- Các sáng kiến hợp tác tiêu biểu, gồm:

+ Sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Sáng kiến phát triển thủy điện bền vững

- Các chương trình hợp tác tiêu biểu, gồm:

+ Chương trình nông nghiệp và thủy lợi;

+ Chương trình quản lí hạn hán;

+ Chương trình môi trường;

+ Chương trình thủy sản;

+ Chương trình giao thông thủy.

- Ủy hội sông Mê Công đề xuất và xây dựng các cơ chế hợp tác với nhiều quốc gia có liên quan trong đó đặt tài nguyên nước sông Mê Công là lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất.

4. Vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa Lí 11Dựa vào thông tin mục 4, hãy nêu vai trò của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau của Ủy hội sông Mê Công (vai trò trong các hoạt động, vai trò quản lí, giám sát tài nguyên nước, vai trò xây dựng chiến lược của Ủy hội,…)

Lời giải:

♦ Nhận xét chung: Việt Nam có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của Ủy hội sông Mê Công. Điều này được thể hiện qua 5 phương diện sau đây:

- Thứ nhất: vai trò của Việt Nam trong các hoạt động của Ủy hội sông Mê Công:

+ Tích cực trong việc xây dựng một chế độ quản lí tài nguyên nước sông Mê Công.

+ Thành lập Ủy ban sông Mê Công Việt Nam nhằm quản lí tài nguyên nước theo lưu vực sông, bảo đảm hài hòa các mối quan hệ thượng - hạ lưu và quản lí các tác động xuyên biên giới trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai: vai trò đối với việc quản lí, giám sát tài nguyên xuyên biên giới:

+ Ủy ban sông Mê Công Việt Nam quản lí hoạt động hợp tác với Ủy hội sông Mê Công.

+ Việt Nam cùng Campuchia hoàn thành 2 trong số 5 sáng kiến song phương quản lí tài nguyên nước.

Thứ ba, vai trò của Việt Nam đối với việc lồng ghép hoạt động của Ủy hội và các hợp tác đa phương, song phương:

+ Tích cực tăng cường và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa Ủy hội với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng và các đối tác phát triển.

+ Thủy đẩy hợp tác với các nước khác tham gia hợp tác Mê Công, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.

- Thứ tư: vai trò xây dựng chiến lược của Ủy hội: Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong quá trình tái cấu trúc và nội vùng hóa nhằm phát triển bền vững sông Mê Công.

-Thứ năm, vai trò của Việt Nam trong đàm phán, kí kết bộ Quy chế sử dụng nước, thúc đẩy các chương trình, dự án của Ủy hội:

+ Tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vì các mục đích phi giao thông, thủy điện năm 1997.

+ Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch để khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tiếp cận phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Địa lí 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

II. Hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông

I. Tài nguyên du lịch thế giới

II. Một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới

III. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

IV. Định hướng nghề nghiệp

Xem thêm lời giải các chuyên đề Địa lí 11 Kết nối tri thức khác:

Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới

Chuyên đề 11.3: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

1 2333 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: