Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội thế giới

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 11 Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội thế giới sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 11.

1 2,462 20/09/2023


Giải Chuyên đề Địa lí 11 Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội thế giới

2. Tác động đến xã hội

Câu hỏi trang 53 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin ở mục II, hãy phân tích các tác động chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.

Lời giải:

 Tác động đến kinh tế

- Chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức và thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

+ Cách mạng 4.0 góp phần chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế tri thức, bởi: nguồn lực phát triển quan trọng nhất của cuộc cách mạng này là nhân lực có tri thức và năng lực sáng tạo công nghệ. Sản xuấtđang dịch chuyển dần từ các quốc gia có nhiều lao động kĩ năng phổ thông và tài nguyên sang những quốc gia có nhiều lao động chuyên môn cao và gần thị trường tiêu thụ.

+ Cách mạng 4.0 góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào các yếu tố đầu vào có hạn sang mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào các yếu tố đầu vào có thể phát triển liên tục như công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Cách mạng 4.0 thúc đẩy một số hànhmột số ngành kinh tế tăng trưởng mạnh, như: các ngành công nghiệp dựa vào đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao hay thương mại điện tử,...

+ Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này cũng làm cho một số ngành giảm tăng trưởng, như: các ngành sản xuất dựa vào khai thác lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Thay đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất thông minh

+ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cuộc cải cách lớn về công nghệ sản xuất, trong đó sản xuất thông minh trở thành một xu thế tất yếu.

+ Việc thay đổi phương thức sản xuất đã góp phần làm giảm chi phí và tiết kiệm thời gian sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của doanh nghiệp.

Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời và theo hướng cá nhân hoá

+ Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã có nhiều vật liệu mới, sản phẩm mới và dịch vụ mới có chất lượng và mức giá phù hợp ra đời.

+ Các sản phẩm được tạo ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng được cá nhân hoá để phù hợp với từng người tiêu dùng riêng lẻ.

Nhiều mô hình kinh tế mới đã ra đời, như: mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.

+ Mô hình kinh tế chia sẻ: là mô hình kinh tế mà tại đó các cá nhân có thể sử dụng các tài sản nhàn rỗi được sở hữu bởi các cá nhân khác thông quanền tảng internet, với một khoản tiền nhất định.

+ Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, rác thải đầu ra của ngành này trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành khác.

+ Kinh tế số: là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hoá để hướng dẫn, nâng cao phân bổ nguồn lực, mang lại tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển kinh tế - công nghệ quan trọng nhất hiện nay.

Tác động đến xã hội

Suy giảm lao động tại một số ngành:

+ Cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu đột phá về tự động hóa và sự ra đời của“côbốt” đã khiến cho một số người lao động bị thất nghiệp hoặc phải di chuyển sang lĩnh vực lao động, việc làm mới.

+ Suy giảm lao động xảy ra tại các ngành có công việc lặp đi lặp lại và đòi hỏi lao động kĩ năng thấp, như các công việc trong lĩnh vực dệt may, vận tải, bán lẻ,...

+ Một số ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn của người lao động tương đối cao nhưng lại có tính chất lặp lại như luật sư, phân tích tài chính, bác sĩ, phóng viên, kế toán, bảo hiểm hay thủ thư sẽ được tự động hóa một phần hoặc toàn bộ.

Thay đổi nội dung và kĩ năng lao động

+ Về nội dung: lao động đang chuyển dần từ lao động thủ công, lao động cơ khí sang lao động thông tin, lao động trí tuệ; thị trường lao động truyền thống ở nhiều quốc gia đã và đang bị thay đổi.

+ Về kĩ năng: sự xuất hiện của các công nghệ mới đã khiến cho yêu cầu về công việc thay đổi, các kĩ năng công việc và bản thân công việc trong từng ngành nghề cũng có những thay đổi lớn.

+ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng khiến các biên giới cứng của thị trường lao động có thể bị xoá bỏ và thay thế vào đó là những mối liên kết mới.

Gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư

+ Lao động ít kĩ năng hay có kĩ năng dễ bị người máy thay thế sẽ có thu nhập thấp.

+ Những người có ý tưởng hay kĩ năng bổ trợ cho quá trình tự động hóa và số hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh sẽ có thu nhập cao.

Gia tăng số lượng việc làm: trong Cách mạng công nghiệp 4.0, sẽ có nhiều việc làm mới tạo ra hơn so với số việc làm bị mất đi.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Địa lí 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

II. Một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới

III. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

IV. Định hướng nghề nghiệp

I. Nội dung chủ yếu

III. Một số xu hướng chính của Cách mạng công nghiệp 4.0

Xem thêm lời giải các chuyên đề Địa lí 11 Kết nối tri thức khác:

Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á

Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới

1 2,462 20/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: