Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 11 Hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 11.

1 3045 lượt xem


Giải Chuyên đề Địa lí 11 Hợp tác hòa bình trong khai thác Biển Đông

1. Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Địa Lí 11Dựa vào thông tin mục 1, hãy nêu và đánh giá các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.

Lời giải:

Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông:

+ Hợp tác về khai thác thủy sản bao gồm: hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và với các quốc gia khác.

+ Hợp tác khai thác khoáng sản, bao gồm: hợp tác khai thác dầu khí và năng lượng tái tạo.

+ Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển

+ Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển

- Đánh giá:

+ Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã có sự hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác thủy sản.

+ Trong khai thác khoáng sản các quốc gia hợp tác trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, thỏa thuận thăm dò và khai thác chung.

+ Trong khai thác tài nguyên du lịch biển biểu hiện của sự hợp tác thể hiện qua các bản thỏa thuận, ghi nhớ về phát triển du lịch tàu biển và hành lang ven biển.

+ Trong hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên các quốc gia đã hợp tác chặt chẽ cùng nhau xây dựng các cơ chế bền vững.

2. Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

Câu hỏi trang 24 Chuyên đề Địa Lí 11Dựa vào thông tin mục 2, hãy nêu và đánh giá các biểu hiện trong hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.

Lời giải:

♦ Các biểu hiện trong hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông:

- Các hợp tác được thể hiện trong Hiến chương ASEAN:

+ Các nước ASEAN thi hành các điều ước về Công ước tạo thuận lợi giao thông hàng hải quốc tế; duy trì và tổ chức các hội nghị của Nhóm công tác vận tải hàng hải ASEAN

+ Tăng cường phối hợp trong công tác vận tải biển, triển khai kế hoạch trao đổi dữ liệu điện tử tại các cảng ASEAN, hướng tới thiết lập cơ chế phối hợp quốc gia về cơ sở hạ tầng tại cảng và đường bộ để tạo ra khả năng tiếp cận tốt hơn.

+ Tăng cường kí kết các hiệp định hàng hải, vận tải biển song phương và đa phương, xây dựng mạng lưới kết nối các hoạt động cùng tham gia dịch vụ giao thông vận tải biển.

+ Hợp tác đường hàng không trên Biển Đông

- Hợp tác phát triển hành lang ven biển các tỉnh phía nam của Việt Nam với Campuchia và Thái Lan

- Các kí kết giữa ASEAN với các quốc gia Đông Á.

♦ Đánh giá: Các biểu hiện trong hợp tác phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông rất cụ thể và rõ ràng, thể hiện chi tiết trong Hiến chương ASEAN, bên cạnh đó còn cho thấy không chỉ có sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á mà còn mở rộng ra với các quốc gia Đông Á.

3. Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

Câu hỏi trang 26 Chuyên đề Địa Lí 11Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày và đánh giá các biểu hiện hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

Lời giải:

♦ Các biểu hiện hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông:

Hợp tác trong kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC): Thúc đẩy một môi trường hòa bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông, tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này một cách hòa bình và lâu dài. Tuy nhiên DOC không mang tính ràng buộc pháp lí.

Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC): Là cơ sở pháp lí hàng đầu, nhân tố quan trọng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định, an ninh cho vùng Biển Đông nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nói chung.

Các hình thức hợp tác khác:

+ Hợp tác trong việc chấp hành nghiêm túc Luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

+ Các hiệp định và biên bản ghi nhớ.

♦ Đánh giá: Các biểu hiện hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông chủ yếu là sự hợp tác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, trong đó còn tồn tại nhiều bất cập, tính hợp tác chưa cao.

Luyện tập và Vận dụng (trang 26)

Luyện tập 1 trang 26 Chuyên đề Địa Lí 11Lập bảng thể hiện các đặc điểm của lưu vực sông Mê Công theo mẫu sau vào vở:

Yếu tố

Đặc điểm

Diện tích

?

Lưu lượng và

chế độ nước

?

Sinh vật

?

Dân cư

?

Hoạt động

kinh tế

?

Lời giải:

Yếu tố

Đặc điểm

Diện tích

- Tổng diện tích lưu vực 810000 km2

Lưu lượng và

chế độ nước

- Lưu lượng trung bình hàng năm là 475 km3

- Chế độ nước phân mùa:

+ Ở thượng nguồn: mùa lũ vào mùa xuân hoặc đầu hạ.

+ Ở hạ lưu: mùa lũ kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 11.

Sinh vật

- Có mức đa dạng sinh học lớn thứ 2 thế giới với: 20000 loài thực vật, 1500 loài cá nước ngọt, 1200 loài chim, 800 loài bò sát và lưỡng cư, 430 loài động vật có vú.

Dân cư

- Hạ lưu sông có hơn 65 triệu dân sinh sống thuộc hơn 100 nhóm dân tộc.

- Tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều đô thị lớn.

Hoạt động

kinh tế

- Các hoạt động kinh tế khá đa dạng, gồm: trồng trọt; thủy sản; giao thông đường thủy; thủy điện và du lịch.

- Các quốc gia khu vực có sự khác biệt về quy mô và sự phát triển kinh tế.

Luyện tập 2 trang 26 Chuyên đề Địa Lí 11Chứng minh sự hợp tác đa dạng của Việt Nam trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và giao thông vận tải ở Biển Đông.

Lời giải:

♦ Việt Nam hợp tác đa dạng trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông:

- Hợp tác trong khai thác thủy sản: Việt Nam hợp tác nghề cá mạnh mẽ và chặt chẽ ở cả Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan cũng như các quốc gia ngoài khu vực:

+ Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, xác lập 2 nguyên tắc hợp tác đặc thù tại vùng đánh cá chung, có các chính sách phù hợp với công tác quản lí hoạt động của ngư dân tại khu vực này, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững thủy sản trên vịnh, tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

+ Việt Nam cùng Thái Lan và Campuchia lần lượt kí các hiệp định, hiệp ước về vùng nước lịch sử.

+ Việt Nam có sự hợp tác bền vững và toàn diện với Inđônêxia trong lĩnh vực biển và nghề cá.

- Hợp tác trong khai thác khoáng sản:

+ Thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác hòa bình trong khai thác chung dầu khí Việt Nam và Malaixia; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Inđônêxia; Hợp tác thăm dò địa chấn trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Philíppin và Việt Nam; Bản ghi nhớ về dự án đường ống dẫn khí xuyên Đông Nam Á.

+ Cùng các quốc gia khai thác nguồn năng lượng tái tạo trên biển đông: hợp tác trong khai thác điện gió ngoài khơi giữa Việt Nam và Đan Mạch, Pháp.

- Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển:

+ Kí thỏa thuận, bản ghi nhớ với Philíppin và Xingapo về phát triển du lịch tàu biển.

+ Kí kết hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam với Thái Lan và Campuchia.

- Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển:

+ Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

♦ Việt Nam hợp tác đa dạng trong giao thông vận tải ở Biển Đông:

- Tăng cường phối hợp công tác vận tải biển, triển khai kế hoạch trao đổi dữ liệu điện tử, phối hợp quốc gia về cơ sở hạ tầng tại cảng và đường bộ. Tăng cường kí kết các hiệp định hàng hải, vận tải biển song phương và đa phương, hợp tác đường hàng không trên Biển Đông.

- Hợp tác phát triển hành lang ven biển các tỉnh phía nam của Việt Nam với Thái Lan và Campuchia, tập trung phát triển các ngành vận tải, thương mại, du lịch.

Vận dụng trang 26 Chuyên đề Địa Lí 11Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thông tin và viết một báo cáo ngắn về vấn đề suy giảm nguồn nước của sông Mê Công ở Việt Nam.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu một trong các Hiệp định về Biển Đông được Việt Nam kí kết với các nước có chung vùng biển.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Tham khảo:

Sự suy giảm nguồn nước của sông Mê Công dẫn đến thiệt hại nặng nề cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Số lượng nước sông Mê Công từ thượng nguồn về đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 giảm 157 tỉ mét khối so với năm 2011. Còn lượng phù sa bùn cát năm 2020 giảm 14 triệu tấn so với năm 2017, tương ứng mức giảm 37%. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xâm nhập mặn gây với thiệt hại khoảng 509.804 ha diện tích cây trồng. Đồng thời, khiến 1.509.528 ha đất bị suy thoái chất lượng do giảm độ phì, 486.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt.

Sự suy giảm về lượng nước và phù sa từ sông Mê Công cũng là một trong những nhân tố gây ra hơn 2000 vụ sạt lở tại đồng bằng sông Cửu Long với thiệt hại ước tính lến đến hơn 1000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, năm 2020, trữ lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng sụt giảm 12.644 tấn với thiệt hại ước tính 770 tỉ đồng. Tại nhiều địa phương cũng phản ánh sự suy giảm về số loài và số lượng cá thể nhiều loại sinh vật, thủy sản đặc trưng.

Đáng lưu ý, chất lượng nước tại nhiều con sông, kênh, rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long đều ghi nhận tình trạng ô nhiễm - dẫn tới 84.672 ca bệnh trong giai đoạn 2016-2020, theo thống kê của ngành y tế.

Sự suy giảm nguồn nước của sông Mê Công cũng góp phần dẫn đến tình trạng hàng trăm nghìn lao động phải di dời khỏi địa phương, rời bỏ các công việc truyền thống để tìm kiếm việc làm tại các thành phố, đô thị lớn.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Địa lí 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

I. Tài nguyên du lịch thế giới

II. Một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới

III. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

IV. Định hướng nghề nghiệp

I. Nội dung chủ yếu

Xem thêm lời giải các chuyên đề Địa lí 11 Kết nối tri thức khác:

Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới

Chuyên đề 11.3: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

1 3045 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: