Chuyên đề Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Ứng phó với biến đổi khí hậu

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 10 KNTT Phần 4.

1 24,250 15/11/2022


Giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Tầm quan trọng và sự cấp bách của việc ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy giải thích tầm quan trọng và sự cấp bách của việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trả lời:

- Tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu:

+ Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc thực hiện đồng thời sẽ tăng thêm hiệu quả trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Có như vậy con người mới chủ động chung sống hòa hợp với những biến đổi của thiên nhiên.

+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là sự can thiệp của con người nhằm giảm thiểu các nguồn phát thải hoặc tăng cường sự hấp thụ các khí nhà kính.

+ Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu của con người trước các tác động của biến đổi khí hậu trong hiện tại và tương lai.

- Sự cấp bách của việc ứng phó với biến đổi khí hậu:

+ Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, tác động nặng nề đến tự nhiên và hệ sinh thái, đến kinh tế, xã hội, sức khoẻ con người. Nếu các quốc gia trên thế giới không chung tay có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thì có thể những thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra sẽ đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của xã hội con người.

+ Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vào cuối thế kỉ XXI, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 10 - 12% dân số bị ảnh hưởng và GDP có thể tổn thất khoảng 10%.

2. Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Địa lí 10:

1. Hãy hệ thống hóa các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

2. Nêu các giải pháp mà bản thân và gia đình có thể thực hiện để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Hệ thống hóa các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Chuyên đề Địa lí 10 Ứng phó với biến đổi khí hậu – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Yêu cầu số 2: Các giải pháp mà bản thân và gia đình có thể thực hiện để giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

- Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để tạo nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình.

- Sử dụng xe điện thay cho xe chạy bằng dầu, bằng xăng để giảm khí thải ra môi trường.

- Không đốt các loại chất thải như túi ni lông, các sản phẩm nhựa, cao su,…

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước, nước sinh hoạt có thể tận dụng để tưới rau, tưới vườn, tránh lãng phí nước.

- Sử dụng tiết kiệm điện, tắt và ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến.

- Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà.

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa lí 10: Hãy hệ thống hóa các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trả lời:

- Hệ thống hóa các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Chuyên đề Địa lí 10 Ứng phó với biến đổi khí hậu – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa lí 10: Vẽ sơ đồ khái quát tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động kinh tế.

Trả lời:

Sơ đồ khái quát tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động kinh tế.

Chuyên đề Địa lí 10 Ứng phó với biến đổi khí hậu – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa lí 10: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở địa phương, viết một bài báo cáo về thực trạng và để xuất các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương.

Trả lời:

Báo cáo về thực trạng và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Cà Mau

a) Thực trạng biến đổi khí hậu ở Cà Mau

- Với 3 mặt giáp biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt ăn thông ra biển, Cà Mau là một trong những tỉnh, thành phố của Việt Nam bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng.

- Tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã làm thay đổi nhiều quy luật tự nhiên của vùng đất ven biển này như: mưa nắng thất thường, thuỷ triều lên xuống không theo chu kỳ.

+ Vào mùa mưa làm sạt lở đất nghiêm trọng ở các cửa sông, ven biển, mất hàng trăm ha rừng phòng hộ.

+ Sóng biển trực tiếp uy hiếp, đe doạ vỡ đê biển Tây, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân trong khu vực.

- Phía biển Ðông tỉnh Cà Mau, tình trạng xói lở xảy ra với cường độ rất mạnh kéo dài từ cửa sông Gành Hào đến tận mũi Cà Mau, có nơi bờ biển bị xâm thực đến gần 40 m/năm.

- Ở phía đê biển Tây sạt lở đê biển đoạn chạy qua huyện U Minh giáp ranh với tỉnh Kiên Giang có nơi đã vào đến tận chân đê, sạt lở hơn 1/2 thân đê và nguy cơ vỡ đê rất cao. Nguyên nhân chính do rừng phòng hộ ven biển những khu vực này bị mất hoàn toàn, không còn khả năng chắn sóng.

- Rừng phòng hộ ven biển của Cà Mau mất khoảng trên 4 nghìn ha, trung bình mỗi năm mất khoảng 400 ha. Hiện tình hình sạt lở bờ biển gây mất rừng phòng hộ xung yếu ven biển ngày càng gia tăng.

- Dự tính đến năm 2040, nếu mực nước biển dâng 25 cm, toàn tỉnh Cà Mau sẽ có hơn 4.600 km2 đất bị ngập từ 1-1,2 m, chiếm 85,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Với mực nước biển dâng 50 cm, ứng với năm 2060-2070 toàn tỉnh sẽ có khoảng 4.476 km2 diện tích bị ngập sâu từ 1,2-1,4 m trở lên.

b) Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Cà Mau

- Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển.

- Xây dựng các khu dân cư có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa của nhân dân.

- Xây dựng chiến lược và chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu vả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

- Xây dựng Quy hoạch thủy lợi chi tiết cho tỉnh, xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.

- Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, chú ý đến loại rừng thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu trong tương lai để giảm thiếu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đa dạng hóa phát triển nông nghiệp và thủy sản, đổi lịch thời vụ để thích ứng biến đổi khí hậu.

- Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu , nước biển dâng để tất cả mọi người ý thức được tầm quan trọng và cùng nỗ lực hợp tác.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

I. Khái niệm Đô thị Hóa

II. Đô thị hóa ở các nước phát triển

III. Đô thị hóa ở các nước đang phát triển

IV. Tác động của đô thị ở các nước đang phát triển

I. Những vấn đề chung về báo cáo địa lí

1 24,250 15/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: